Nhiều trường ĐH sẽ bị ‘bóp chết’?
Một chuyên gia dự báo, ngoài yếu tố chất lượng, những món nợ khổng lồ vay của ngân hàng để mua đất, đầu tư… sẽ “ bóp chết” các trường ĐH không tuyển sinh được nay mai, do thu không đủ bù chi, do không đủ tiền để trả nợ ngân hàng…
Sau 15/11, các trường báo cáo kết quả tuyển sinh và Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để có phương án giải quyết riêng cho các trường khó tuyển (khoảng 20 trường). Ông Văn Đình Ưng – Hiệp hội các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) ngoài công lập (NCL) cho biết như vậy. Tuy nhiên, sau giờ G, còn có khá nhiều trường vẫn trong tình cảnh không gỡ nổi và có dự báo là sẽ có thể bị “bóp chết” trong nay mai do chính sách quản lý giáo dục.
Trường chờ Bộ
Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, được giới chuyên môn đánh giá là đào tạo khá nghiêm túc, chỉ tuyển được dưới 100 người học trên tổng số 600 chỉ tiêu. Một trường ĐH NCL khác ở tỉnh Hà Nam có cơ ngơi hoành tráng vào bậc đáng nể cũng chỉ tuyển sinh được hơn trăm thí sinh.
Theo quy chế Tuyển sinh hiện hành, chỉ có 1 kỳ thi trong 1 năm nên nếu muốn có 2 hay nhiều kỳ thi thì phải sửa đổi quy chế. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang gấp rút sửa đổi quy chế để có thể xem xét đề xuất của các trường về kỳ thi tuyển sinh mùa xuân. Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga
Lúc đầu, trường này cũng tuyển được khoảng 300-400 người học nhưng thấy trường rộng mênh mông lại vắng ngơ vắng ngắt, tình trạng giáo viên lèo tèo nên cả thầy cả trò đều… ra đi, khiến cả mùa tuyển sinh 2013 chỉ có hơn 100 thí sinh đến học. Đây là một trong những trường có khả năng đóng cửa cao nhất hiện nay ở khu vực phía Bắc.
Ông Văn Đình Ưng cho biết: Các trường khó tuyển hiện nay như: Lương Thế Vinh, Trưng Vương, Vĩnh Phúc, Yec Xanh, Phan Chu Trinh… vẫn đang hy vọng Bộ GD&ĐT cho thêm một kỳ thi tuyển sinh mùa xuân.
Cũng theo ông Văn Đình Ưng một ngày nào đó, Bộ GD&ĐT sẽ ra văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết T.Ư 8 về trao quyền tự chủ cho các trường ĐH. Ông Ưng khẳng định: Bộ chỉ cần sửa quy chế tuyển sinh là xong. Các trường chỉ mong tự chủ, đỡ công việc cho Bộ để Bộ tập trung vào việc khác!
Video đang HOT
Sinh viên Đại học RMIT nhận bằng tốt nghiệp ngày 26/11/2013
Vì sao?
Năm 2013, việc xác định điểm sàn theo phương thức mới đã được Bộ GD&ĐT cho là cứu cánh của các trường khó tuyển, đặc biệt khối NCL. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khoảng hơn 20 trường vẫn không tuyển đủ người học. Ông Đặng Hữu, Chủ tịch hội đồng quản trị ĐH quốc tế Bắc Hà lý giải: Với phương thức tính toán mới, Bộ GD&ĐT cho rằng, nguồn tuyển năm nay là hơn 1 triệu lượt thí sinh trên điểm sàn có thể vào học tại các trường ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, ông Đặng Hữu nói, ngay cả tính toán này cũng… ảo, vì trên thực tế, chỉ có hơn 800.000 học sinh tốt nghiệp THPT và số thí sinh tự do, dù nhiều cũng chỉ khoảng 10% con số kể trên. Dù có kỳ tuyển sinh mùa xuân, các trường cũng chưa chắc tuyển sinh thêm được, ông Đặng Hữu dự báo, vì đến thời điểm này, các thí sinh đã đi học các trường CĐ hoặc trường nghề hoặc bắt đầu ôn thi lại!
Nhiều trường ĐH sẽ bị ‘bóp chết’?
Một chuyên gia giáo dục nói: Thử hình dung, mỗi tỉnh thành phố có một trường ĐH địa phương; thậm chí một tỉnh có vài ba trường ĐH, có nhiều trường CĐ được nâng cấp lên ĐH, giáo viên không có mấy… Chuyên gia này cho biết, hằng ngày, bà nhận được những cú điện thoại từ phụ huynh học sinh phàn nàn về chất lượng thầy cô, cơ sở vật chất và hỏi xem trường có “chết” không để còn rút con em về học trường khác…
Chuyên gia này dự báo, ngoài yếu tố chất lượng, những món nợ khổng lồ vay của ngân hàng để mua đất, đầu tư… sẽ “bóp chết” các trường ĐH không tuyển sinh được nay mai, do thu không đủ bù chi, do không đủ tiền để trả nợ ngân hàng…
Và như vậy, mục tiêu của ngành GD&ĐT đề ra đến năm 2015 phải có 40% sinh viên được đào tạo từ khối các trường NCL sẽ bị phá sản.
Theo Tiền Phong
Mẹ bóp chết con trai vì quấy khóc làm phiền giấc ngủ của mình
Chỉ vì con trai quấy khóc làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bà mẹ người Trung Quốc đã nhẫn tâm bóp chết chính giọt máu của mình.
Vụ việc xảy ra ở Húc Dương, thành phố Tự Gòn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Bé trai này tên là Trương Sử Tuấn, 4 tuổi. Vào lúc 9 giờ sáng ngày 14/9, do con trai quấy khóc quá to làm mình bị tỉnh giấc, Ngô Tú Quyên nhẫn tâm siết cổ con trai hơn 10 phút cho đến khi em tắt thở.
Bé Sử Tuấn.
Sau khi xảy ra sự việc, Tú Quyên còn gọi điện cho chồng hỏi thăm tình hình công việc nhưng không hề nhắc đến chuyện của con trai. Đến 6 giờ tối, chị ta nhắn tin cho bố mình và nói con trai đã chết rồi.
Chồng Tú Quyên, anh Trương Đỗ Minh đau khổ nói: "Tôi không hiểu sao cô ta có thể giết con trai được, tôi sẽ không tha thứ cho cô ta".
Theo điều tra ban đầu, Ngô Tú Quyên không có tiền sử về bệnh thần kinh và hiện đang mang bầu ở tháng thứ 2.
Bé Sử Tuấn trong bức ảnh chụp cùng gia đình
Theo lời kể của người bố chồng là ông Trần Đức Tài, khoảng 6 giờ sáng hôm đó, Tú Quyên dậy nấu bữa sáng cho bố mẹ chồng và con trai, sau đó lại về phòng nghỉ. Sử Tuấn vừa ăn cơm vừa nghịch đũa lại còn khóc, nghe thấy vậy Tú Quyên mới ra kéo con trai về phòng, đóng cửa vào cho ăn. 7 giờ sáng, sau khi ăn cơm xong, bố chồng Tú Quyên ra đồng làm ruộng đến 1 giờ chiều mới về, khi về đến nhà thấy con dâu ngồi ăn cơm và nói rằng con trai đang ngủ.
Đến 4 giờ chiều vẫn không thấy cháu nội ra ngoài, ông Đức Tài gọi cũng không thấy cháu trả lời. Hơn 6 giờ tối, bố đẻ của Tú Quyên đến nhưng gọi thế nào Tú Quyên cũng không chịu mở cửa phòng. Ông Đức Tài vòng qua cửa sổ đằng sau nhìn vào, thấy cháu nội đang nằm bất động trên giường, ông mới dùng búa phá cửa phòng. Sờ người thấy cháu trai lạnh ngắt, nằm bất động mà con dâu lại đang ngồi cạnh nghịch điện thoại, ông Đức Tài lặng người
Theo lời nhận xét của một số người dân xung quanh, tính cách Tú Quyên có phần quái dị, hơi nóng tính, ít nói và cũng rất ít đi ra ngoài.
Tình cảm giữa vợ chồng Tú Quyên và Đỗ Minh cũng không được tốt, hai người ít khi nói chuyện. Ngay cả việc cô đang có bầu hai tháng cũng do công an nói thì Đỗ Minh mới biết.
Do Tú Quyên đang mang bầu nên công an không thể bắt đưa về đồn mà chỉ giám sát tại nhà. Vụ án vẫn đang trong giai đoạn điều tra làm rõ.
Theo Công lý
Cái bẫy của thương mại tự do Việt Nam đang có nguy cơ lớn rơi vào "cái bẫy" thương mại của Trung Quốc. Cần nhanh chóng nhận diện đối tác và "rút chân" ra khỏi cái bẫy này trước khi quá muộn. Đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách cần áp dụng một số biện pháp thương mại cứng rắn để bảo vệ nền kinh tế Việt Nam....