Nhiều trường đại học đã nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ
Hiện nay, nhiều trường đại học đã nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng học bạ. Theo đó, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển.
Xét tuyển học bạ là thí sinh có quyền chủ động chọn lựa tổ hợp môn sở hữu tổng điểm cao nhất. Qua đó chắc chắn hơn về khả năng trúng tuyển vào đại học của mình.
Tất cả thí sinh đạt tổng điểm trung bình 05 học kỳ liên tiếp (học kỳ 1,2 lớp 10, Học kỳ 1,2 lớp 11 và Học kỳ 1 lớp 12) từ 18 điểm đều có thể nộp hồ sơ xét tuyển đại học thay vì phải chờ kết thúc năm học lớp 12.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi THPT năm 2020 có nhiều thay đổi về thời gian, xét tuyển học bạ 5 học kỳ được xem là giải pháp giúp thí sinh giảm áp lực, góp phần tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học mà không bị phụ thuộc vào kết quả của một kỳ thi duy nhất.
Tuyển sinh 2020, trường Đại học Giao thông vận tải có 1145/4200 chỉ tiêu tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển học.
Thí sinh tốt nghiệp THPT có tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình cả năm lớp 10 điểm trung bình cả năm lớp 11 điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12) điểm ưu tiên (nếu có) chỉ từ 18 – 24 điểm đã đủ điều kiện để đăng ký xét tuyển.
Thời hạn đăng ký xét tuyển từ 19/5/2020 đến 30/6/2020. Kết quả dự kiến công bố ngày 10/7/2020.
Trường Đại học Thủy lợi xét tuyển học bạ THPT dựa vào tổng điểm trung bình 03 năm các môn trong tổ hợp xét tuyển, không tính học kỳ 2 năm lớp 12 đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2020.
Từ 0h00 ngày 30/5/2020, Thí sinh bắt đầu đăng ký trực tuyến xét tuyển thẳng và xét tuyển học bạ vào Trường Đại học Thủy lợi.
Ngưỡng nhận hồ sơ: Đối với mã ngành TLA, nhóm ngành Công nghệ thông tin có tổng điểm đạt từ 21,0; Ngành Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có tổng điểm đạt từ 19,0; Các ngành khác tổng điểm đạt từ 18,0. Đối với mã ngành TLS, PHA: Tổng điểm đạt từ 16,0 trở lên.
Xét tuyển học bạ THPT là phương thức được đa số thí sinh lựa chọn
Trường đại học Thành Đô, tổ hợp môn xét tuyển bằng học bạ đa dạng, gồm 4 tổ hợp cho mỗi ngành xét tuyển. Xét tuyển học bạ độc lập với xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, vì vậy, thí sinh dù thi bài thi khoa học tự nhiên vẫn có thể xét học bạ với các tổ hợp Văn – Sử – Địa, Văn – Sử – Anh… và ngược lại. Như vậy, thí sinh có thể linh hoạt chọn tổ hợp môn xét tuyển lợi thế nhất, chủ động chọn ngành mà mình yêu thích và đủ điều kiện về điểm số.
Thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển, bản photo công chứng học bạ THPT, bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT và giấy tờ ưu tiên nếu có.
Hiện tại, học sinh lớp 12 có thể nộp trước phiếu đăng ký xét tuyển và bản photo công chứng học bạ THPT về trường ĐH Thành Đô trước ngày 25/07 để được ưu tiên xét tuyển, sau đó tiếp tục bổ sung các giấy tờ còn lại.
Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trường, đăng ký xét tuyển trực tuyến từ website www.thanhdo.edu.vn hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện về địa chỉ đường Vạn Xuân, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
Bên cạnh phương thức xét tuyển học bạ 05 học kỳ được, Trường Đại học Thành Đô vẫn thực hiện các phương thức xét tuyển kết theo quả thi tốt nghiệp THPT, Thi tuyển trực tiếp tại trường và Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn (tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 trở lên).
Ngoài ra, trường Đại học Thành Đô tặng học bổng 100% học phí toàn khóa học với tiêu chí xét bằng điểm trung bình học tập lớp 11 hoặc học kỳ 1 lớp 12 tổ hợp môn xét tuyển cho tân sinh viên trúng tuyển năm học 2020.
Còn trường ĐH Hàng Hải, xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện trung học phổ thông (xét Học bạ) với 30% chỉ tiêu. Áp dụng 27 chuyên ngành thuộc nhóm Kỹ thuật & Công nghệ, 02 chuyên ngành thuộc nhóm Chất lượng cao (chuyên ngành Công nghệ thông tin Chất lượng cao và Điện tự động công nghiệp Chất lượng cao), và 02 chuyên ngành thuộc nhóm chọn (chuyên ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển).
Điều kiện nhận đăng ký xét tuyển: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương năm 2018; 2019; 2020; Hạnh kiểm lớp 12 xếp loại Khá trở lên; Tổng Điểm trung bình học tập các môn trong tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Trường;
Đối với chuyên ngành Kiến trúc và nội thất, thí sinh phải có kết quả thi môn Vẽ Mỹ thuật do các trường Đại học tổ chức thi trong các năm 2018; 2019; 2020.
Trong đó, điểm trung bình học tập các môn trong tổ hợp xét tuyển = (Tổng điểm trung bình 03 môn trong tổ hợp xét tuyển trong 03 năm lớp 10, 11, 12)/3. Hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển đối với phương thức 3 gồm: Bản sao (công chứng) học bạ phổ thông trung học; Phiếu đăng ký xét tuyển theo kết quả 03 năm THPT; Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có ưu tiên).
Thời gian tiếp nhận hồ sơ xét tuyển: từ ngày 01/07/2020 đến 30/08/2020; Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát qua bưu điện.
Theo nhận xét của Ban đào tạo nhiều trường đại học, quá trình phấn đấu trong 3 năm học được ghi nhận với phương thức xét tuyển học bạ, điều này có lợi cho những thí sinh học tốt nhưng có kết quả thi không cao.
Với phương thức xét tuyển học bạ THPT, thí sinh hoàn toàn yên tâm về tính bình đẳng trong học thuật sau khi nhâp học. Kết quả học tập, tốt nghiệp của sinh viên trúng tuyển học bạ các năm qua cho thấy năng lực của các thí sinh không chênh lệch nhiều so với trúng tuyển điểm thi THPT quốc gia.
Muôn nẻo lựa chọn trái ngành (1): Những kịch bản "lệch pha" của sinh viên
Nhiều năm qua, sinh viên lựa chọn làm trái ngành là thực tế khá phổ biến. Vì thế, dư luận luôn đau đáu câu hỏi: Dành thời gian 4 - 5 năm theo học chuyên ngành nhưng ra trường lại làm một nghề khác, đó có phải sự lãng phí hay không?
Năm học 2019 - 2020 sắp khép lại, nhiều "cử nhân dự bị" quyết định làm trái ngành để không thất nghiệp, đảm bảo cuộc sống. Với một số người khác, đây còn là sự lựa chọn để theo đuổi đam mê. Bởi với họ, thành công là khi được làm công việc mà mình yêu thích và cảm thấy phù hợp.
Vì đâu các "cử nhân tương lai" lựa chọn trái ngành?
Trong 3 năm gần đây, cả nước có hơn 400 trường Đại học, Cao đẳng với khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng số 96 triệu dân. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có đến 70% trong tổng số sinh viên cả nước ra trường làm trái ngành.
Chia sẻ trên Báo Người Lao động, ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh - cho biết, có đến 75% số sinh viên thiếu hiểu biết về ngành, nghề mà họ đã lựa chọn. Điều đó dẫn đến thực trạng sau khi tốt nghiệp là chỉ có 50% số cử nhân tìm được việc làm phù hợp với bản thân.
Trên thực tế, ngay từ khi học năm thứ 2 - 3, rất nhiều sinh viên đã định hướng và lựa chọn cho mình một công việc trái ngành, trong đó có không ít trường hợp xuất phát từ những cơ duyên bất ngờ.
Anh Tô Quốc Thái (22 tuổi, sinh viên Đại học Giao thông Vận tải) nhớ về lần gặp mặt đầy tình cờ của mình: "Một lần đi chơi trên phố đi bộ, tôi vô tình gặp được những người thầy, người bạn của mình hiện tại. Họ cũng là người đã truyền cảm hứng, giúp tôi tìm được đam mê và định hướng trở thành nhạc công biểu diễn nhạc Rock".
Là sinh viên năm cuối chuyên ngành Điện - Điện tử, việc lựa chọn làm một công việc trái ngành hoàn toàn khiến anh Thái gặp nhiều khó khăn hơn. Đây là giai đoạn thực hiện đồ án tốt nghiệp nên thời gian luyện tập và biểu diễn của anh cũng bị hạn chế. Nhưng với niềm đam mê mãnh liệt, anh đã và đang cố gắng, từng bước đến gần hơn với dự định trong tương lai.
Anh Tô Quốc Thái chơi nhạc trong một buổi biểu diễn nhạc Rock
Cũng cố gắng để theo đuổi đam mê của mình, chị Lan Anh - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền - lựa chọn trở thành một diễn viên trong tương lai. Từ khi còn là sinh viên năm thứ 2 chị đã có cơ hội được diễn xuất, nhờ vậy, ước mơ được đứng trước ống kính máy quay cũng lớn hơn qua từng ngày.
"Ngay từ khi còn nhỏ, được biểu diễn trên sân khấu đã là ước mơ của tôi. Và cho đến tận bây giờ, đam mê ấy vẫn cứ mãnh liệt. Bên cạnh thời gian học, tôi cũng làm thực tập sinh tại một công ty đào tạo diễn viên để trau dồi thêm kĩ năng diễn xuất" - chị Lan Anh chia sẻ.
Trở thành diễn viên là ước mơ của nữ sinh viên trường báo này
Bên cạnh lý do theo đuổi đam mê, cũng còn rất nhiều "cử nhân dự bị" chọn làm trái ngành để không thất nghiệp và đảm bảo cuộc sống. Trần Thị Diệu Thúy (22 tuổi, sinh viên chuyên ngành Báo in, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) hiện đang là giáo viên tại một trung tâm chăm sóc trẻ tự kỉ. Chị Thúy làm công việc hiện tại ngay từ khi mới học năm thứ 3, để có thêm thu nhập trang trải sinh hoạt phí, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Chị Thúy chia sẻ: "Sở dĩ tôi lựa chọn nghề đặc thù này bởi thu nhập hàng tháng có thể đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Sau 2 năm gắn bó và chăm sóc bọn trẻ, tôi cũng cảm thấy yêu thương và coi các em như người thân của mình".
Dù xuất phát từ đam mê hay chỉ để trang trải cuộc sống, lựa chọn làm trái ngành của nhiều sinh viên vẫn hướng tới một tương lai ổn định và tốt đẹp hơn sau này.
Dưới đây là video clip ghi lại chia sẻ của những người trẻ quyết định làm trái ngành:
Liệu làm trái ngành có phải sự "lãng phí" hay không?
Dành thời gian 4 đến 5 năm để hoàn thành một chương trình đào tạo nghề, rồi quyết định làm trái ngành thì đó có phải sự lãng phí hay không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong nhiều năm qua.
PGS.TS Trương Thị Kiên - Phó Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho rằng, sinh viên báo chí nói riêng và sinh viên đại học nói chung lựa chọn làm trái ngành không phải là sự lãng phí hoàn toàn. Bởi rất nhiều ngành có những sự tương đồng nhất định, sinh viên có thể vận dụng một số kiến thức bản thân đã tích lũy được để áp dụng vào công việc trái ngành.
"Bên cạnh việc đào tạo chuyên ngành, chương trình Giáo dục tại trường Đại học còn cung cấp cho sinh viên kỹ năng sống, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử, cũng như bồi đắp thêm nền tảng văn hóa và vốn hiểu biết của sinh viên. Đó là những kiến thức tốt để sinh viên tạo nền tảng cơ bản, tiếp cận những chuyên ngành khác một cách dễ dàng hơn" - PGS.TS Trương Thị Kiên bày tỏ.
Những "cử nhân tương lai" làm trái ngành đã chia sẻ rằng, họ vẫn có thể phát huy được một số kiến thức chuyên ngành nhất định. Chẳng hạn, nhờ học chuyên ngành Điện - Điện tử nên anh Tô Quốc Thái có thể tự sửa chiếc guitar điện của mình khi hỏng hóc đơn giản. Những kiến thức về điện được dạy trên trường học cũng giúp anh bảo quản thiết bị chơi nhạc một cách tốt nhất. Đồng thời, hiểu và nắm vững nguyên lý hoạt động của dòng điện còn là cách anh Thái tự đảm bảo an toàn cho mình khi sử dụng thiết bị chơi nhạc có tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.
Anh Thái có thể tự sửa guitar điện của mình ngay tại nhà
Theo đuổi công việc tưởng chừng như trái ngành hoàn toàn, nhưng chuyên ngành Báo ảnh học tại trường lại giúp chị Lan Anh khá nhiều trong việc diễn xuất. Nhờ tính chất của ngành học mà chị được sử dụng và tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số, nên khi đứng trước máy quay, chị Lan Anh diễn xuất tự nhiên hơn. Sự nhạy cảm với ống kính còn giúp chị chọn được góc mặt đẹp và có những khung hình tốt nhất.
Còn với chị Trần Thị Diệu Thúy, môi trường năng động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp chị cởi mở và tự tin hơn trong giao tiếp, từ đó có phương pháp riêng để gần gũi hơn với trẻ tự kỷ. Đồng thời, những yêu cầu trong việc sử dụng ngôn ngữ của chuyên ngành theo học cũng giúp chị có thể sử dụng từ ngữ đúng mực, hiệu quả trong các trường hợp đặc biệt.
Với mỗi một trẻ tự kỉ, chị Thúy đều có những phương pháp của riêng mình
Có thể thấy rằng, lựa chọn làm trái ngành có lãng phí hay không thì còn tùy thuộc vào mỗi người. Nếu biết vận dụng kiến thức đã học và phát huy hết điểm mạnh của bản thân thì đó lại là ưu thế đáng kể.
Cùng với đó, việc dám từ bỏ nghề chuyên môn để dấn sâu vào một lĩnh vực mới phù hợp hơn với bản thân đã cho thấy được sự tiến bộ trong tư duy, suy nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay. Họ là những người chủ động, dũng cảm và cố gắng phấn đấu cho tương lai của mình, dù có gặp phải khó khăn, thử thách.
Kỳ sau: Những trải nghiệm khó quên của tuổi trẻ
Bộ Giáo dục sẽ xử lý ra sao với thí sinh tự do năm nay xét tuyển đại học? Với cách thay đổi phương án thi hiện nay của Bộ GD&ĐT đã khiến nhiều học sinh "sững sờ". Tuy nhiên, sốc nhất đó là thí sinh tự do muốn vào đại học, có được thi hay không? đại học xét tuyển thế nào? Thí sinh Nguyễn Khắc Cường ở Hưng Yên cho biết, năm trước em trượt vào trường ĐH Kinh tế...