Nhiều trường đại học sẽ lách

Theo dõi VGT trên

Dù là chủ trương đúng nhưng việc từ năm 2012 Bộ GD-ĐT không cho phép các ĐH, học viện, trường ĐH đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều trường ĐH lúng túng. Chưa kể quy định này cũng còn những kẽ hở.

Có thể nói, quyết định này của Bộ làm cho hàng trăm trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) vui mừng khôn xiết vì theo họ, lâu nay bức tranh tuyển sinh u ám một phần là vì các “anh hai ĐH” đã giành hết thí sinh. Ngay cả lãnh đạo của các trường ĐH có đào tạo lượng học sinh TC rất lớn cũng ủng hộ chủ trương này.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: “Cách đây 2 năm, trường chúng tôi cũng đã có định hướng là trong vòng 3, 4 năm tới sẽ bỏ hẳn bậc TC để tập trung đào tạo chuyên sâu bậc ĐH”.

Được biết, năm 2011 Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tuyển 5.000 chỉ tiêu bậc học này và hiện số học sinh đang theo học khoảng 10.000. Số lượng giáo viên có trình độ ĐH hiện đang phục vụ cho đào tạo TC là 500.

Trong khi đó, một số trường ĐH vừa được nâng cấp từ trường CĐ lên cũng hoang mang không kém. Tiền thân những trường này là TC, CĐ nên chỉ tiêu chính vẫn chủ yếu tập trung vào các bậc học thấp hơn. Chẳng hạn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm 2011 cũng tuyển tới gần 3.000 chỉ tiêu bậc TC, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM tuyển 1.450 chỉ tiêu…

Nhiều trường đại học sẽ lách - Hình 1

Học sinh TCCN nộp hồ sơ vào Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm 2011.

Băn khoăn những ngành đặc thù

Video đang HOT

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quy định này, tuy nhiên chúng tôi có khả năng đào tạo có chất lượng những ngành rất hiếm trường TCCN có, mà nay lại không được đào tạo thì cũng là điều đáng tiếc PGS-TS Lý Văn Xuân Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM

Hằng năm, Trường ĐH Y Dược TP.HCM tuyển khoảng 1.000 chỉ tiêu bậc TC nên việc không tiếp tục tuyển sinh bậc học này nữa có vẻ không ảnh hưởng tới hoạt động của nhà trường. Thế nhưng, PGS-TS Lý Văn Xuân – Trưởng phòng Đào tạo, trăn trở: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quy định này, tuy nhiên hiện nay có những ngành rất hiếm trường TCCN đào tạo hoặc để có khả năng đào tạo chất lượng thì không nhiều, chẳng hạn vật lý trị liệu, phục hình răng, gây mê hồi sức. Chúng tôi có khả năng đào tạo chất lượng mà lại không được đào tạo thì cũng là điều đáng tiếc”.

PGS-TS Nguyễn Đình Tuấn – Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường TP.HCM, cho rằng: “Về lĩnh vực tài nguyên môi trường thì ngoài trường chúng tôi không có trường nào đào tạo bậc TC các ngành như trắc địa, bản đồ trong khi nhu cầu nhân lực bậc TC của những ngành này rất lớn. Các ngành như quản lý đất đai, địa chính cũng chỉ có trường chúng tôi đào tạo bậc TC hệ vừa làm vừa học dành cho cán bộ từ các địa phương”.

Thạc sĩ Huỳnh Chức – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường TP.HCM cho rằng, Bộ nên cắt bỏ hoàn toàn chỉ tiêu TC ở các ngành quá phổ biến và có nhiều trường TCCN đã đào tạo. Đối với những ngành hiếm, đặc thù thì nên tiếp tục giao chỉ tiêu cho các trường ĐH. Muốn như vậy, Bộ sẽ phải thành lập một hội đồng để xem xét và thẩm định các yêu cầu trên.

Học sinh TCCN nộp hồ sơ vào Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm 2011. Năm nay, theo quy định, các trường ĐH không được tuyển sinh và đào tạo bậc học này.

Tìm cách lách

Thạc sĩ Huỳnh Chức dự đoán: “Trước tình hình này, chỉ còn cách thành lập một trường TC bên cạnh trường ĐH”. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn cũng nhận định: “Nhiều trường có khả năng sẽ thành lập trường TC để duy trì hoạt động đào tạo ở bậc học này đồng thời giải quyết việc làm cho lượng giáo viên đang giảng dạy và tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị”. Như vậy, thay vì đào tạo TC trong trường ĐH như bấy lâu nay, mỗi trường ĐH sẽ chuyển sang thành lập thêm một trường TC thì diễn biến lại có thể phức tạp theo một chiều hướng khác. Đó là chưa kể, các trường sẽ “chữa cháy” bằng cách xin giấy phép đào tạo nghề từ Bộ LĐ-TB-XH. Không đào tạo TCCN nhưng lại tiếp tục đào tạo TC nghề, như vậy chủ trương của Bộ GD-ĐT đề ra sẽ bị vô hiệu hóa một cách không thể bắt bẻ.

Đối với các cơ sở đào tạo nhiều trình độ thì ưu tiên xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao nhất, sau đó xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho trình độ đào tạo thấp hơn cho đến hết số chỉ tiêu đã xác định. Các ĐH, học viện, trường ĐH không đào tạo trình độ TCCN. (Theo khoản 2, điều 6 Thông tư số 57 của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 2.12.2011

Theo Mỹ Quyên (Thanh Niên)

Minh bạch trường tư

Không thể chấp nhận việc tồn tại một hệ thống trường ngoài công lập vốn đã yếu ớt, lại càng bị suy yếu thêm bởi những mâu thuẫn lợi ích liên tục xảy ra.

Lợi nhuận của trường đại học (ĐH) dân lập thuộc về tập thể. Còn đối với trường tư thục, lợi nhuận làm ra chia cho cổ đông theo tỉ lệ góp vốn. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hình trường này.

Minh bạch trường tư - Hình 1

Minh bạch tài sản

Vì thế, lãnh đạo nhiều trường cho rằng khối tài sản tích lũy được qua quá trình hoạt động dưới loại hình trường dân lập phải mời công ty thẩm định giá tài sản, công bố toàn bộ tài sản, đồng thời phải định giá giá trị vô hình (thương hiệu, đóng góp chất xám của đội ngũ giảng viên). Theo đó công sức, trí tuệ và tên gọi của trường cũng cần phải lượng hóa thành giá trị đóng góp tương đương... để tránh nghi ngại lẫn nhau. Nếu giải quyết được việc này sẽ tạo sự đồng thuận trong nội bộ các trường.

Ông Trần Chút, phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến, cho rằng: "Tài sản hữu hình và vô hình phải được cổ phần hóa. Cán bộ công nhân viên nhà trường ai cũng được hưởng. Dù không đưa chia nhưng phải có quyền lợi.

Hành lang pháp lý mới Trước thực tế đang có quá nhiều bất ổn xảy ra ở các trường ĐH, CĐ ngoài công lập được cho rằng do quy định của pháp luật về việc này chưa rõ ràng, mới đây (ngày 10-11) Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 63/2011/QĐ-TTg về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục ban hành kèm theo quyết định 61 trước đây. Theo đánh giá của lãnh đạo nhiều trường ngoài công lập, quyết định 63 cơ bản đã đưa ra những cơ sở pháp lý để giải quyết bất ổn ở các trường hiện nay, nhưng để chính sách được thực thi hiệu quả còn nhiều việc phải làm...

Một chuyên gia cho rằng việc coi trọng lợi nhuận trong phát triển giáo dục không nên nhìn nhận một cách cực đoan, nhất là khi lợi nhuận biểu hiện ở sản phẩm là con người. Tuy nhiên, hiện nay cấp quản lý vẫn phớt lờ và không làm rõ vấn đề "lợi nhuận" và "phi lợi nhuận" khi các trường chuyển sang tư thục. Vì thực tế lợi nhuận của các trường là có thật! Khi chưa làm rõ vấn đề này, người có tâm với giáo dục e ngại, còn người muốn mưu cầu lợi ích thật nhiều lại không chịu thừa nhận.

Do đó, không ít người luôn tuyên bố "trường tôi là trường phi lợi nhuận" nhưng thực chất lợi nhuận không tái đầu tư mà chia nhau hết, thậm chí có trường còn báo cáo lỗ vì thực tế tiền lãi đã phân tán thông qua mức lương khủng hằng tháng. Vì vậy, việc làm rõ hai khái niệm trên không chỉ giúp các nhà đầu tư tâm huyết với giáo dục yên tâm khi đầu tư vào đây, mà Nhà nước sẽ có chính sách quản lý thích hợp.

Trường của xã hội

Theo hiệu trưởng một trường ĐH dân lập ở TP.HCM, định hướng xã hội hóa giáo dục làm sao để khi chuyển đổi sang tư thục khối tài sản chung được giữ làm vốn cho trường tiếp tục phát triển chứ không được chia. Vốn bao gồm vốn trường dân lập chuyển qua và vốn góp của các cổ đông. Khi hoạt động có lãi sẽ chia theo tỉ lệ góp vốn của các cổ đông và chia cho cả phần trường dân lập góp vào...

Sau một thời gian hoạt động, vốn của cổ đông không tăng lên mà phần vốn của trường dân lập chuyển qua sẽ tăng lên vì phần lãi này không rút ra. Đến khi đó phần vốn của cá nhân ở trường rất nhỏ và trường trở thành trường của xã hội. "Như vậy không trái với chủ trương xã hội hóa giáo dục, các cổ đông cũng cảm thấy không bị lừa. Việc đóng góp tiền vào để xây dựng trường chứ không phải để chiếm quyền lãnh đạo nhà trường. Xã hội hóa huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục không phải góp nhiều tiền vào là có quyền quyết định tất cả mọi thứ" - hiệu trưởng này nói.

Theo lãnh đạo của nhiều trường ĐH dân lập, để quá trình chuyển đổi các trường ĐH dân lập sang tư thục thuận lợi, Bộ GD-ĐT cần sớm có thông tư sửa đổi thông tư 20 trước đây. Làm sao để quá trình thực hiện chuyển đổi phải thật sự dân chủ. Tất cả cán bộ nhân viên, giảng viên trong nhà trường phải được cung cấp đầy đủ thông tin, hiểu rõ các chính sách, quy định của pháp luật trong việc này. Đồng thời được tham gia quá trình định giá tài sản và làm thật minh bạch. Ngoài ra, việc bầu ban đại diện phần vốn thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường ĐH dân lập phải chọn được những người có năng lực, uy tín... để quản lý khối tài sản này ngày càng phát triển.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: Hành lang pháp lý chưa vững chắc Trao đổi với PV về những bất ổn đang xảy ra trong các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng: - Một số trường ĐH, CĐ ngoài công lập có tình trạng này thường do trong nội bộ các trường không có sự thống nhất giữa nhà đầu tư và lãnh đạo nhà trường, khác biệt quan điểm ngay trong nội bộ HĐQT, ban giám hiệu hoặc giữa chủ tịch HĐQT và hiệu trưởng... Bên cạnh đó, các văn bản hiện chưa đầy đủ nên chưa thật sự tạo được hành lang pháp lý vững chắc cho các trường hoạt động, hạn chế những bất cập phát sinh. Đây cũng là yếu tố khách quan làm nảy sinh những vấn đề thực tế vừa nêu. * Quan điểm của Bộ GD-ĐT trong việc giải quyết mâu thuẫn hiện nay ở các trường ra sao, thưa thứ trưởng? - Theo quy định, các trường ngoài công lập có tính tự chủ rất cao. Vì vậy, các mâu thuẫn nội bộ trước hết phải do các trường tự xử lý trên nguyên tắc xây dựng, ổn định để phát triển. Bên cạnh đó tùy theo mức độ, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với tổ chức Đảng và chính quyền địa phương nơi trường đặt trụ sở tiến hành thanh tra, kiểm tra để xem xét, giải quyết các vướng mắc, hoặc xử lý đối với những vi phạm theo pháp luật. Cũng cần phải khẳng định nhà trường muốn phát triển bền vững, tạo lập thương hiệu, trước hết nội bộ phải đoàn kết, thống nhất, đồng thời phải tăng cường đầu tư các nguồn lực cho những yếu tố đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó nhà trường cần thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi hoạt động. Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng, thực hiện cam kết theo đề án được phê duyệt khi thành lập của các nhà trường, nhất là các trường mới thành lập. * Bộ GD-ĐT đang soạn thảo thông tư 20 sửa đổi, việc này đã thực hiện đến đâu và hướng sửa đổi ra sao? - Qua thực tế, vấn đề khúc mắc nhất trong việc chuyển đổi trường dân lập sang tư thục hiện nay là xử lý khối tài sản không chia. Vấn đề là ai sẽ quản lý khối tài sản này (HĐQT hay đại diện tập thể người lao động); người đại diện quản lý khối tài sản không chia này có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng của trường hay không... đang còn có nhiều ý kiến khác nhau. Bộ GD-ĐT đang cố gắng đẩy nhanh việc soạn thảo thông tư sửa đổi nói trên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi các trường dân lập sang tư thục theo quyết định 122. Mặt khác, thực tế cho thấy việc chuyển đổi loại hình trường này nhanh hay chậm còn phụ thuộc chủ yếu vào tình hình nội bộ các trường, quyết tâm của nhà đầu tư, HĐQT..

Theo Trần Huỳnh (Tuổi trẻ)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà NộiLý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội
07:27:43 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Diễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vongDiễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vong
09:08:17 19/12/2024
Đây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim AnhĐây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim Anh
07:23:23 19/12/2024
Đưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lênĐưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lên
08:07:58 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Netizen

14:01:41 19/12/2024
Năm 2003, vợ chồng chị Ngụy Tư Lệ ở Nội Mông, Trung Quốc, có ý định kinh doanh cho thuê nhà ở. Sau khi bàn bạc, 2 vợ chồng họ bắt đầu đi khắp nơi để tìm nhà cũ và mua lại.
Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Sao việt

13:52:09 19/12/2024
Nhật Kim Anh khép kín đời tư sau đổ vỡ hôn nhân. Nữ ca sĩ nói bản thân trở nên nhạy cảm hơn và không còn cưỡng cầu về tình yêu nam nữ.
Chuyên gia nội tiết cảnh báo nguy cơ mỡ máu, tiểu đường từ đồ ăn vặt thường ngày

Chuyên gia nội tiết cảnh báo nguy cơ mỡ máu, tiểu đường từ đồ ăn vặt thường ngày

Sức khỏe

13:49:49 19/12/2024
Theo BS. Trang, ăn vặt không phải là xấu, nếu chúng ta biết cách kiểm soát và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Bác sĩ khuyến cáo mỗi bữa ăn vặt chỉ nên cung cấp khoảng 200 Kcal và mọi người nên chú ý đến thành phần dinh dưỡng của các loại th...
Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Hậu trường phim

13:49:44 19/12/2024
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), Cục Điện ảnh không cho phép phổ biến 15 phim truyện nước ngoài, 1 phim truyện Việt Nam trong năm qua.
Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Sao âu mỹ

13:43:58 19/12/2024
Trang Celebrity Net Worth cho hay, David Beckham kiếm được 50 triệu USD trong năm nay từ các hợp đồng quảng cáo và nhiều dự án kinh doanh.
Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Sao châu á

13:38:10 19/12/2024
Nhiều khán giả thừa nhận, vẻ ngoài của mỹ nhân Vô cực dường như không thay đổi bất chấp tuổi tác và việc cô đã qua nhiều lần sinh nở.
63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

Nhạc việt

13:31:40 19/12/2024
Mới đây, YouNet Media - đơn vị truyền thông chuyên đo lường chỉ số thảo luận mạng xã hội vừa công bố danh sách SocialTrend Reply 2024.
Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Trắc nghiệm

13:30:41 19/12/2024
Đây là những con giáp được dự báo có sự nghiệp thuận lợi nhất năm 2025. Thời điểm tốt đẹp đang đến, 4 con giáp này ôm vàng gánh bạc về nhà trong tháng
Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Tv show

13:23:27 19/12/2024
Chương trình hẹn hò được yêu thích của Netflix sẽ quay trở lại vào tháng 1/2025. Nhà sản xuất hứa hẹn đây sẽ là mùa giải kịch tính nhất từ trước đến nay.
5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

Thời trang

12:38:07 19/12/2024
Váy dáng dài dành cho nàng mặc khi đi làm công sở, dạo phố, đi sự kiện hoặc dự tiệc đều phù hợp. Những gợi ý váy dài qua gối mang đến hình ảnh lịch thiệp và chỉn chu đi cùng nét duyên dáng nữ tính đặc trưng của phái nữ.
Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Mọt game

11:54:13 19/12/2024
Trong vài tháng trở lại đây, cái tên Los Ratones đã nổi lên mạnh mẽ trong cộng đồng LMHT tại máy chủ Tây Âu. Lý do là bởi đội tuyển này có sự góp mặt của một loạt streamer, nhà sáng tạo nội dung danh tiếng