Nhiều trường ĐH cố xin được đào tạo hệ trung cấp
Trong quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh vừa công bố, Bộ GD-ĐT yêu cầu các đại học, học viện, trường đại học không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Nhiều trường đại học có đào tạo hệ trung cấp đã bày tỏ quan điểm xin được giữ lại hệ đào tạo này.
Trong nhiều mùa tuyển sinh, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp hầu như không tuyển được học sinh vì hiện nay có quá nhiều trường đại học đào tạo hệ trung cấp, bởi tâm lý nhiều thí sinh thích thi vào hệ trung cấp ở các trường ĐH, CĐ vì dù sao bằng đóng dấu của ĐH cũng thấy có giá hơn trường trung cấp.
Chính vì lẽ đó, trong Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT yêu cầu cơ sở đào tạo nhiều trình độ thì ưu tiên xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao nhất, sau đó xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho trình độ đào tạo thấp hơn cho đến hết số chỉ tiêu đã xác định. Các đại học, học viện, trường đại học không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Từ năm 2012, trường đại học, học viện sẽ không được đào tạo hệ trung cấp.
Năm 2010, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải được nâng cấp từ Trường CĐ Giao thông vận tải. Trước đó, Trường CĐ Giao thông vận tải được nâng cấp lên từ hệ trung cấp. Trong trường hiện đào tạo cả 3 hệ đại học, cao đẳng và trung cấp. Do vậy, trường luôn có số lượng thí sinh dự thi đông nhất nước.
Trước quy định mới trên, ông Nguyễn Văn Lâm, trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết: “Bộ quy định như vậy, chúng tôi rơi vào thế khó bởi vì hệ trung cấp của trường đào tạo đã lâu và có bề dày truyền thống nếu bây giờ bỏ thi thì rất phí. Để giữ lại truyền thống của mình, trường chúng tôi sẽ có văn bản báo cáo bộ xin phép được tiếp tục đào tạo hệ trung cấp”.
Video đang HOT
Tương tự, Trường ĐH Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng với lý do bề dày truyền thống, ông Bùi Đức Hiền trưởng phòng đào tạo của trường cho hay: “Trường có bề dày truyền thống 50 năm đào tạo từ hệ trung cấp. Bên cạnh đó, đặc thù riêng của trường là đào tạo công nhân trong hệ thống điện quốc gia cho ngành điện lực nên có đầy đủ điều kiện, thiết bị mà các trường trung cấp khác không có. Chính vì vậy, trường sẽ báo cáo Bộ xin phép được tiếp tục đào tạo hệ trung cấp”.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng là trường đa hệ từ trung cấp tới đại học nên hàng năm số lượng sinh viên dự thi vào đông để tìm cơ hội như nếu không đỗ đại học có thể học cao đẳng hoặc học trung cấp tại trường rồi học liên thông lên. Tuy nhiên, xác định được việc đào tạo này, trường đã làm dự án dự kiến xin Bộ tách hệ trung cấp, hệ cao đẳng nghề để thành lập trường cao đẳng mới.
Lãnh đạo của một trường ĐH cũng có hệ đào tạo trung cấp lo lắng cho rằng, sẽ gây khó khăn cho một số trường ĐH có cơ sở 2 vào ngõ cụt vì nhiều cơ sở 2 của nhiều trường đại học thành lập trên cơ sở một trường trung cấp hay cao đẳng nào đó vào đại học hiện có. Sau sát nhập, các cơ sở này vẫn tiếp tục đào tạo hệ trung cấp và đào tạo hệ đại học. Nếu quy định này không thay đổi thì cơ sở 2 nhiều trường đại học sẽ lâm nguy. Nhiều cán bộ ngạch trung cấp sẽ làm gì, đi đâu, về đâu? Cơ sở vật chất và các nguồn lực hiện có sẽ thanh lý bằng cách nào? Hàng chục nghìn học sinh bậc trung cấp đang học sẽ xử lý thế nào? Những vấn đề này chưa được làm rõ trong Thông tư.
Ngược lại với ý kiến của nhiều trường trên, ông Đinh Văn Chỉnh, phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp, lại tán thành chủ trương của Bộ là đại học không nên đào tạo nhiều hệ và sẽ thực hiện luôn trong mùa tuyển sinh 2012.
“Chúng tôi sẽ thực hiện ngay trong mùa tuyển sinh tới bởi vì hàng năm Bộ giao chỉ tiêu hệ trung cấp cho trường là 200 nhưng năm nào cũng không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí năm 2010 trường chỉ tuyển được 100 chỉ tiêu. Năm nay trường sẽ không tuyển hệ trung cấp” – ông Chỉnh nói.
PGS.TS Phạm Văn Điển, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp cho hay: “Nếu việc cấm này tạo sự điều kiện tốt hơn cho việc mở rộng các trường trung cấp, cao đẳng thì có lý hơn. Suy cho cùng các đại học, học viện, trường đại học cũng cần tập trung vào việc lớn để đảm bảo chất lượng”.
Theo DT
Thành công trong khủng hoảng từ Big Show Làm Giàu.
Vào ngày 04/12/2011, Big Show Làm Giàu lần 2 đã diễn ra tại KS. Rex (TP.HCM) trong không khí sôi nổi của một ngày hội, nhưng cũng để lại rất nhiều điều lắng đọng nơi mỗi người tham dự.
Đến với chương trình, mỗi diễn giả mang một phong cách khác nhau đã tạo cho người tham dự nhiều bất ngờ và hào hứng. Những câu chuyện thú vị của từng người đã giúp người nghe thu nhận được rất nhiều kiến thức và có được động lực cho hành trình thành công và làm giàu của mình. Chương trình kéo dài từ sáng đến chiều, nhưng hầu như mọi người vẫn giữ được mức năng lượng rất tốt và ở lại cho tới phút cuối cùng.
Big show làm giàu lần 2 và những câu chuyện làm giàu hay nhất
Diễn giả, TS. Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ kể về quá trình đi lên từ lúc còn là một nhân viên bình thường, làm hưởng lương, để rồi bằng niềm đam mê, cùng với việc tìm được những người hướng dẫn và trải qua nhiều khổ luyện, anh đã đạt được vị trí như ngày hôm nay: Chủ tịch/ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhiều công ty. Dọc theo câu chuyện của anh là những ví dụ rất thực tế từ những nhân vật thành công khác trong nhiều lĩnh vực: thể thao, kinh doanh... để minh họa rõ hơn cho người tham dự biết được lộ trình trở thành người giỏi nhất. (Xem clip tại đây )
Doanh nhân Trần Đức Tài - TGĐ Công ty CP Thế giới di động (TGDĐ) ngồi lẫn trong những hàng ghế của khán giả để theo dõi chương trình. Khi đến lượt, anh bước lên sân khấu và mở đầu bằng một thông điệp hết sức ấn tượng: "Trong Big Show Làm giàu năm trước, tôi cũng là một khán giả, năm nay tôi lên đây để chia sẻ câu chuyện thành công của mình. Tôi xin chúc cho những khán giả năm nay sẽ là người đứng trên đây để chia sẻ câu chuyện của các bạn trong Big Show Làm giàu những năm sau". Để tạo ra một vương quốc bán lẻ TGDĐ với 170 cửa hàng - tính đến thời điểm hiện nay (chỉ trong vòng 2-3 tuần, TGDĐ có thể mở thêm 5-10 cửa hàng) - với mức giá thị trường công ty là 200 triệu đôla, anh nhấn mạnh đến khả năng phát hiện ý tưởng có tiềm năng tăng qui mô, năng lực quản lý và duy trì nhóm lãnh đạo đã quyết định thành công như thế nào. (Xem clip tại đây)
Rất đông khán giả đến tham dự Big show làm giàu lần 2 tại khách sạn Rex, TP.HCM
Lần đầu tiên Diễn giả Quách Tuấn Khanh "tiết lộ" lộ trình và bí quyết trở thành Diễn giả số 1 của mình, tất cả xuất phát từ việc anh dám định vị mình ở một vị trí hết sức nhạy cảm. Qua phong cách trình bày hóm hỉnh nhưng tác động mạnh đến người nghe, anh chia sẻ những câu chuyện, tình huống và sự việc rất thực tế cho thấy anh đã kiên định với định vị đó ra sao. Ngoài ra, anh còn chia sẻ cách "đốt thuyền" để đảm bảo đạt mục tiêu như thế nào.
Diễn giả Trần Bích Nga - diễn giả nữ duy nhất trong Big Show Làm giàu - nhẹ nhàng và bình dị kể lại việc chị đã đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác trong cuộc sống: là một nhà kinh doanh, một nhà đầu tư, một người mẹ cho con học trường tốt nhất tại Anh, một người học hỏi liên tục..., và bây giờ là một nhà tư vấn về thành công. Câu chuyện của chị đã giúp cho khán giả cảm thấy thành công không phải là điều gì quá sức kinh khủng, nhưng nó rất gần gũi trong cuộc sống của mỗi người.
Chương trình sẽ tiếp tục diễn ra tại Hà Nội (11/12/2011) và tại Đà Nẵng (29/12/2011), chắc chắn sẽ có nhiều thông tin thú vị, hấp dẫn, thiết thực hơn cho những ai đang khát khao tìm cho mình một lối đến thành công và mong muốn viết nên câu chuyện thành công của chính mình.
Khán giả nói về chương trình:
Kiến trúc sư Nguyễn Thành Tân, TGĐ Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng SEGEN: "Thật tuyệt vời, rất ấn tượng, rất thật về Big Show Làm giàu trong ngày chủ nhật này."
Huỳnh Ngọc Minh, GĐ Dự án Tổ chức CARE Việt Nam: "Cảm ơn, chương trình Big Show Làm Giàu rất tuyệt. Cả nhóm đi cùng tôi từ Cần Thơ đến tham dự đều rất hào hứng với chương trình."
Gọi 0917325598 (Ms.Lan), 0918.077.003 (Ms.Tuyền), hoặc email về địa chỉ: nttlan@powerup.vn, pttuyen@powerup.vn để đăng ký tham gia chương trình tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Theo BĐVN
ĐHQG Hà Nội sẽ tuyển sinh kiểu Mỹ ĐHQG Hà Nội dự kiến tổ chức theo hình thức của kỳ thi SAT cho thí sinh thi tuyển sinh ĐH; thi GMAT, GRE cho thí sinh muốn lấy bằng thạc sĩ. Đây là lựa chọn đổi mới tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội. Hình thức đưa ra các bài thi đánh giá đúng năng lực người dự thi đang được hệ thống...