Nhiều trường đại học muốn được khai tử êm ái
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết nhiều trường cũng muốn được khai tử êm ái, không muốn kéo dài tình trạng chết lâm sàng.
Tại hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT tổ chức, ông Phùng Xuân Nhạ nói rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm, trong đó có chất lượng đào tạo của các trường đại học (ĐH).
3 yếu tố ảnh hưởng chất lượng đào tạo
Theo Bộ trưởng GD&ĐT, ba yếu tố ảnh hưởng chất lượng đào tạo. Thứ nhất là đội ngũ. “Đội ngũ mỏng, chất lượng thấp, tỷ lệ sinh viên/giảng viên lớn thì khó có thể có chất lượng được. Toàn ngành bình quân chỉ có 17% đến 19% là tiến sĩ, còn phổ biến là thạc sĩ, ĐH. Vậy, chất lượng thế nào?”, ông đặt câu hỏi.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nói: “Đội ngũ mỏng, chất lượng thấp, tỷ lệ sinh viên/giảng viên lớn thì khó có chất lượng được”. Ảnh: Nghiêm Huê/ Tiền Phong.
Thứ hai là cơ sở vật chất; chưa trường nào (kể cả trường ĐH quốc tế tại Việt Nam) xứng tầm là trường ĐH.
“Một trường ĐH đâu phải chỉ có chữ, còn phải là nơi sáng tạo. Nhiều trường của ta còn phải đi thuê, có những trường trông như nhà kho thì làm sao sáng tạo được. Sinh viên phần lớn học chay”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Yếu tố thứ ba là tài chính. Hiện mới chỉ có một số ít trường ĐH có tích lũy, còn phần lớn vẫn lấy thu bù chi, mới chỉ mong tồn tại.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, các trường còn rất yếu khâu dự báo; vẫn đào tạo theo hướng “vốn tự có” và dựa vào kinh nghiệm nên mới có hiện tượng nhiều ngành thừa nhân lực nhưng những ngành thị trường lao động cần thì thiếu.
Video đang HOT
“Trách nhiệm của hiệu trưởng thế nào trước những dự báo? Nếu không nhanh chóng, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà. Chúng ta sẽ phải nhập khẩu lao động từ Philippines, Malaysia và xuất khẩu lao động giản đơn. Chính hiệu trưởng các trường ĐH phải chịu trách nhiệm chất lượng đào tạo”, Bộ trưởng GD&ĐT nói.
PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng, chấn hưng giáo dục là chấn hưng từ người thầy. “Đầu tư cho thầy không lớn lắm. Tôi thấy buồn khi tỷ lệ giảng viên chỉ có 17% – 20% là tiến sĩ. Suốt một thời gian dài, chúng ta đã nói về vấn đề này, nhưng không khắc phục được vì không có đầu tư”, ông Sen nói.
Nhiều trường muốn được khai tử êm ái
PGS.TS Võ Văn Sen cho rằng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phải quy hoạch lại các trường; Bộ GD&ĐT phải mạnh tay làm việc này. “Sửa chữa, khắc phục, thậm chí là dẹp vì trước đây chúng ta đưa nhiều trường không đủ chuẩn lên ĐH”, ông Sen nói.
GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội, cho rằng Bộ GD&ĐT phải có giải pháp để các trường làm đúng luật thì được lợi; còn như hiện nay, làm đúng luật mà vẫn thiệt thòi thì sẽ khó cho các trường làm đúng.
“Bộ GD&ĐT cần xác định là làm vì chất lượng giáo dục, chứ không phải làm để sao cho các trường có thể tồn tại, tuyển sinh được”, bà đề xuất.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định trong mùa tuyển sinh 2017, nhiệm vụ của Bộ không phải là tuyển sinh. Đó là nhiệm vụ của các trường ĐH, bộ chỉ hỗ trợ và đưa ra bộ quy chuẩn, yêu cầu các trường minh bạch thông tin cho xã hội.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ quy hoạch, rà soát mạng lưới trường ĐH. Bộ trưởng GD&ĐT cho biết nhiều trường cũng muốn được khai tử êm ái, không muốn kéo dài tình trạng chết lâm sàng.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra 5 giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH thời gian tới, trong đó có tăng cường kiểm định chất lượng các trường ĐH. Theo ông Nhạ, hơn 20 trường ĐH, CĐ đã được kiểm định.
Tuy nhiên, bộ chỉ cho phép các trường áp dụng theo bộ tiêu chuẩn cũ đến giữa năm 2017. Từ ngày 1/1/2018, các trường chưa kiểm định phải theo bộ tiêu chuẩn mới sắp được ban hành.
Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong
Bài học với ngành giáo dục là biết nghe phản biện xã hội
"Một trong những bài học sâu sắc nhất đối với ngành GD&ĐT thời gian qua là phải biết lắng nghe các phản biện xã hội", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Trước ngày diễn ra hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2016 - 2017 (ngày 5/8), Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, những mục tiêu đề ra tất cả vì tiềm năng lớn nhất của đất nước là nhân lực - nhân tài.
9 nhiệm vụ trong năm học mới
Theo ông Nhạ, năm học 2015 - 2016, ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc đổi mới hoạt động dạy học, thi cử, kiểm tra, đánh giá. Công tác quản lý có nhiều đổi mới, các điều kiện đảm bảo chất lượng được tăng cường. Chất lượng GD&ĐT có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém mà ngành cần sớm khắc phục là: Quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân chậm được điều chỉnh và chưa được quan tâm đúng mức. Công tác dự báo, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chưa sát với nhu cầu sử dụng. Phân luồng học sinh sau THCS và THPT chưa tốt, chất lượng giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Việc giao quyền tự chủ, đặc biệt là đối với các cơ sở giáo dục đại học mới chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp. Chất lượng giáo dục còn hạn chế, nhất là ở bậc đại học, chưa thực sự tạo thành động lực để phát triển kinh tế cho đất nước.
Theo ông Nhạ, nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này. Trong đó, "thiếu tư duy đổi mới và quyết tâm hành động là nguyên nhân quan trọng nhất".
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho rằng, những kết quả đạt được hay hạn chế đều mang lại những bài học quý giá. "Một trong những bài học sâu sắc nhất đối với ngành GD&ĐT thời gian qua là phải biết lắng nghe các phản biện xã hội".
Từ đó, Bộ trưởng khẳng định, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành GD&ĐT đề ra 9 nhiệm vụ ưu tiên tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Đó là: Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục trong toàn quốc; Phát triển đội ngũ nhà giáo,CBQL giáo dục các cấp; Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; Nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học, trình độ đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục ĐH; Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong GD&ĐT; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước.
Mỗi nhiệm vụ này sẽ được cụ thể hóa bằng đề án cụ thể, trên cơ sở đó sẽ được triển khai bài bản, thống nhất trong toàn ngành, trong đó sẽ phân kỳ thực hiện hàng năm để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
5 giải pháp thực hiện
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đưa ra nhóm 5 giải pháp thực hiện trong năm học mới.
Trong đó, giải pháp đầu tiên là cải cách thể chế về GD&ĐT tập trung vào việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của ngành và liên quan đến ngành; lựa chọn theo thứ tự ưu tiên để tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngành giáo dục.
Giải pháp thứ hai là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Trong đó, triển khai điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự của các cơ quan quản lý giáo dục, trước hết là cơ quan Bộ GD&ĐT. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ quản lý giáo dục.
Thứ ba là tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT, trong đó, chú trọng các nguồn lực của xã hội và quốc tế để phát triển GD&ĐT. Quan tâm đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách.
Thứ tư là tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng độc lập các cơ sở giáo dục và công khai kết quả kiểm định để xã hội đánh giá. Tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả nhưng đảm bảo công bằng, nghiêm túc.
Giải pháp thứ năm là đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT. Trong đó, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là thông tin về các gương người tốt, việc tốt trong ngành. Xây dựng hệ thống truyền thông thông suốt từ các trường, sở đến Bộ để truyền tải thông tin đầy đủ, đa chiều về những đổi mới mà ngành đang thực hiện.
Theo Zing
Bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng GD&ĐT Chiều nay (19/4), tại trụ sở Bộ GD&ĐT, nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ký biên bản bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng cho tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Lễ bàn giao diễn ra trang trọng, ấm cúng với sự chứng kiến của các Thứ trưởng và đại diện lãnh đạo các cục, vụ, cơ quan Bộ GD&ĐT. Được Trung ương phân...