Nhiều trường Đại học tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ
Thí sinh xét tuyển học bạ sẽ phải đạt điều kiện tối thiểu là đủ điểm đỗ tốt nghiệp trong kỳ thi THPT Quốc gia, điểm tổng kết các môn phải đạt yêu cầu của từng trường.
Hiện cả nước đang có khoảng 100 trường Đại học có chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ, phương pháp tuyển sinh này không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia mà sử dụng kết quả học tập của thí sinh ở cấp THPT.
Danh sách các trường ĐH có xét tuyển học bạ khá nhiều, trong đó có không ít trường thuộc top đầu như ĐH Ngoại thương, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng, ĐH lâm nghiệp, Học viện Tài chính Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Y tế cộng đồng, ĐH Thủy lợi… cùng rất nhiều trường đại học tại các tỉnh/thành phố khác trên cả nước.
Ảnh minh họa.
Theo đó, số chỉ tiêu tuyển sinh qua hình thức xét tuyển học bạ dao động từ 10 – 70% tùy theo nhu cầu và địa chỉ của từng trường. Phần lớn các trường đều yêu cầu thí sinh có điểm tổng kết các môn nằm trong tổ hợp xét tuyển phải đạt trung bình khá trở lên. Nhiều trường top đầu yêu cầu điểm phải đạt 8,0 trở lên để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Video đang HOT
Ngoài yếu tố điểm, thí sinh cũng phải đảm bảo đạt điều kiện tối thiểu là đủ điểm đỗ tốt nghiệp trong kỳ thi THPT Quốc gia. Theo số liệu từ Bộ GD – ĐT, năm 2019 cả nước có gần 490.000 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ thì có 70% số chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển căn cứ theo kết quả thi THPT quốc gia, 30% còn lại (tương ứng với gần 148.000 chỉ tiêu) dành cho các phương thức khác, trong đó có phương thức xét tuyển học bạ.
Lý do để nhiều trường chuộng phương thức xét tuyển học bạ bởi đây cũng là một kênh phản ánh năng lực học tập của thí sinh. Thực tế, điểm số kỳ thi THPT cũng có thể phản ánh năng lực của thí sinh nhưng vẫn không thể tránh khỏi những trường hợp “học tài thi phận”, lỡ mất cơ hội vào ĐH. Bên cạnh đó, việc xét học bạ cùng kết quả thi THPT cũng là một cách khá tối ưu để chống gian lận thi cử.
Bên cạnh đó, vì xét tuyển học bạ độc lập với xét điểm thi THPT nên thí sinh dự thi THPT bằng bài thi Khoa học xã hội vẫn hoàn toàn có thể đăng ký xét tuyển học bạ bằng tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên và ngược lại. Điều này mở rộng hơn cơ hội lựa chọn, cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Ngoài ra, thay vì phải nộp phiếu đăng ký tại trường THPT, xem thông tin hướng dẫn qua cổng thông tin chung, theo dõi kết quả do trường ĐH công bố theo phương thức thi THPT quốc gia thì với xét tuyển học bạ, thí sinh có thể đăng ký hay nộp hồ sơ trực tiếp tại trường ĐH mà mình lựa chọn. Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh chóng cũng là điểm cộng khiến phương thức xét tuyển học bạ này khá thu hút sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh.
Cũng theo các chuyên gia giáo dục, việc tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ phù hợp với quy định của Luật giáo dục Đại học, các trường được tự chủ lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp. Để kiểm soát được chất lượng đầu vào bằng hình thức xét tuyển học bạ, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ áp dụng nhiều giải pháp như tăng trách nhiệm giải trình của các trường; yêu cầu công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp và có cơ chế sàng lọc sinh viên; tăng cường thanh tra, kiểm tra và công khai kết quả thanh tra, kiểm tra để xã hội cùng giám sát.
Theo vtv.vn
Yêu cầu các trường xóa tên giảng viên, điều chỉnh đề án tuyển sinh
Liên quan đến bài "Bỗng dưng làm giảng viên cơ hữu (Báo SGGP đăng ngày 5-6)", chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ các trường cũng như cơ quan quản lý. Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường xóa tên giảng viên không phải cơ hữu, điều chỉnh lại đề án tuyển sinh và chỉ tiêu trong năm 2019. Có trường xin loại bỏ giảng viên cơ hữu.
Thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ THPT vào một trường đại học
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp, đối với những ngành vi phạm khai gian số giảng viên cơ hữu, có thể phạt dừng tuyển sinh ngành đó. Có không ít trường đã làm giả hồ sơ cho giảng viên đứng tên làm cơ hữu để tăng quy mô tuyển sinh.
Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở các trường tư thục. Một số trường vì khó chủ động nguồn tuyển sinh, mở ngành, dẫn đến khó khăn về tài chính để trả lương cho giảng viên cơ hữu, nên làm hồ sơ giả và thuê mang tính thời vụ.
Để kiểm soát vấn đề này, cần kiểm tra việc thực hiện quy định công khai của Bộ GD-ĐT và ứng dụng công nghệ thông tin để lọc ra giảng viên trùng danh tính. Việc này Vụ Giáo dục đại học (ĐH) đã từng làm và có kết quả.
Mặt khác, cần yêu cầu nhà trường, khoa có kế hoạch phân công giảng dạy với từng giảng viên trong mỗi học kỳ, dạy môn gì, dạy cho những lớp nào, bao nhiêu tiết, rồi công khai lên mạng của nhà trường. Khi đối chiếu sẽ biết tải trọng dạy học và bảng lương, cũng như chứng từ liên quan đến hành vi sử dụng thời gian; rà soát với kế hoạch phân công giảng viên trong hồ sơ mở ngành, sẽ ngăn được việc nhà trường ngụy tạo. Bộ GD-ĐT cũng nên xem xét quy định về giảng viên cơ hữu để thay bằng tải trọng dạy học của giảng viên/năm thì tính thực tế cao hơn.
TS Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết bài báo có phản ánh trường hợp của trường. Thực tế TS Đ.X.L. có nhận lương hàng tháng của trường 10 triệu đồng. Nếu TS này không chịu làm và không chịu đứng tên thì trường sẽ loại và chấm dứt hợp đồng.
Ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, thông tin Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM (HUFLIT) khẩn trương rà soát lại các điều kiện đảm bảo chất lượng, báo cáo kết quả về Vụ Giáo dục ĐH. Kết quả rà soát đề án tuyển sinh 2019 của HUFLIT, Vụ Giáo dục ĐH thấy đúng như thông tin báo phản ánh.
Nhà trường đã nhận sai sót và xin xóa tên 6 giảng viên trên khỏi đề án tuyển sinh năm 2019. Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, HUFLIT đã gỡ đề án tuyển sinh năm 2019 trên website của trường để điều chỉnh các sai sót và điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh.
Trước đó, kết quả thanh tra do Thanh tra Bộ GD-ĐT tiến hành về kiểm tra công tác tuyển sinh năm 2018 của HUFLIT đã phát hiện một số sai phạm: tự xác định chỉ tiêu trình độ ĐH, thạc sĩ năm 2018 của một số ngành chưa đúng quy định; tuyển sinh năm 2018-2019 vượt chỉ tiêu...
Vụ Giáo dục ĐH đã yêu cầu nhà trường phải xóa tên những người không phải giảng viên cơ hữu của trường; tính toán lại và giảm chỉ tiêu tuyển sinh, điều chỉnh lại đề án cho phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng; điều chỉnh đề án tuyển sinh 2019 trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT...
THANH MINH
Theo sggp
Giáo viên bị cuốn vào cuộc đua "làm đẹp điểm số" học bạ Xét tuyển học bạ của nhiều trường khiến phụ huynh cuốn vào cuộc chạy đua "làm đẹp điểm số" của con; Còn giáo viên thì vì nể nang, vì thương các em nên cũng tạo điều kiện "vẽ học bạ" đẹp cho học trò của mình. Đó là chia sẻ của giáo viên trước hiện tượng ngày càng có nhiều học sinh giỏi...