Nhiều trường ĐH công lập tăng học phí chóng mặt, có ngành gần 90 triệu đồng/năm
Năm học 2020-2021, nhiều trường đại học đã có những điều chỉnh mức học phí chênh lệch khá nhiều so với các năm học trước.
Vừa qua, nhiều trường Đại trên cả nước đã bắt đầu công bố đề án tuyển sinh trong năm học 2020-2021.Cùng với đó, các trường cũng đã ra thông báo về mức học phí dự kiến mà tân sinh viên phải đóng khi nhập học. Đáng chú ý là các trường đều thực hiện tăng học phí trong năm học sắp tới, đặc biệt là trường thuộc nhóm ngành sức khỏe, y dược. Các ngành khác như Luật, Công nghệ thông tin,… cũng có sự điều chỉnh nhất định theo hướng tăng học phí.
Với trường Đại học Y dược TP.HCM, đề án học phí được trường xây dựng cho mùa tuyển sinh 2020 đã khiến dư luận bất ngờ vì học phí dao động trong các ngành từ 30 triệu đến 70 triệu một năm, mức này đã tăng lên gấp nhiều lần so với năm trước khi học phí chỉ dừng ở mức 13 triệu.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Khoa Y thuộc ĐHQG TP.HCM cũng đã điều chỉnh mức học phí. Theo đó, với 3 ngành đang đào tạo là Y khoa chất lượng cao, Dược học chất lượng cao và Răng hàm mặt chất lượng cao, số tiền sinh viên dự kiến phải đóng trong năm học mới là từ 55 triệu đến 88 triệu đồng. Cụ thể, ngành răng hàm mặt là 88 triệu đồng/năm (tăng 8 triệu đồng), y khoa 60 triệu đồng/năm (tăng 4 triệu đồng) và dược học 55 triệu đồng (tăng 5 triệu đồng). Mức học phí này nằm trong lộ trình thay đổi học phí của Khoa Y – ĐHQG trong giai đoạn từ 2019-2021.
Còn trường Đại học Y dược Cần Thơ cũng đã công bố học phí cho năm học 2020-2021 là 24,6 triệu đồng, cao hơn khá nhiều so với mức 19,2 triệu đồng như các năm trước.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng dự kiến sẽ tăng học phí từ 1 đến 2 triệu đồng dành cho tất cả các chương trình đào tạo như lớp đại trà, lớp chất lượng cao tiếng Việt, lớp chất lượng cao tiếng Anh và lớp chất lượng cao tiếng Việt – Nhật. Như vậy học phí của ĐH SPKT TP.HCM nằm trong khoảng từ 17,5 triệu đồng đến 32 triệu đồng/năm.
Đối với Đại học Luật TP.HCM, từ năm 2017 sau khi được thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án đổi mới cơ chế hoạt động, nhà trường cũng đã có những thay đổi mức học phí từ đó đến nay. Trước đó, trong năm 2016, học phí trung bình của ĐH Luật chỉ khoảng 7.200.000 đồng. Trong năm học này, trường tiếp tục có điều chỉnh tăng học phí với các ngành đạo tạo trong nhà trường từ 500.000 đến 1.200.000 đồng. Vì mức học phí được tăng theo lộ trình giai đoạn từng năm, nên so với năm 2019, học phí không có quá nhiều biến động.
Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đã công bố mức học phí áp dụng cho sinh viên năm nhất trong năm học tới. Theo đó, với chương trình đào tạo chuẩn, học phí sẽ dao động từ 20 đến 24 triệu đồng tùy từng ngành, mức này đã tăng so với mức từ 16-22 triệu đồng của năm ngoái. Riêng học phí các chương trình tiên tiến bằng 1,3 – 1,5 lần chương trình chuẩn cùng ngành.
Gây tranh cãi vì tăng học phí tới 70 triệu/năm, trường ĐH Y dược TP.HCM quyết định dành 15 tỷ để hỗ trợ sinh viên
Theo đó, nhà trường vừa ký quyết định dành 15 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho sinh viên.
Mới đây, ông Trần Diệp Tuấn, hiệu trưởng trường Đại học Y dược TP.HCM đã ký quyết định chính thức về chính sách học bổng dành cho sinh viên nhập học trong năm học 2020-2021.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/1/2020, trường ĐH Y dược TP.HCM là trường ĐH đầu tiên của Bộ Y tế tự chủ tài chính do đó sẽ không còn nhận được mức hỗ trợ hằng năm cho việc đào tạo. Vì điều này mà năm nay mức học phí được trường đưa ra cao hơn mọi năm từ 4 đến 5 lần. Cụ thể có những ngành như Răng-hàm-mặt có học phí 70.000.000 đồng/năm, ngành Y khoa 68.000.000 đồng/năm, trong khi học phí năm ngoái chỉ dừng lại ở mức 13.000.000 đồng.
Chính sách học phí mà trường ĐH Y dược áp dụng sẽ dành đối tượng trúng tuyển vào trường trong năm 2020. Có 800 suất được trao tương đương với khoảng 15% tiền học phí. Có 4 mức trao học bổng khác nhau cho các đối tượng khác nhau như học bổng toàn phần, học bổng 70% học phí, học bổng 50% học phí, học bổng 25% học phí. Chỉ tiêu số suất các sinh viên được nhận học bổng ở các ngành là khác nhau.
Còn với sinh viên từ năm 2 trở đi, nhà trường cũng trích khoảng 10% học phí thu được của năm học và các nguồn lực tài trợ khác để hỗ trợ các sinh viên. Trong đó có 2 loại học bổng là học bổng khuyến học và học bổng vượt khó. Cũng có 4 định mức học bổng tương tự như dành cho sinh viên năm nhất từ 25% đến 100% học phí.
Vừa qua, thông tin tăng học phí bất ngờ làm cho nhiều sinh viên và phụ huynh lo không thể chi trả nổi học phí hàng chục triệu đồng. Bộ Y tế cũng thông tin sẽ vào cuộc để làm rõ vấn đề mà dư luận xã hội đang quan tâm.
Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo...