Nhiều trường đại học đang thiếu giáo sư, phó giáo sư

Theo dõi VGT trên

Thực tế hiện nay với số lượng giáo sư, phó giáo sư ngày càng giảm, có thể nói là thiếu trầm trọng khiến nhiều trường đại học hụt hẫng về đội ngũ nhân lực này.

Nhiều trường đại học của nước ta hiện nay, nhất là những trường đào tạo ngành khoa học cơ bản, đang thiếu trầm trọng giáo sư, phó giáo sư. Với số lượng giáo sư, phó giáo sư ngày càng giảm, khiến nhiều trường đại học đang hụt hẫng về đội ngũ nhân lực này.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến hết năm 2019, các đại học, học viện, trường đại học đào tạo trình độ đại học có hơn 619 giáo sư, trên 4.831 phó giáo sư. Đối với các trường cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục mầm non có 1.891 giảng viên cơ hữu giảng dạy chuyên ngành giáo dục mầm non với 2 phó giáo sư, 144 tiến sĩ, 1.363 thạc sĩ. Điều đó cho thấy các trường đại học, nhất là các trường đào tạo ngành khoa học cơ bản, đang thiếu trầm trọng giáo sư, phó giáo sư.

Nhiều trường đại học đang thiếu giáo sư, phó giáo sư - Hình 1

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Sơn – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Sơn – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội) về vấn đề này. Thầy Sơn cho biết:

“Trường chúng tôi hiện nay với đội ngũ giảng dạy có tới 46% có học hàm giáo sư và phó giáo sư, gần 100% có học vị Tiến sĩ. Có nhiều giáo sư rất trẻ mới ngoài 30 tuổi. Là một trường đại học nghiên cứu cơ bản, có thể nói đây là tỷ lệ rất cao trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, một số bộ môn của trường hiện nay không còn giáo sư, phó giáo sư nào, các cán bộ đều là tiến sĩ trẻ nên cần thêm một vài năm mới đủ chuẩn. Trường có thông báo nhu cầu tuyển và bổ nhiệm nhiều giáo sư, phó giáo sư nhưng sẽ khó tuyển đủ được như mong muốn, bởi vì đây là tình trạng thiếu hụt chung ở nhiều trường đại học khác ở Việt Nam. Vì vậy, thời gian tới, trường chúng tôi vẫn thiếu nhiều vị trí giáo sư, phó giáo sư.

Đối với những ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, Nhà nước đang dần dần phong đội ngũ giáo sư và phó giáo sư theo thông lệ quốc tế. Đối với thông lệ này, việc công bố quốc tế được đánh giá rất cao với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, và đặc biệt là với những tiến sĩ trẻ có công bố quốc tế tương đối tốt. Vì vậy, việc phong học hàm giáo sư, phó giáo sư hiện nay ngày càng trẻ hóa.

Theo tôi, nhiều trường đại học hiện nay đội ngũ giáo sư, phó giáo sư vẫn còn đang “mỏng”, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là việc phong học hàm ở Việt Nam vẫn đang dần tiệm cận với việc phong học hàm theo thông lệ quốc tế, vì thế việc đánh giá thông qua công bố quốc tế rất quan trọng nhưng lại bị hạn chế đối với từng nhóm ngành khác nhau

Ví dụ ngành khoa học xã hội và nhân văn, việc công bố quốc tế sẽ khó khăn hơn so với các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ. Theo tôi đấy là mấu chốt cần phải “giải tỏa” vướng mắc này để tiến tới các nhóm ngành khác muốn phong học hàm học vị nhiều hơn.

Tuy nhiên, để giải tỏa được vướng mắc này cần phải được đồng bộ rất nhiều lĩnh vực, ví dụ: Muốn công bố quốc tế thì phải có trình độ ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh, không chỉ có lĩnh vực chuyên môn, mà cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thông qua các kĩ năng và trình độ đào tạo. Tôi hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ cải thiện được tình trạng này”.

Thiếu đội ngũ giáo sư, phó giáo sư ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đào tạo?

Theo thầy Sơn: “Số lượng giáo sư, phó giáo sư trong 5 năm trở lại đây đang ngày càng giảm, nhất là khi Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước triển khai thực hiện Quyết định 37/2018/QĐ – TTg xét giáo sư, phó giáo sư, việc phong học hàm đang dần tiệm cận với trình độ quốc tế.

Với những ngành đặc thù như khoa học xã hội và nhân văn, quốc phòng an ninh,…Những lĩnh vực như vậy tôi nghĩ sẽ khó khăn hơn so với những ngành khác như khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ khi công bố quốc tế theo tiêu chuẩn mới.

Giáo sư, phó giáo sư là đội ngũ quan trọng, là nòng cốt của các cơ sở giáo dục đại học, trong trường đại học có 2 chức năng là truyền thụ và sáng tạo trí thức, cả 2 chức năng này đều cần những giáo sư, phó giáo sư đầu ngành để đảm đương trọng trách của nhà trường. Nếu hẫng hụt đội ngũ này sẽ ảnh hưởng đầu tiên đến chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, điều thứ 2 là ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Với mô hình nghiên cứu tiên tiến của một số nước trên thế giới, họ phong học hàm giáo sư, phó giáo sư của trường theo cơ chế phòng thí nghiệm, tuy nhiên ở nước ta với mô hình tương đối khác, giáo sư, phó giáo sư là những chức danh độc lập. Ví dụ: Giáo sư, phó giáo sư ở nước ngoài thường là trợ lí, hoặc phó cho một giáo sư cụ thể, nhưng ở nước ta việc này lại độc lập, không lệ thuộc.

Một điều nữa là mô hình cơ cấu tổ chức một trường đại học của ta cũng hơi khác, nên đối với mỗi lĩnh vực, mỗi ngành trong quá trình phát triển cũng đang dần theo thông lệ quốc tế trong lĩnh vực của mình đang theo đuổi”.

Nhiều trường đại học đang thiếu giáo sư, phó giáo sư - Hình 2

Giáo sư, phó giáo sư là đội ngũ quan trọng, là nòng cốt của các cơ sở giáo dục đại học. Ảnh minh họa: TTXVN.

Video đang HOT

Cơ chế nào để các trường thu hút người tài?

Thầy Sơn nói: “Trên thế giới, việc phong giáo sư, phó giáo sư theo thông lệ quốc tế là do các nhà trường quyết định, nhưng ở nước ta do nhiều nguyên nhân và yếu tố lịch sử để lại nên việc phong học hàm này đang do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước phong.

Theo tôi, chúng ta cũng nên dần dần theo thông lệ quốc tế, tự chủ trong giáo dục đại học ở Việt Nam cũng sẽ được quan tâm và xây dựng dần tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Việc này nên giao nhiệm vụ cho nhà trường, đồng thời Nhà nước cũng cần có những cơ chế, chính sách đồng bộ để có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất của việc đào tạo nghiên cứu khoa học và chất lượng của đội ngũ giáo sư, phó giáo sư.

Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước cũng đang có những chính sách để mở rộng tự chủ đại học, dần tiếp cận với trình độ quốc tế.

Vậy nên những trường tự chủ được, “đi trước” được, có tiềm lực về tài chính ngân sách bồi dưỡng đội ngũ để đạt chuẩn quốc tế, hoặc có thể đãi ngộ với người tài thì cũng nên khuyến khích. Điều này rất tốt, nó song song phát triển với xã hội chứ không nhất thiết các trường phải “chờ” nhau.

Việc này theo quan điểm của tôi là một sự “cạnh tranh” lành mạnh, nó cũng là một chính sách giúp cho các nhà trường không bị “chảy máu” chất xám, các trường sẽ phải tự vươn lên để nâng cao nhân lực đội ngũ của mình”.

Thầy Sơn kiến nghị: “Thực tiễn cho thấy, trong lĩnh vực giáo dục đại học thì việc thu hút, giảng viên, nhà khoa học xuất sắc đã khó, nhưng giữ chân họ còn khó hơn.

Trong bối cảnh hiện nay, việc tự chủ đại học đang được Nhà nước đưa ra nhiều giải pháp, chế độ chính sách, và để song hành việc đó cùng với Nhà nước, bản thân đội ngũ giáo sư, phó giáo sư cũng như cán bộ giảng dạy ở các trường cũng phải tự mình hoàn thiện, vươn lên theo tiêu chuẩn quốc tế.

Giáo sư, phó giáo sư, giảng viên, nhà khoa học giỏi họ đều là yếu tố đặc biệt quan trọng trong đảm bảo chất lượng của giáo dục đại học, đồng thời trực tiếp đóng góp vào nhiều tiêu chí để thăng hạng trên các bảng xếp hạng”.

Lĩnh vực Khoa học Xã hội của Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu được xếp hạng thế giới

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Sơn chia sẻ: “Ngày 14/10/2021, Bộ xếp hạng của Times Higher Education công bố thêm 4 lĩnh vực trong kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – THE World University Rankings by Subject năm 2022.

THE World University Rankings by Subject là bảng xếp hạng các trường đại học theo ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc 11 lĩnh vực. Kết quả của bảng xếp hạng này được đánh giá dựa 5 nhóm tiêu chí gồm các chỉ số: Trích dẫn (Citation), Thu nhập từ chuyển giao công nghệ (Industry Income), Triển vọng quốc tế (International Outlook), Nghiên cứu (Research) và Giảng dạy (Teaching).

THE đã sử dụng các nguồn dữ liệu từ khảo sát (do THE thực hiện), cơ sở dữ liệu Scopus (thuộc NXB Elsevier) và dữ liệu do cơ sở giáo dục đại học cung cấp để thực hiện xếp hạng, nhưng trọng số được điều chỉnh lại để phù hợp với từng lĩnh vực.

Theo đó, lĩnh vực Social Sciences (Khoa học Xã hội) của Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu được vào Bảng xếp hạng này với thứ hạng 501 – 600 thế giới. Như vậy, trong Bộ xếp hạng THE, Đại học Quốc gia Hà Nội có 4 lĩnh vực được xếp hạng, bao gồm:

- Khoa học tự nhiên (Physical Sciences) thứ hạng 601 – 800 thế giới,

- Kỹ thuật, công nghệ (Engineering) thứ hạng 601 – 800 thế giới,

- Khoa học máy tính (Computer Sciences) thứ hạng 601 – 800 thế giới,

- Khoa học xã hội (Social Sciences) thứ hạng 501 – 600 thế giới.

Cần quy hoạch lại các trường đại học công lập theo sứ mệnh đào tạo

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, với một số trường đại học đào tạo quá hẹp, vì nhu cầu lao động thấp, buộc các trường phải mở thêm nhiều ngành học khác.

Đào tạo đa ngành là xu hướng của các trường đại học hiện nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự chủ tài chính, việc các trường đại học công lập mở nhiều ngành đặt ra cho dư luận những lo ngại về vấn đề chất lượng đào tạo.

Đào tạo theo sứ mệnh nhưng không áp đặt cứng nhắc

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói rằng, đối với các trường công lập, chúng ta không áp đặt sứ mệnh đào tạo một cách cứng nhắc như trước đây. Có những ngành nghề do nhà nước giao nhiệm vụ cho trường, nhưng có những ngành nghề do trường chủ động đề xuất, tất nhiên những đề xuất đó phải nằm trong khuôn khổ nhất định.

Cần quy hoạch lại các trường đại học công lập theo sứ mệnh đào tạo - Hình 1

Giáo sư Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Theo Giáo sư Đào Trọng Thi, việc mở ngành đào tạo, đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tuyển sinh, dù trường được tự chủ quyết định chỉ tiêu tuyển sinh nhưng phải dựa trên cơ sở năng lực đào tạo của nhà trường như: đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất,... và những tiêu chí này đều đã có con số quy định cụ thể.

"Muốn mở một ngành mới, trường phải đáp ứng được về đội ngũ giáo viên, tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ,... theo quy định. Và chỉ tiêu tuyển sinh của ngành học cũng phải phụ thuộc vào đội ngũ đó, phụ thuộc vào sàn diện tích xây dựng, cơ sở vật chất, trang thiết bị,....

Như vậy, các trường không thể mở ngành một cách tùy tiện, họ phải có chiến lược, quy hoạch về các ngành nghề, có sự chuẩn bị cho đào tạo ngành đó.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngành đào tạo nào, chỉ tiêu ra sao còn phải phù hợp với nhu cầu xã hội", Giáo sư Đào Trọng Thi chia sẻ.

Đào tạo ở trường đại học phải theo nhu cầu lao động, sự phát triển của kinh tế xã hội. Chúng ta phải đánh giá được, thị trường lao động trong những thời điểm tới đây, nhu cầu số lượng khoảng bao nhiêu, cơ cấu nhân lực như thế nào, lúc đó mới giảm thiểu được tình trạng cử nhân thất nghiệp.

Việc điều tiết quy mô đào tạo phải theo nhu cầu thị trường lao động chứ không thể theo một ý chí chủ quan nào. Tất nhiên, thị trường lao động ở Việt Nam cũng mới hình thành, chúng ta cần một thời gian để nó phát triển và hoàn thiện.

Tóm lại, việc xác định chỉ tiêu cho từng ngành nghề, cơ cấu ngành nghề như thế nào là phải tính đến sự phù hợp với năng lực đào tạo của trường và phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Quy định đã có, điều quan trọng là phải làm thật tốt khâu kiểm định để đánh giá chất lượng đào tạo, để đảm bảo chất lượng đào tạo các ngành học của các trường.

Ngoài ra, phải nhận diện rõ, việc mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh ở hệ thống trường công lập và hệ thống trường ngoài công lập là khác nhau.

"Trường công lập là do nhà nước đầu tư nên phải tập trung đào tạo những ngành học theo sứ mệnh mà nhà nước đã giao. Trường về kinh tế không thể chạy đua tập trung đào tạo kỹ sư máy móc, trường đại học khoa học tự nhiên không thể đào tạo nghệ sĩ, diễn viên.

Tất nhiên chúng ta không áp đặt đào tạo theo sứ mệnh một cách cứng nhắc, bên cạnh những ngành học theo sứ mệnh, nhà trường có thể đề xuất ngành mới, nhưng đề xuất đó phải nằm trong khuôn khổ, phải phù hợp với sự phát triển của đất nước, bởi trường công là sở hữu của nhân dân, phải vì nhân dân.

Các trường tư là do tư nhân đầu tư, xây dựng, họ được được mở rộng các ngành đào tạo theo quy định của pháp luật khi đã đảm bảo đầy đủ năng lực đào tạo, điều kiện giảng dạy.

Điều đó để nói rằng, mức độ tự chủ của trường công và trường tư là khác nhau", Giáo sư Thi nhận định.

Quy hoạch lại một số trường đào tạo hẹp

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề mở ngành ở các trường công lập, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, việc mở ngành học mới đang là xu hướng phát triển bình thường. Tuy nhiên, cũng cần có những thay đổi theo hướng tích hợp, liên ngành và kết nối (connected curriculum) để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động trong bối cảnh của tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

Cần quy hoạch lại các trường đại học công lập theo sứ mệnh đào tạo - Hình 2

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo). (Ảnh:NVCC)

Thời gian qua, chúng ta đã có hàng nghìn giảng viên được đào tạo ở nước ngoài về, mang những tri thức, kinh nghiệm của những ngành học mới về nước sẽ là những tiền đề quan trọng trong đổi mới chương trình giáo dục đại học và có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học. Vì thế đội ngũ những giảng viên này được tham gia phát triển chương trình mới (ngành mới) thì đó là dấu hiệu tích cực.

Tuy nhiên, do biên giới văn hóa của ngành học tồn tại nhiều năm, để có thể làm mờ đi ranh giới giữa các ngành đòi hỏi cần có những thay đổi trong văn hóa tổ chức và quản trị nhà trường.

Khoa học công nghệ hiện đại đặt ra yêu cầu về tích hợp liên ngành, ví dụ ngành cơ khí hiện nay không giống như truyền thống trước đây, mà ngành cơ khí phải tích hợp các ngành truyền thống như: Cơ Điện tử, Cơ Sinh Y Điện tử... ứng dụng nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, gần đây có một số trường mở ngành mới nhưng nghiên cứu kỹ thì nội hàm đổi mới trong chương trình theo chuẩn đầu ra và nội dung, cũng như cách thức tổ chức thực hiện không khác nhiều với ngành đào tạo chính.

Câu hỏi đặt ra là liệu việc mở ngành mới đã đáp ứng được những yêu cầu đổi mới hay chưa? Một ngành học mới phát triển từ ngành học truyền thống nhưng bản chất chương trình không thay đổi, trước đây dạy như thế nào, bây giờ vẫn dạy như vậy thì không thể gọi đó là đổi mới.

"Vậy phân biệt ngành mới với ngành truyền thống thế nào? Theo kinh nghiệm của thế giới khi chuẩn đầu ra (learning oucomes) của một chương trình vượt quá 25% ngành truyền thống, thì khi đó mới có thể gọi là một ngành mới và quy trình mở ngành (như xác định nhu cầu, mục tiêu, chuẩn đầu ra, sắp xếp nội dung chương trình...) mới tiến hành để Hội đồng trường phê chuẩn theo quy trình chặt chẽ.

Hội đồng trường hoặc người học biết một ngành mới được mở ra có đúng thực chất hay không cần phải tìm hiểu về chương trình có tên gọi tương tự ở quốc tế, chuẩn đầu ra, hàm lượng đổi mới chương trình như thế nào, đội ngũ giảng viên có sẵn để thiết kế và thực hiện chương trình đổi mới và có tuân thủ quy trình để mở một ngành mới hay không.

Việc mở ngành mới cũng phải dựa vào những nghiên cứu khảo sát thị trường lao động, xu hướng chương trình đào tạo của thế giới cũng như định hướng phát triển kinh tế- xã hội", Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho biết.

Để đảm bảo việc quản lý mở ngành đào tạo của các trường đại học, theo Tiến sĩ Vinh, điều quan trọng nhất là phải tăng cường kiểm định chương trình. Khi kiểm định một chương trình, tập trung chuyên gia của ngành đào tạo ấy thì việc kiểm định sẽ chặt chẽ, chuẩn chỉnh hơn.

Đánh giá được chất lượng chương trình, thực tế tổ chức thực hiện, chuẩn đầu ra, điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình chính là những căn cứ quan trọng xác định ngành học đó có đảm bảo chất lượng hay không.

Nếu chỉ có kiểm định trường là chưa đủ, bởi lẽ, một bộ tiêu chuẩn chung lại được áp dụng cho tất cả các trường rất đa dạng ngành đào tạo, trong khi mỗi trường ở những khu vực khác nhau, lĩnh vực đào tạo cũng khác nhau, thành viên đoàn kiểm định không thể tụ hợp đủ được các chuyên gia theo ngành đào tạo của nhà trường, dễ xảy ra cảnh "thầy bói xem voi" hoặc sẽ nặng nề về quy trình thủ tục.

Ví dụ, ngành đào tạo Y khoa thì những người có chuyên môn Y khoa và có tiêu chuẩn kiểm định chương trình riêng của lĩnh vực chắc chắn sẽ hiệu quả hơn, giống như một số quốc gia trên thế giới đang tiến hành.

Ngoài ra, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cũng đề xuất việc quy hoạch lại một số trường đại học đào tạo quá hẹp.

Hiện nay, còn một số trường thuộc một số tổ chức chính trị xã hội, theo sứ mệnh thì đào tạo rất hẹp nhưng vẫn tồn tại là một trường đại học độc lập, khả năng tự chủ thấp, muốn nâng cao chất lượng cần hoặc là đầu tư nhiều của nhà nước hoặc mở thêm ngành đào tạo ngoài sứ mệnh để thu hút người học. Những trường đại học như vậy rất cần được quy hoạch trở lại.

Tuy nhiên, việc mở những ngành mới ở những trường này lại rất khó cạnh tranh tuyển sinh với những trường đại học đã có thế mạnh và truyền thống đào tạo lâu đời, đó là chưa kể sự trùng lặp ngành đào tạo gây ra sự lãng phí không hề nhỏ.

"Mạng lưới các trường đại học hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Chúng ta cần phải quy hoạch lại theo sứ mệnh, quản lý các trường đại học theo sứ mệnh và các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng.

Ví dụ, một trường đại học có khi chỉ nên là một khoa hoặc một trường đại học nằm trong Đại học Quốc gia sẽ hợp lý hơn. Điều này giúp chúng ta tận dụng được những chuyên gia của ngành học khác để nâng cao hiệu quả đào tạo.

Đây cũng là mô hình được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới, ví dụ như Women's College nằm trong Đại học Sydney (Úc).

Nếu vẫn để những trường này tồn tại độc lập thì sẽ còn những vấn đề bất cập trong quá trình phát triển mạng lưới các trường đại học của quốc gia cũng như chưa quán triệt hết tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII", Tiến sĩ Vinh khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cao Thái Sơn trở thành kỷ lục gia Việt Nam
13:26:04 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Selena Gomez lộ video nhạy cảm trong tiệc thác loạn 72 giờ đồng hồ của "ông trùm" Diddy?
15:08:29 07/11/2024
Cho thôi việc nữ hiệu trưởng trong vụ lùm xùm khay cơm giáo viên lèo tèo 2 miếng chả
14:03:10 07/11/2024
Bức ảnh khiến ông Donald Trump nhận "cơn mưa" lời khen về cách dạy dỗ con cháu
14:09:04 07/11/2024
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân chính thức lên tiếng về bức ảnh hẹn hò tình cảm cùng trai lạ ở quán cafe
13:30:41 07/11/2024
"Bùng binh" tình ái Vbiz: Thiên Ân - Kỳ Duyên nghi toang, Minh Triệu liền nhắc tên người cũ?
13:22:51 07/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Trường Giang lần đầu khoe cận diện mạo quý tử, visual "ngoan xinh iu" y hệt Nhã Phương
15:10:46 07/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sếp Mailisa bị người dân mắng vì từ thiện 1 triệu, giải quyết ai cũng nể phục

Netizen

17:11:17 07/11/2024
Sau khi cầm 3 tỷ tiền mặt và 50 tấn gạo đi các tỉnh miền Bắc để hỗ trợ, Mailisa quyết định lấy thêm 7 tỷ đồng nữa để làm từ thiện. Tổng cộng, nữ doanh nhân ủng hộ 10 tỷ đồng và 50 tấn gạo.

Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc

Thế giới

16:50:54 07/11/2024
Trước đó, năm 2 tuổi, anh bị bắt cóc tại nhà ông bà nội ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Sau đó, một gia đình giàu có ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã mua anh từ những kẻ buôn người.

Choáng ngợp trước hôn lễ cặp đôi đồng giới Vbiz: Huy động 2 xe tải hoa tươi, dàn sao "quậy" banh nóc

Sao việt

16:49:43 07/11/2024
Vào tối 6/11, hôn lễ của Thanh Đoàn và Hà Trí Quang đã chính thức diễn ra tại Phú Quốc. Ngày vui của cặp đôi được tổ chức trên bãi biển của 1 khu nghỉ dưỡng đắt đỏ vô cùng sang trọng.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

Tin nổi bật

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Thi thể Liam Payne đã được đưa về Anh

Sao âu mỹ

16:39:31 07/11/2024
Theo nguồn tin từ Page Six, thi thể của Liam Payne cuối cùng cũng được đưa từ Argentina về Anh để an táng vào hôm nay.

Nam ca sĩ mất lái, lao xuống sông sâu 6 mét: "Tôi biết mình sắp chết, tìm điện thoại gọi cho mẹ để báo"

Tv show

16:35:40 07/11/2024
Tôi lao thẳng xe xuống sông sâu tới 6, 7 mét. Dưới sông có mấy cây cọc đâm thẳng vào xe tôi - Quách Tuấn Du chia sẻ.

Nữ diễn viên bị chồng tỷ phú đánh đập suốt 7 năm, phát hiện sự thật chấn động phải ôm con bỏ chạy

Sao châu á

16:32:28 07/11/2024
Tưởng chừng lấy chồng giàu sẽ có được cuộc sống hạnh phúc và sung sướng, nhưng điều đó lại không xảy ra với người đẹp này.

Truy tìm 2 anh em ruột liên quan vụ giết người trong rừng tại Gia Lai

Pháp luật

15:38:03 07/11/2024
Liên quan đến vụ giết người xảy ra tại Tiểu khu 1184, thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đang khẩn trương truy tìm hai nghi can Đinh Văn Ten và Đinh...

Bầu cử Mỹ 2024: Kỳ vọng và thực tế

Uncat

15:20:14 07/11/2024
Khi các điểm bầu cử trên khắp nước Mỹ đóng cửa vào thứ Ba, ngày 5/11 (giờ địa phương), các chuyên gia phân tích chính trị có kinh nghiệm đều chắc chắn về 6 điều sau:

Lý do tiền đạo Mbappe đánh mất mình ở Real Madrid

Sao thể thao

15:08:37 07/11/2024
Người đại diện của siêu sao Real Madrid đang lo ngại về việc sự nghiệp của tiền đạo Mbappe có thể bị ảnh hưởng khi phải chơi ở một vị trí không tự nhiên tại CLB.

Trần Bảo Sơn khởi động phim đầu tay làm đạo diễn

Hậu trường phim

14:23:14 07/11/2024
Trần Bảo Sơn công bố thử sức với vai trò đạo diễn, tìm kiếm tài tử, giai nhân cho dự án phim Con đường vô tận (Endless Road) anh dành nhiều tâm huyết.