Nhiều trường đại học tiếp tục điều chỉnh đề án tuyển sinh 2020
Ngày 1.6, thêm nhiều trường đại học công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 với nhiều điều chỉnh mới. Đây là lần công bố chính thức cuối cùng để học sinh đăng ký nguyện vọng.
Các trường đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh. Ảnh: Huyên Nguyễn
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã thông tin tuyển sinh và giới thiệu 38 ngành tuyển sinh năm 2020.
Tổng chỉ tiêu dự kiến được công bố là 7.120 chỉ tiêu. Hình thức tuyển sinh là xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Sinh viên học xong học kỳ thứ nhất có thể đăng ký học 2 chương trình cùng một lúc để được cấp 2 bằng tốt nghiệp của hai ngành khác nhau. (Thí sinh xem chi tiết điều kiện tuyển sinh TẠI ĐÂY).
Tổ hợp xét tuyển vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Năm 2020 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục tuyển thẳng với số lượng không hạn chế đối với thí sinh nếu đạt điều kiện.
Video đang HOT
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) thông báo tuyển 19 chương trình đào tạo bậc đại học thuộc các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xây dựng, công nghệ thông tin, kỹ thuật, quản lý, kinh tế… Nhà trường cũng “kích cầu” nguồn kỹ sư bằng cách thêm hình thức xét tuyển học bạ, miễn học phí một học kỳ, cam kết việc làm cho sinh viên.
Năm 2020, Trường Đại học Mở Hà Nội thông báo giữ nguyên 17 ngành, nhưng tăng 200 chỉ tiêu so với năm ngoái, lên mức 3.400.
Trường dành 3.200 chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và 200 chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ.
Trong 17 ngành tuyển sinh, 13 ngành sử dụng kết quả thi THPT, 4 ngành sử dụng cả hai phương án là xét kết quả thi và xét học bạ. Riêng hai ngành Kiến trúc và Thiết kế công nghiệp, trường tổ chức thi tuyển môn năng khiếu Hình họa. Thí sinh cũng có thể sử dụng kết quả thi các môn năng khiếu như Hình họa, Bố cục màu, Vẽ mỹ thuật tại các trường đại học khác để xét tuyển.
Đề án tuyển sinh chính thức vừa được Trường Đại học Ngân hàng TPHCM công bố có tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 3.250 với nhiều phương thức xét tuyển.
Trường áp dụng 4 phương thức tuyển sinh là tuyển thẳng, xét tuyển và xét học bạ, dựa trên kết quả thi THPT và xét kết quả thi đánh giá năng lực.
Trường Đại học Văn Lang cũng thông báo thay đổi về kỳ thi năng khiếu 2020. Theo đó, trường bổ sung 1 phương thức mới là xét tuyển bài thi vẽ kết hợp phỏng vấn.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào 5 ngành Kiến trúc, Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Nội thất, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Công nghiệp chọn 1 hoặc đồng thời nhiều phương án trong 3 phương án thi môn năng khiếu: Thi tuyển môn Vẽ năng khiếu, xét tuyển bài thi năng khiếu kết hợp phỏng vấn, xét điểm Vẽ từ 6 trường đại học khác (theo quy định).
Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) cũng dự kiến tổ chức 2 đợt thi năng khiếu dùng để xét tuyển vào các ngành như: Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất, Thiết kế công nghiệp, Kiến trúc.
Hiện trường đang nhận hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu đến hết ngày 31.7. Nhà trường dự kiến tổ chức 2 đợt thi vào: Đợt 1 ngày 18, 19.7 và Đợt 2 ngày 21, 22.8.
Thí sinh có thể đăng ký dự thi cả hai đợt, điểm cao nhất sẽ được dùng để xét tuyển.
Đại học Đà Nẵng công bố Đề án tuyển sinh (đã cập nhật) vào các trường đại học thành viên, các đơn vị thuộc, trực thuộc năm 2020. Theo đó, 9 trường, khoa trực thuộc Đại học Đà Nẵng sẽ tổ chức tuyển sinh với những đề án khác nhau.
Ứng dụng phương pháp kết hợp học Tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp
Ngày 28/5, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án "Ứng dụng phương pháp học kết hợp trong đào tạo Tiếng Anh không chuyên hệ đại học theo định hướng nghề nghiệp".
TS. Hoàng Ngọc Tuệ - Trưởng khoa Ngoại ngữ cho biết, Đề án được phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2015. Đến nay, qua 5 năm thử nghiệm, Đề án đã đạt được các mục tiêu đề ra và được đánh giá cao từ sinh viên, giảng viên, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Qua số liệu khảo sát 121 doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên ĐH Công nghiệp Hà Nội, đánh giá cao năng lực tiếng Anh của sinh viên tốt, có kỹ năng giao tiếp trong công việc (mức điểm đánh giá năng lực chung là 3,7/5).
Ví dụ, sinh viên hệ ĐH-K10 khoa Du lịch đăng ký tham gia phỏng vấn và thi tuyển thực tập tại Nhật Bản, các doanh nghiệp của Nhật Bản thực hiện phỏng vấn bằng tiếng Anh 95 sinh viên (70 SV phỏng vấn trực tiếp, 25 SV phỏng vấn qua Skype).
Kết quả 85/95 sinh viên đã trúng tuyển và được chọn đi thực tập từ 3 tháng đến 6 tháng tại các tập đoàn, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khách sạn của Nhật Bản.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, sinh viên cần được bổ sung thêm kiến thức về từ vựng, học thuật chuyên ngành để có thể tra cứu, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn.
Theo TS. Hoàng Ngọc Tuệ, nhà trường ứng dụng phương pháp học kết hợp (blended learning) học trên lớp và học trực tuyến vào việc dạy-học ngoại ngữ. Không chỉ sinh viên áp dụng hình thức này mà cả giảng viên cũng tham gia.
PGS.TS. Trần Đức Quý - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Được biết, Đề án xây dựng 15 chương trình khung, 84 đề cương chi tiết theo CDIO, 226 tài liệu giảng dạy cho tất cả các học phần ngoại ngữ hệ không chuyên...
Hình thức kiểm tra, đánh giá sinh viên thực hiện theo 04 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Đến nay, các bộ hướng dẫn đánh giá kết quả học tập các học phần, ngân hàng câu hỏi, đánh giá quá trình học tập, ngân hàng thi cấp chứng chỉ, ngân hàng câu hỏi phân loại đầu vào đã được hoàn thành.
Đánh giá cao đề án này, PGS.TS. Trần Đức Quý, hiệu trưởng nhà trường đề nghị, khoa ngoại ngữ, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện chuyển giao chương trình đào tạo tiếng Anh nghề nghiệp đến các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài Bộ Công Thương theo nhu cầu và thực tiễn của các đơn vị hợp tác.
Các khoa, trung tâm đào tạo nghiên cứu áp dụng phương pháp đào tạo kết hợp giữa phương pháp đào tạo truyền thống và phương pháp đào tạo trực tuyến cho các môn học khác của các khoa, trung tâm đào tạo trong Nhà trường; tăng cường giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Mục tiêu, thách thức và cơ hội Khi dịch Covid-19 bùng phát, kéo dài, nhiều trường đại học tích cực đổi mới, đào tạo trực tuyến (ĐTTT), thích ứng với thời kỳ dịch bệnh, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực tế quá trình ĐTTT cũng đặt ra một số thách thức. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã tổ chức hội...