Nhiều trường đại học tổ chức 2 đợt thi năng khiếu
ể đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, nhiều trường đại học, cao đẳng quyết định tổ chức 2 đợt thi năng khiếu, thay vì 1 đợt như mọi năm.
Thí sinh tham gia thi năng khiếu tại trường H Mở Hà Nội chiều 16/8 Ảnh: Diệp An
Chiều 16/8, gần 200 thí sinh dự thi năng khiếu tại trường ĐH Mở Hà Nội (ngành Tạo dáng công nghiệp và ngành Kiến trúc). TS Dương Thăng Long, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, thí sinh được thay khẩu trang, sát trùng tay, đo thân nhiệt trước khi bước vào cổng trường. Trường tổ chức phòng nghỉ chờ cho phụ huynh với đầy đủ điều hòa nhiệt độ, nước sát khuẩn, vị trí ngồi đảm bảo giãn cách.
“Ngoài 8 thí sinh của Hải Dương thì trường không có thí sinh nào của các địa phương đang có dịch đăng ký thi năng khiếu. Trước đó, trường cũng đã chuẩn bị sẵn phương án, với những thí sinh thuộc diện F, trường sẽ tổ chức thi đợt 2 để đảm bảo quyền lợi cho các em”, TS Long nói.
PGS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết, trường đã tổ chức xong bài kiểm tra tư duy. Hải Dương có 92 thí sinh đăng ký tham gia bài kiểm tra tư duy, nhưng do tỉnh này thực hiện cách ly nên 92 thí sinh này không tham gia kiểm tra được trong đợt vừa qua.
Nếu sau 14 ngày, Hải Dương hết cách ly hoàn toàn thì trường sẽ tổ chức cho 92 thí sinh tham gia bài kiểm tra tư duy. Nếu không tổ chức được thì có thể xét tuyển vào trường bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Với thí sinh tại Quảng Nam, Đà Nẵng, nếu Bộ GD&ĐT tổ chức được kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2, các em có thể lấy kết quả thi để xét tuyển. Trường hợp bất khả kháng phải xét tuyển học bạ thì trường cũng sẽ cân nhắc xét kết quả học bạ cho các em.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng, cho biết, trường đã kết thúc kỳ thi năng khiếu vào ngày 14/8. Đà Nẵng, Quảng Nam có 6 thí sinh đăng ký thi bài năng khiếu nên trường sẽ tổ chức thi đợt sau cho các em.
Video đang HOT
Chuẩn đầu ra đại học: Không thể đáp ứng trong "một sớm, một chiều"
Lâu nay, sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu tuyển dụng vẫn là câu chuyện dài. Năm học tới, giáo dục đại học bước vào giai đoạn tự chủ cùng với việc nâng học phí khá cao, đặc biệt ở khối ngành Y Dược, buộc thí sinh phải có lựa chọn kỹ lưỡng. Và chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu công việc cũng được các chuyên gia bàn thảo...
Các chuyên gia giáo dục tìm giải pháp cho chuẩn đầu ra
Các trường tự chủ trong khuôn khổ pháp lý
Nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư ban hành Chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT) đối với các trình độ của giáo dục đại học (GDĐH) đã được ghi nhận qua các buổi tọa đàm gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT). TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng đại học, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, phân tích: Hiện nay, các cơ sở GDĐH đã được tự chủ trong việc xây dựng, thực hiện và đánh giá CTĐT. Tuy nhiên, tự chủ trong khuôn khổ pháp lý chứ không phải "muốn làm gì thì làm".
"Phương thức quản lý theo kiểu cầm tay chỉ việc phải xóa bỏ. Quản lý nhà nước cần thể hiện qua các văn bản, chuẩn chương trình, trên cơ sở chuẩn tối thiểu đó thì mới công nhận triển khai tự chủ cho các trường. Nên nhớ, đại học tự chủ chứ không "tự trị", TS Lê Viết Khuyến khẳng định.
Theo đó, đề xuất ban đầu chuẩn bị xây dựng chuẩn CTĐT cho 10 nhóm ngành phổ biến. Đó là: Máy tính và công nghệ thông tin; Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Sản xuất và chế biến, Thú y; Kiến trúc và xây dựng; Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật; Môi trường và bảo vệ môi trường, Dịch vụ vận tải; Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi; Báo chí và thông tin, Pháp luật; Kinh doanh và quản lý; Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Toán và thống kê.
Bà Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ GDĐH lý giải, bài toán đào tạo nguồn nhân lực ngày nay đặt ra yêu cầu bắt buộc là phải hội nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và tồn tại, để sinh viên ra trường có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở trong nước và khu vực.
Bà Nguyễn Thị Quế Anh - Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, Dự thảo Thông tư đầy đủ, toàn diện, có đánh giá tác động, đáp ứng mong muốn của các cơ sở đào tạo. Chuẩn CTĐT sẽ giúp xóa bỏ được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi một số cơ sở/CTĐT chưa đạt chuẩn vẫn có chỉ tiêu tuyển sinh.
Bà Quế Anh cho biết thêm, hiện nay, Việt Nam có khoảng 80 cơ sở đào tạo luật. Mạng lưới trường đại học đào tạo ngành luật đang được gây dựng, kết nối và sẽ chú trọng đến vấn đề chuẩn CTĐT trong các sinh hoạt chuyên môn. Liên quan đến chuẩn đầu ra, bà Quế Anh góp ý, không nên xác định quá nhiều chuẩn đầu ra, chỉ cần tập trung vào một số nhóm chuẩn tối thiểu như kiến thức, kỹ năng, thái độ...
Nhóm khối trường Sư phạm khẳng định sự cần thiết của chuẩn CTĐT trong việc tạo tiếng nói chung và tiếng nói pháp lý mạnh mẽ hơn đối với các trường đào tạo giáo viên. Đồng thời cho rằng, chuẩn CTĐT không nên quá sâu, vì có thể không theo kịp sự vận động liên tục của thực tiễn.
Mức độ của chuẩn CTĐT chỉ cần dừng ở nhóm ngành đào tạo giáo viên chứ không nên đi vào môn học. Bên cạnh đó, tham gia xây dựng chuẩn CTĐT cần có 8 trường đại học chủ chốt đang đào tạo giáo viên.
Mấu chốt vấn đề là gì?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cũng nhấn mạnh, hai yếu tố mấu chốt là cơ sở để xây dựng chuẩn CTĐT, giúp giải quyết tình trạng sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc và thị trường lao động không tìm được nhân sự phù hợp. Đó là, thực tiễn đất nước và thị trường lao động đối với vị trí việc làm.
Quyền Vụ trưởng Vụ GDĐH Nguyễn Thu Thủy cũng cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng Khung trình độ quốc gia, hướng đến thúc đẩy công nhận lẫn nhau cũng như thúc đẩy dịch chuyển lao động trên thế giới.
Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần đào tạo nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh bình đẳng với các nước trong khu vực và trên thế giới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Bà Thủy nhấn mạnh, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, năng lực trình độ, chuẩn CTĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng chuẩn dần, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Theo PGS.TS Lê Đông Phương - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, điều quan trọng nhất là cần xâu chuỗi, tạo hệ thống bài bản cho chuẩn CTĐT các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. "Đây là cơ hội đặt lại vị trí các trình độ, thành công phụ thuộc rất nhiều vào chuyên gia đầu ngành và chủ sở hữu lao động", PGS khẳng định.
Nhất trí quan điểm cần có tầm nhìn xuyên suốt giữa các trình độ, ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế đề xuất, cần thành lập 12 Hội đồng tư vấn riêng cho 12 mã ngành trình độ đại học trong khối ngành Y Dược vì đặc thù mỗi ngành khác nhau.
Ông Tác cho biết thêm, sắp tới sẽ có kỳ thi tuyển cấp chứng chỉ nghề theo năng lực, để thêm "hàng rào" kiểm soát chất lượng. Theo đó, sau này, sẽ có hai "cửa" để kiểm soát chất lượng y, bác sĩ, đó là chuẩn CTĐT và chứng chỉ hành nghề của Bộ Y tế.
Do những đặc thù, nghiệp vụ riêng, đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề nghị cần có cơ chế, hướng dẫn mang tính đặc thù. Và điều quan trọng, chuẩn ấy không thể "đứng một mình", không thể "không giống ai". Đó là mục tiêu phấn đấu, nhưng không thể đạt tới trong một sớm một chiều.
Đại học ứng dụng thì sinh viên hoàn toàn có thể hoàn thành chương trình đại học trong 3 năm, như quốc tế đã làm. Và khi ra trường, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn ngành nghề phù hợp. Đó mới là mục đích phổ biến của GDĐH.
Lựa chọn ngành nghề theo sở thích bản thân
Từ ngày 15-30/6, thí sinh làm hồ sơ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học. PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, một số học sinh đang chọn ngành học, chọn nghề tương lai theo cảm quan, chỉ dựa vào năng lực học tập, theo trào lưu, vì lí do kinh tế hoặc nghề được xã hội trọng vọng... Ngoài ra, việc dành ít thời gian để tìm hiểu, tư tưởng học gì cũng được miễn là vào được đại học cũng khiến học sinh sai lầm.
Theo ông Nam, một người chọn sai ngành học sẽ không phát huy được hết năng lực, tố chất của mình trong học tập và công việc, giảm năng suất và hiệu quả lao động. Từ đó, sẽ gây tâm lí chán nản, thất vọng, thiếu tự tin và mất đi động lực.
Một số nguyên tắc để chọn ngành nghề mà học sinh cần chú ý như chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân. Không nên chọn nghề mà bản thân không có đủ điều kiện đáp ứng như về sở thích, tính cách, năng lực. Mỗi em chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân và chọn được nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.
Ngoài những định hướng trên, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng các bạn trẻ có thể sử dụng các trắc nghiệm đã được chứng minh có hiệu quả bằng các công bố khoa học kết hợp tư vấn trực tiếp của các chuyên gia tư vấn...
Xét tuyển học bạ - lựa chọn an toàn khi kỳ thi THPT quốc gia thay đổi Trước những điều chỉnh của kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển học bạ trở thành hướng đi phù hợp, an toàn cho thí sinh trước cánh cửa vào đại học. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên phương án tổ chức kỳ thi THPT trước tình hình nghỉ học kéo dài vì dịch Covid-19. Nếu dịch bệnh được kiểm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khoảnh khắc hai cô gái đổ đèo ở Tam Đảo đâm vào hộ lan, người bay khỏi xe
Tin nổi bật
11:25:21 21/04/2025
4 mẫu giày, dép tối giản nhưng sành điệu, nên có trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
11:24:26 21/04/2025
Lewandowski chấn thương, Barca bất an đấu Real Madrid và Inter
Sao thể thao
11:15:58 21/04/2025
BYD Sealion 6 ra mắt khách Việt, giá từ 799 triệu đồng
Ôtô
11:14:37 21/04/2025
Modenas Elegan 250 EX 2025 ra mắt phiên bản nâng cấp tại Malaysia, giá 103 triệu đồng
Xe máy
11:07:10 21/04/2025
Bà Trương Mỹ Lan vẫn lãnh án tử hình, nộp 31 tỷ đồng án phí
Pháp luật
11:05:45 21/04/2025
iPhone thất thế trước đối thủ Trung Quốc tại thị trường cạnh tranh nhất thế giới
Thế giới số
10:58:40 21/04/2025
Trung Quốc hình sự hoá KOLs vi phạm bán hàng livestream và quảng cáo sai sự thật
Thế giới
10:56:25 21/04/2025
Diễn viên Kiều Trinh nhắc về 26 năm làm mẹ đơn thân
Tv show
10:27:33 21/04/2025
Bát muối đặt trong nhà vệ sinh tạo nên 5 hiệu quả
Sáng tạo
10:24:50 21/04/2025