Nhiều trường đại học kém sức hút
Kết thúc xét tuyển bổ sung, nhiều trường đại học (ĐH) tiếp tục công bố xét tuyển đợt tiếp theo nhưng cũng không đặt nhiều hy vọng vì quá ít thí sinh đăng ký.
Trong đó, đáng chú ý nhất là nhiều trường ĐH địa phương và ngay cả những trường công lập cũng không được nhiều thí sinh quan tâm.
Phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TPHCM tại Vĩnh Long năm nay tuyển sinh khóa đầu tiên, cũng chật vật xét tuyển bổ sung
Mòn mỏi ngóng thí sinh
Năm 2020 là năm đầu tiên Trường ĐH An Giang tuyển sinh với danh nghĩa là trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM. Tuy nhiên, sức hút vẫn không tác động nhiều với thí sinh. Ngay khi công bố điểm chuẩn đợt 1, trường đã ra thông báo xét tuyển bổ sung cho 35/39 ngành đào tạo của trường. Chỉ tiêu tuyển bổ sung chiếm gần 20% tổng chỉ tiêu với điểm chuẩn bằng điểm chuẩn đợt 1, dao động từ 15 đến 20 điểm. Như vậy, phải xét tuyển bổ sung cho gần 90% số ngành đào tạo của trường.
Trường ĐH Đồng Tháp cũng tuyển bổ sung 180 chỉ tiêu với 12 ngành sư phạm bậc ĐH và một ngành cao đẳng sư phạm. Điểm sàn xét tuyển 18,5; trừ hai ngành Sư phạm Âm nhạc và Mỹ thuật 17,5. Ngoài ra, trường này còn tuyển bổ sung 9 ngành ngoài sư phạm gồm Việt Nam học, Quản lý văn hóa, Tài chính – Ngân hàng, Khoa học môi trường, Khoa học máy tính, Nông học, Nuôi trồng thủy sản, Công tác xã hội, Quản lý đất đai với 157 chỉ tiêu. Điểm sàn xét bổ sung tất cả ngành là 15.
Ngay cả nhiều ĐH vùng cũng xét tuyển bổ sung rất nhiều ngành. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) tuyển bổ sung hầu hết các ngành sư phạm. Đáng chú ý là chỉ tiêu tuyển bổ sung của nhiều ngành sư phạm rất nhiều như Vật lý 100 chỉ tiêu, Sinh học 126 chỉ tiêu, Khoa học tự nhiên 171 chỉ tiêu, Lịch sử – Địa lý 89 chỉ tiêu, Tin học 68 chỉ tiêu, Lịch sử 76 chỉ tiêu…
Trường ĐH Tây Nguyên tuyển bổ sung 30/34 ngành bậc ĐH và cũng phải xét tuyển bổ sung với hơn 1.000 chỉ tiêu. Thông báo tuyển bổ sung được đưa ra ngay sau khi công bố điểm chuẩn. Điều này cho thấy, số thí sinh đăng ký xét tuyển thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu cần tuyển. Trong khi đó, điểm sàn xét tuyển cũng chỉ dao động từ 15 đến 19. Đáng chú ý là một số ngành có điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn tối thiểu, nhưng số chỉ tiêu xét tuyển bổ sung rất lớn như Sư phạm Vật lý 145 chỉ tiêu, Sư phạm Hóa học 110 chỉ tiêu, Sư phạm Sinh học 110 chỉ tiêu, Sư phạm Văn 75 chỉ tiêu, Sư phạm Toán 60 chỉ tiêu…
Video đang HOT
Trường ĐH Quy Nhơn cũng thông báo tuyển bổ sung gần 1.500 chỉ tiêu cho 39 ngành trong tổng số 46 ngành đào tạo. Trong đó, không ít ngành mới chỉ tuyển được khoảng 50% chỉ tiêu. Trường ĐH Phú Yên cũng xét tuyển bổ sung 8/10 ngành đào tạo.
Ngay tại TPHCM, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM thông báo xét tuyển bổ sung đến 14/17 ngành bằng cả hai phương thức điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Riêng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, trường xét bổ sung 756 chỉ tiêu, mỗi ngành dao động từ 26 đến 100 chỉ tiêu. Tại Đồng Nai, Trường ĐH Đồng Nai xét tuyển bổ sung 6/14 ngành. Ở khu vực phía Bắc, Trường ĐH Xây dựng xét tuyển bổ sung 12 ngành với 650 chỉ tiêu.
Tại Lâm Đồng, Trường ĐH Đà Lạt tuyển bổ sung đến 700 chỉ tiêu cho 28 ngành, trong đó 80 chỉ tiêu các ngành sư phạm: Toán học, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh, Giáo dục tiểu học. Trường tuyển bổ sung bằng cả 3 phương thức: xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học tập lớp 12 hoặc lớp 11 cộng với học kỳ I lớp 12, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM. Trong đó, điểm sàn xét tuyển những ngành ngoài sư phạm chỉ dao động từ 15 đến 17 điểm…
Nguyên nhân vì đâu?
Thực tế cho thấy, năm 2020 các trường được sử dụng rất nhiều phương thức tuyển sinh so với những năm trước đây. Tuy nhiên, bức tranh tuyển sinh của nhiều trường ở các địa phương vẫn kém sức hút.
Điểm dễ nhận thấy là ngay cả các phân hiệu của trường ĐH lớn mở ở các địa phương vẫn chung cảnh ngộ. Chẳng hạn, phân hiệu ĐH Quốc gia TPHCM ở Bến Tre; Phân hiệu Trường ĐH Nông Lâm TPHCM ở Gia Lai, Ninh Thuận; Phân hiệu ĐH Đà Nẵng ở Kon Tum; Phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TPHCM ở Vĩnh Long; Phân hiệu Trường ĐH Công nghiệp TPHCM ở Quảng Ngãi… không chỉ điểm chuẩn thấp hơn so với cơ sở chính mà cũng phải trông chờ thí sinh bằng xét tuyển bổ sung.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết: Các trường ở địa phương kém sức hút với thí sinh có nhiều nguyên nhân nhưng dễ nhận thấy nhất chính là vấn đề chất lượng. Nguyên nhân có thể nói đến là cơ sở vật chất có thể đàng hoàng nhưng “nội dung” thì rất kém, thậm chí không có gì. Đội ngũ giảng viên thì không thể sánh bằng hoặc người giỏi bị hút hết về các thành phố lớn.
Ngoài ra, kinh tế địa phương phát triển chưa tương xứng nên vấn đề đầu ra khiến người học không an tâm… Dù tuyển sinh khó khăn nhưng hàng năm ngân sách tỉnh vẫn phải rót để các trường duy trì hoạt động, tuyển sinh không được dẫn đến rất khó khăn, lãng phí ngân sách. Do đó, nếu để các trường này tự chủ thì có thể sẽ có hướng phát triển hơn.
TS Hoàng Ngọc Vinh, Thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục – đào tạo giai đoạn 2016-2021, cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của chất lượng đào tạo các trường này trong bối cảnh phải cạnh tranh nguồn tuyển sinh với các trường ĐH trung ương vốn có truyền thống lâu đời hơn trường địa phương. Tự chủ ĐH đang được đẩy mạnh tạo ra sân chơi bình đẳng hơn, những trường nào quản trị yếu kém và trông chờ bao cấp như các trường địa phương, nếu không có sự đổi mới mạnh thì nguy cơ giải thể hoặc sẽ chỉ tuyển được trình độ cao đẳng.
Giáo dục mầm non nơi "đất mũi": Thiếu cả trường lớp và giáo viên
Do đặc thù sông nước, tỉnh Cà Mau đang đối mặt với tình trạng thiếu trường lớp và GV mầm non. Nhiều nơi vùng sâu, vùng xa, trẻ mầm non phải học tạm ở trường tiểu học...
Học nhờ, học tạm
Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng giáo dục mầm non ở tỉnh Cà Mau vẫn còn không ít khó khăn, nhất là tình trạng thiếu trường lớp và GV khu vực vùng sâu, vùng xa. Trước đó, UBND tỉnh có chủ trương quy hoạch trường lớp, xóa điểm lẻ nhưng trên thực tế, nhiều trường, điểm lẻ ở vùng sâu không thể xóa. Bởi không có điểm trường lẻ, HS gặp khó khi đến trường vì đường xa, đò ngang cách trở nên nguy cơ phải bỏ học gia tăng.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Cà Mau, năm học 2020 - 2021, đội ngũ GV mầm non còn thiếu, đặc biệt ở các huyện vùng sâu, vùng xa là 167 người. Phòng học cho bậc học này còn thiếu, phải học nhờ phòng của tiểu học (hơn 180 phòng). Do mạng lưới trường mầm non còn phân tán, nhiều trường có diện tích hẹp, phòng học chưa bảo đảm theo quy định cả về quy cách và diện tích sử dụng.
Cô, trò Trường MN thị trấn Thới Bình (Cà Mau) trong giờ học.
Do vậy, nhiều xã trong tỉnh vẫn chưa tiếp nhận hết số trẻ trong độ tuổi vào học mầm non. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của cấp học, do từ trước đến nay chưa có chương trình, đề án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non. Chính sách thu hút GV về dạy ở các huyện vùng sâu, vùng xa cũng chưa có. Tỷ lệ GV mầm non của tỉnh trong biên chế Nhà nước chỉ đạt 85,8%; tỷ lệ GV hợp đồng lao động chiếm 14,2%.
Một số nơi phòng học chưa đáp ứng được yêu cầu học 2 buổi/ngày. Ở khu vực vùng sâu, dân cư sống không tập trung, giao thông đi lại khó khăn. Một số nơi, đến mùa mưa là các cháu phải nghỉ học vì việc đến trường quá vất vả.
Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, do địa hình, hệ thống trường học còn phân tán, dàn trải, manh mún thiếu tập trung, tình trạng thiếu phòng học ở cấp mầm non vẫn còn. Sĩ số bình quân HS/lớp toàn tỉnh chưa đồng đều, tại các trường trên địa bàn thành phố Cà Mau và trung tâm các huyện còn cao so với quy định...
Như huyện Thới Bình, do trường học phân tán, tình trạng thiếu phòng học cấp học mầm non chậm khắc phục. Đến nay, huyện còn 24 điểm mầm non đặt tại trường tiểu học. Việc xóa điểm trường lẻ chưa thực hiện triệt để do xa điểm chính. Còn thiếu phòng học cho các lớp mầm non ở các xã có địa bàn khó khăn nên vẫn còn tình trạng HS phải học lớp ghép...
Chính sách thu hút giáo viên
HS huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đến trường bằng đò.
Theo Sở GD&ĐT Cà Mau, việc nâng cấp mở rộng các điểm trường chính sau thời gian sắp xếp trường, lớp học và đội ngũ GV rất cấp thiết. Sở GD&ĐT đã rà soát nhu cầu xây dựng trường, lớp học giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, theo đó, hầu hết các trường đều thiếu phòng học để dạy 2 buổi/ngày. Để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, ngành GD-ĐT Cà Mau cần được xây mới 1.650 phòng học (tập trung ở bậc mầm non và tiểu học), với tổng kinh phí trên 856 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Luân - Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau cho biết: 3 vấn đề cốt lõi là đội ngũ, cơ sở vật chất và thiết bị để đáp ứng nhu cầu giáo dục trong giai đoạn mới của tỉnh đều đang gặp khó... Để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, Sở đã đề xuất với lãnh đạo tỉnh xây dựng kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đầu tư nâng cấp theo hướng chuẩn hóa theo quy định mới. Ngành tham mưu UBND tỉnh 3 đề án lớn: Sắp xếp trường lớp học và đội ngũ GV đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Từ đề án này tiếp tục tham mưu Đề án đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em.
Đề án 3 là sửa chữa, xây mới mà trọng tâm là sửa chữa, nâng cấp những trường hiện có... Khi có các đề án thì dồn sức tập trung nguồn lực theo phân kỳ đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đến năm 2030 một cách cụ thể... Hiện 3 đề án trên đã được trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trong đó, điểm nổi bật của đề án là ưu tiên thu hút GV và nhân lực cho ngành mầm non, thông qua chính sách cho vay ưu đãi không trả lãi cho SV ngành sư phạm mầm non để hỗ trợ chi phí trong việc học. Công tác tuyển dụng GV mầm non cũng được mở rộng, không hạn chế người trong hay ngoài tỉnh. Những GV mầm non nơi khác đến công tác được tỉnh tạo điều kiện cho thuê hoặc mua nhà trả góp.
Về giải pháp trước mắt, hiện Sở GD&ĐT Cà Mau phối hợp với Trường ĐH Đồng Tháp mở lớp đào tạo CĐ Sư phạm Mầm non và ĐH Sư phạm Mầm non cho GV tiểu học dôi dư có nguyện vọng sang giảng dạy mầm non. Ngoài ra, sở cũng chỉ đạo Trường CĐ Cộng đồng và Trung tâm GDTX tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và GV mầm non cốt cán...
"Trường đang gặp nhiều khó khăn do thiếu phòng học, phải chịu cảnh mượn phòng học nhờ. Bên cạnh đó, trường cũng đối diện với tình trạng thiếu GV. Lo nhất là GV nghỉ thai sản sẽ không có người dạy thay thế trong thời gian dài". Cô Nguyễn Thị Bích Hằng, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau)
Không dám học khối C vì... sợ không được đánh giá cao 'Em giỏi các môn khối C nhưng lo lắng sợ không dám chọn khối này vì sợ không được đánh giá cao, sợ thất nghiệp, ít cơ hội ngành nghề. Em nên làm thế nào?', một học sinh đối thoại với thủ khoa. Gần 2.000 học sinh cùng tham gia chương trình tại Trường THPT Tân Túc - BẢO VY Sáng nay, 19.10...