Nhiều trường ĐH lớn bị đình chỉ tuyển sinh
Bộ GD-ĐT vừa có kết luận đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với Trường ĐH Văn Hiến (TPHCM), Trường ĐH Đông Đô (Hà Nội) và Trường CĐ Công nghệ thông tin TPHCM cùng 12 ngành học của 4 trường ĐH là ĐH Chu Văn An, Trường ĐH Lương Thế Vinh, Trường ĐH Nguyễn Trãi và Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.
Kết luận này được đưa ra vào ngày 29-12, sau khi bộ tiến hành kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường ĐH năm 2011 theo Nghị Quyết 50 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục ĐH.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân các trường này bị đình chỉ là chưa đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất và tỉ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu.
Cụ thể, Trường ĐH Văn Hiến thành lập năm 1997, Trường ĐH Đông Đô thành lập năm 1994 nhưng đến nay vẫn phải thuê cơ sơ sở. Riêng Trường CĐ Công nghệ thông tin TPHCM có diện tích đất 0,3 ha nhưng diện tích xây dựng chỉ có 10.292 m.
Video đang HOT
Trường ĐH Văn Hiến có số lượng sinh viên là 4.947 nhưng chỉ có 52 giảng viên, tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 95,1; Trường ĐH Đông Đô có 4.276 sinh viên nhưng chỉ có 77 giảng viên, tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 55,5; Trường CĐ Công nghệ thông tin TPHCM số lượng sinh viên là 6.420 nhưng chỉ có 76 giảng viên, tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 84,5.
Bộ GD-ĐT cũng kết luận đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với 12 ngành học của 4 trường ĐH. Theo đó, Trường ĐH Chu Văn An bị đình chỉ tuyển sinh 4 ngành là kỹ thuật xây dựng công trình, tiếng Anh, tiếng Trung, Việt Nam học. Trường ĐH Lương Thế Vinh bị đình chỉ 4 ngành là công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ thực phẩm, bảo vệ thực vật, khoa học thư viện. Trường ĐH Nguyễn Trãi bị đình chỉ tuyển sinh 2 ngành kỹ thuật xây dựng công trình, kinh tế. Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng bị đình chỉ tuyển sinh 2 ngành kế toán và quản trị kinh doanh. Các ngành học này bị đình chỉ là do thiếu giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tỉ lệ sinh viên/giảng viên cao.
Bộ GD-ĐT khuyến cáo đến năm 2013, các trường bị đình chỉ tuyển sinh không khắc phục được các điều kiện bảo đảm chất lượng thì sẽ xem xét đình chỉ hoạt động giáo dục, các ngành bị đình chỉ tuyển sinh không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh thì sẽ xem xét thu hồi quyết định mở ngành đào tạo các ngành này.
Theo NLĐO
Tuyển sinh NV2, thí sinh kêu "cứu"
Chiều 9/9 trong tâm trạng hoang mang, em Nguyễn Đức Anh, sinh ngày 21/8/1993 tại xã Hoà Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn phản ánh: Em thi khối V Trường ĐH Xây dựng nhưng không đỗ và em đã nộp phiếu số 1 để xét tuyển nguyện vọng 2 đến Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội qua đường chuyển phát nhanh bưu điện từ ngày 31/8/2011.
Kỳ thi tuyển sinh Đại học 2011. Ảnh LAD
Đến nay đã 10 ngày, nhưng trên website của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cập nhật danh sách đăng ký nguyện vọng 2 không có tên. Em đã tới nơi nộp hồ sơ hỏi thì họ nói đã chuyển lên bưu điện tỉnh. Em lên bưu điện tỉnh thì nhận được trả lời "phải gom vào được nhiều thì mới chuyển".
Đức Anh cho biết, em muốn rút hồ sơ từ Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Khi liên hệ với Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thì trường cho biết, trường chưa nhận được hồ sơ nên đến chiều 9/9 em vẫn chưa rút được hồ sơ.
" Giờ em không biết phải làm sao vì thời hạn rút hồ sơ chỉ còn một ngày nữa", - Đức Anh lo lắng.
Điểm mới trong xét tuyển nguyện vọng (NV) 2,3 mùa tuyển sinh ĐH năm nay là thí sinh được rút hồ sơ để nộp sang trường khác. Tuy nhiên, "cơ hội" này cũng khiến thí sinh gặp khó khi đến thời hạn "nước rút" rồi vẫn không thể rút được hồ sơ.
Theo quy định thí sinh chỉ có 15 ngày (tính từ ngày 25/8) để rút hồ sơ từ trường này nộp sang trường khác. Như vậy, ngày 10/9 là hạn chót thí sinh được rút hồ sơ nhưng câu trả lời từ bưu điện thì đã chuyển, còn trường thì chưa nhận, thí sinh vẫn không thấy tên mình trên website của trường, vậy trách nhiệm sẽ nằm ở khâu nào trong cả quy trình?
Trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Thanh Duy - Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết, nếu trường chưa nhận được hồ sơ thì khả năng hồ sơ bị thất lạc. Như vậy bưu điện sẽ phải chịu trách nhiệm trước quyền lợi của thí sinh. Khi xem xét nếu bưu điện nhận trách nhiệm thì Bộ sẽ can thiệp để thí sinh được rút hồ sơ xét tuyển trường khác dù thời hạn đã hết.
Ông Duy cho biết việc thất lạc hồ sơ của thí sinh đã từng xảy ra trong mùa tuyển sinh năm trước và bưu điện đã đứng ra nhận lỗi với thí sinh.
Theo phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Ngô Kim Khôi, như mọi năm thí sinh có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn quy định của Bộ nhưng không trúng tuyển NV1 được trường dự thi cấp cho 2 Giấy chứng nhận kết quả để tham gia xét tuyển vào trường khác.
Điều khác mọi năm là thí sinh khi nộp hồ sơ xét tuyển NV2 hoặc NV3 vào trường có nguyện vọng theo học vẫn có thể rút ra đem nộp cho trường khác có cơ hội trúng tuyển cao hơn (theo tìm hiểu của thí sinh). Tuy nhiên, thời hạn cho thí sinh rút chỉ ấn đinh trong vòng 15 ngày - tính từ thời gian nộp hồ sơ. 5 ngày cuối trước khi công bố kết quả trúng tuyển NV2, NV3 thí sinh không được rút lại hồ sơ.
Và Giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 năm nay sẽ có thêm 1 dòng để thí sinh rút ra sẽ điền thêm thông tin để gửi sang trường khác. Nếu rút lần 3 thì phải kèm theo đơn trình bày nguyện vọng mới nộp được sang trường khác.
Theo VNN
Giảm học phí để "hút" sinh viên Cùng nhiều chế độ ưu đãi khác, nhiều trường ĐH dân lập đã tính đến phương án chịu lỗ, giảm học phí để hút và giữ chân thí sinh. Học phí chỉ xấp xỉ trường công lập Theo lộ trình tăng học phí mà Bộ GDĐT quy định thì năm học 2011 - 2012, học phí khối trường công lập từ 355.000 -...