Nhiều trường đại học dành hơn 70% chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT
Tuy kỳ thi THPT 2020 có nhiều thay đổi, nhưng nhiều trường đại học vẫn dành trên 70% chỉ tiêu xét tuyển đầu vào từ phương thức thi này.
Năm nay, Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển 500 chỉ tiêu đào tạo hệ đại học chính quy, trong đó, ngành Quan hệ quốc tế: 100; Ngành Kinh tế quốc tế: 100; Ngành Truyền thông quốc tế: 100; Ngành Luật quốc tế: 100; Ngành Ngôn ngữ Anh: 100.
Trường đưa ra 3 phương thức tuyển sinh, đồng thời mỗi ngành cũng sẽ có một chỉ tiêu riêng. Trong trường hợp phương thức xét tuyển 1 không đủ chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang phương thức 2.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Đối với từng ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT hoặc theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Phương thức 1, xét tuyển kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT (30% chỉ tiêu mỗi ngành.
Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Anh: IELTS (academic) hoặc Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương đạt từ 6,5 trở lên; ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên; ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 trở lên (mức điểm từ 280 điểm trở lên).
Thí sinh tham gia xét phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên.
Đặc biệt lưu ý với các thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển này, nếu có nguyện vọng tham gia Chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ được xét tuyển thẳng vào đúng ngành thí sinh đã trúng tuyển.
Phương thức 2, xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (70% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành).
Video đang HOT
Phương thức 3, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và của học viện.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT (Ảnh: H.C)
Năm 2020, Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Giao thông Vận tải sẽ tuyển sinh hệ đại học chính quy theo 4 phương thức.
Phương thức 1, xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT năm 2020, (70-80% chỉ tiêu tùy theo từng ngành). Bao gồm các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D03, D07, B00, trong đó mỗi ngành không quá 4 tổ hợp xét tuyển.
Phương thức 2, xét tuyển dựa vào điểm bình quân kết quả học tập 5 kỳ học THPT (không tính kết quả học kỳ II lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển phương thức 1. Trường dành 20-30% chỉ tiêu của ngành đó.
Phương thức 3, xét tuyển thẳng học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế.
Phương thức 4, xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi THPT năm 2020; dự kiến từ 10% – 20% chỉ tiêu của các chương trình tiên tiến và chất lượng cao.
Tương tự, Đại học Thủy lợi dành 70% tổng chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Với phương thức xét tuyển thẳng, không quá 10% tổng chỉ tiêu và xét tuyển dựa trên kết quả học bạ, không vượt quá 30% tổng chỉ tiêu.
Riêng với phương thức xét tuyển học bạ, trường dựa vào tổng điểm trung bình 3 năm các môn trong tổ hợp xét tuyển, không tính học kỳ 2 năm lớp 12 đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2020.
Nhà trường cũng đưa ra ngưỡng nhận hồ sơ nhóm ngành Công nghệ thông tin có tổng điểm đạt từ 21; ngành kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có tổng điểm đạt từ 19; các ngành khác tổng điểm đạt từ 18. Trong trường hợp nhiều thí sinh đạt cùng ngưỡng điểm thì thứ tự ưu tiên là môn Toán.
Ngoài ra, một số trường như Đại học Tài Nguyên Môi trường Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các trường khối ngành quân đội, công an cũng đều dự kiến sẽ dành phần lớn chỉ tiêu tuyển sinh đại học từ kết quả thi THPT.
Học viện Ngoại giao tuyển 500 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2020
Học viện Ngoại giao vừa thông báo về các phương thức tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2020.
Học viện xét tuyển trong cả nước với tổng chỉ tiêu hệ ĐH chính quy là 500. Trong đó, các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế, Ngôn ngữ Anh mỗi ngành 100 chỉ tiêu.
Đối tượng tuyển sinh là tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao.
Mỗi phương thức xét tuyển của trường có số lượng chỉ tiêu riêng. Trong trường hợp phương thức xét tuyển 1 không đủ chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang phương thức 2.
Trong trường hợp không trúng tuyển theo phương thức xét tuyển 1, nếu có nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký theo phương thức xét tuyển 2 theo lịch tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Kết quả học tập THPT.
Chỉ tiêu xét tuyển là 30% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành.
Thí sinh đăng ký xét tuyển phải đáp ứng các điều kiện có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển): Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Anh: IELTS (academic) hoặc Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương đạt từ 6,5 trở lên; Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Pháp: từ DELF-B1 trở lên; Đối với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Trung Quốc: từ HSK 4 trở lên (mức điểm từ 280 điểm trở lên).
Ngoài ra, có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên; đạt hạnh kiểm Tốt trong từng năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12.
Điểm xét tuyển bao gồm: (1) Điểm ngoại ngữ theo Chứng chỉ quốc tế được quy đổi theo Bảng 1; (2) Tổng điểm trung bình chung học tập của 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Học viện của năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải ngoại ngữ: Vật lý hoặc Hóa học hoặc Ngữ văn) và (3) Điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định của Bộ GD-ĐT (nếu có).
Ngưỡng điểm đánh giá hồ sơ xác định trúng tuyển của từng ngành đào tạo sẽ tính từ trên xuống dưới đến mức đạt đủ chỉ tiêu và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao.
Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Chỉ tiêu xét tuyển là 70% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và của Học viện.
Năm 2019, điểm chuẩn của Học viện Ngoại giao từ 23,91 đến 25,2. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh lấy điểm trúng tuyển là 33,25/40, tiếng Anh nhân hệ số 2.
Phương án tuyển sinh của Học viện Ngoại giao Năm học 2020-2021, Học viện Ngoại giao tuyển 500 sinh viên theo ba phương thức xét tuyển kết hợp, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng. Theo đề án tuyển sinh 2020 được Học viện Ngoại giao công bố chiều 14/5, trường tuyển cho năm ngành gồm: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế,...