Nhiều trường có điểm chuẩn và chỉ tiêu NV2
Ngày 9/8, nhiều trường ĐH công lập đã thông báo điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển nguyện vọng 2.
Học viện Ngân hàng công bố điểm chuẩn xét theo đối tượng thí sinh khu vực 3 bậc ĐH với khối A điểm sàn trúng tuyển là 18 điểm, điểm chuẩn vào các ngành cụ thể như sau: Tài chính – Ngân hàng 18 ( Khoa ngân hàng: 21) Kế toán 19 Quản trị kinh doanh 18 Hệ thống thông tin quản lý 18. Với mức điểm sàn trên, Học viện Ngân hàng xét tuyển bổ sung 84 chỉ tiêu vào các ngành: Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh và Hệ thống thông tin quản lý. Thí sinh dự thi khối A theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT năm 2012 đạt từ 18 điểm trở lên, nếu có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 20-8 đến 17h ngày 5/9. Với Khối D1 điểm trúng tuyển 20 điểm.
Thí sinh lưu ý mỗi trường sẽ đưa ra điều kiện và thời hạn tuyển sinh khác nhau
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội thông báo điểm trúng tuyển và xét tuyển nguyện vọng 2 vào trường năm 2012. Theo đó, điểm trúng tuyển vào trường, nguyện vọng 1, bậc đại học khối A là 13, khối B, C là 14,5, khối D1 là 13,5. Riêng một số ngành có điểm trúng tuyển theo ngành học: Kế toán khối A, D 14 điểm Công nghệ sinh học A 16,5 điểm, B 19 điểm Khoa học môi trường A 14,5 điểm, B 17,5 điểm Công nghệ thực phẩm A 15,5 điểm, B 17,5 điểm Quản lý đất đai A 14,5 điểm, B 17 điểm. Thí sinh đăng ký dự thi vào 1 trong 5 ngành trên, đạt điểm trúng tuyển vào trường nhưng không đủ điểm trúng tuyển vào ngành đã đăng ký sẽ được chuyển sang các ngành khác cùng khối thi và có điểm trúng tuyển thấp hơn.
Trường ĐH Thương Mại quy định điểm trúng tuyển vào trường, khối A 17,5 điểm, khối D1 19,5 điểm. Điểm trúng tuyển theo từng ngành/chuyên ngành: Kinh tế thương mại 20 điểm Thương mại quốc tế, Luật thương mại 19,5 Kế toán tài chính DN thương mại 18,5 Quản trị DN thương mại, Quản trị kinh doanh tổng hợp, Marketing thương mại 18 điểm Quản trị thương mại điện tử, Quản trị DN khách sạn, du lịch, Quản trị tổ chức dịch vụ y tế, Quản trị thương hiệu, Quản trị nguồn nhân lực, Tài chính – ngân hàng thương mại, Quản trị hệ thống thông tin thị trường và thương mại 17,5 điểm. Điểm trúng tuyển trình độ cao đẳng là 10.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 công bố điểm chuẩn nguyện vọng 1 và chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Điểm chuẩn 2 ngành Sư phạm ngữ văn, Giáo dục tiểu học khối D cao nhất với 16,5 điểm, Sư phạm toán 16 điểm. Điểm chuẩn thấp nhất là 14 điểm, đa số các ngành có điểm chuẩn 14,5 – 15,5 điểm . Các ngành ngoài sư phạm, điểm chuẩn cao nhất là Văn học với 16 điểm. Nhà trường đã công bố chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung, điểm xét tuyển bắt đầu từ 14 điểm. Ngành Sư phạm Vật lý có 133 chỉ tiêu xét tuyển cho 2 khối A từ 15 điểm và A1 từ 14,5 điểm. Sư phạm Toán có 23 chỉ tiêu khối A, xét từ 16 điểm, A1 15,5 điểm. Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp có 54 chỉ tiêu khối A từ 14,5 điểm, A1, D1 14 điểm. Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp có 57 chỉ tiêu xét từ 14,5 điểm. Giáo dục công dân có 23 chỉ tiêu xét từ 15 điểm. Các ngành ngoài sư phạm tuyển tới 586 chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung, điểm xét tuyển từ 14 tới 15,5.
Theo ANTĐ
Video đang HOT
Sáng nay, hơn 637.000 thí sinh thi môn Toán
Sáng nay 4/7, hơn 637.000 thí sinh cả nước dự thi đại học đợt 1 ở 3 khối A, A1 và V bước vào môn thi đầu tiên là môn Toán, thời gian làm bài 180 phút. Thời tiết mát mẻ, khá thuận lợi cho thí sinh dự thi.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số hồ sơ đăng ký dự thi đại học đợt 1 là 869.233. Số thí sinh đến làm thủ tục dự thi là 637.980, đạt 73,40% trên tổng số 125 trường đại học tổ chức với 1.023 điểm thi, 29.916 số phòng thi. Số cán bộ tham gia tổ chức thi là 76.230. Số sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ tổ chức thi là 21.241.
Thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại trường ĐH Thương mại.
Theo ghi nhận của Dân trí, số lượng thí sinh đến dự thi ở các trường khối Kinh tế năm nay giảm nhiều. Cụ thể, trường ĐH Kinh tế quốc dân số thí sinh đến dự thi xấp xỉ đạt 50%, Học viện Tài chính 48,55% Học viện Ngân hàng 49,54% Trường ĐH Ngoại thương 58,9% Trường ĐH Thương mại gần 60% Học viện Chính sách và phát triển gần 60%
Khối ngành kỹ thuật, số lượng thí sinh dự thi cao hơn, ĐH Xây dựng Hà Nội: khoảng 64% ĐH Giao thông vận tải 65% Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông khu vực phía Bắc 64,5% ĐH Mỏ Địa chất 70,5% ĐH Điện lực 66,1% ĐH Nông nghiệp Hà Nội 73,43% ĐH Lâm nghiệp 75% ĐH Sư phạm Hà Nội 64,5% ĐH Hà Nội 60% ĐH Đại Nam 67% ĐH Thủy lợi trên 70% ĐH Sài Gòn 83% ĐH Sư phạm TP.HCM 78% ĐH Ngân hàng TP.HCM 65% ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM 83% ĐH Luật TP.HCM 78,2% ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) khoảng 70%....
4 cụm thi quốc gia
Năm nay, cả nước có 4 cụm thi quốc gia là cụm thi tại thành phố Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ.
Tại cụm thi Hải Phòng, cả 2 đợt thi có khoảng gần 37.000 thí sinh, trong đó có khoảng 12.800 thí sinh thi vào Trường ĐH Hàng Hải và trên 25.000 thí sinh thi vào 40 trường ĐH tại Hà Nội. Tổng số trên 26.682 thí sinh đăng ký thi đợt 1 đã được nhà trường bố trí thi tại 32 điểm thi với 770 phòng thi và 9.818 thí sinh đăng ký thi đợt 2 được nhà trường bố trí thi tại 9 điểm thi với 279 phòng thi.
Tổng số thí sinh dự thi tại cụm thi Vinh cả 2 đợt là 84.264 thí sinh ở 132 điểm thi và 2505 phòng thi. Địa điểm thi được tổ chức ở địa bàn Thành phố Vinh, các huyện: Nghi Lộc, Cửa Lò, Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) và huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh).
Tại cụm thi tại thành phố Quy Nhơn dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 6 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội và TPHCM. Số lượng thí sinh đến dự thi tại cụm thi này đạt 84,7%.
Cụm thi tại thành phố Cần Thơ, năm nay, 2 đợt thi, cụm Cần Thơ có tổng số 100.067 thí sinh đăng ký dự thi. Riêng trong đợt 1 thi khối A và A1 có 46.221 thí sinh dự thi, ở 47 điểm thi, với 1.006 phòng thi. Đợt 2 có 53.446 thí sinh dự thi, ở 42 điểm thi, với 1.162 phòng thi. Trong thi đại học đợt 1, cụm thi Cần Thơ có 84,2% thí sinh đến dự thi.
Đánh giá về tình hình công tác chuẩn bị tổ chức thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Hội đồng tuyển sinh các trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến làm thủ tục dự thi. Nhiều trường đã chủ động bố trí nhiều chỗ ở và suất ăn miễn phí cho thí sinh ở xa đến dự thi. Các trường đã chủ động xử lý, kịp thời điều chỉnh các sai sót trong Giấy báo dự thi của thí sinh, giúp thí sinh được làm thủ tục dự thi đúng nguyện vọng đăng ký, nhất là các trường hợp đăng ký thi khối A1.
Thí sinh nghe cán bộ coi thi phổ biến quy chế.
Đề thi không quá dài và quá khó
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Rút kinh nghiệm năm trước, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các tổ ra đề thi ra đề không quá khó, không quá dài, không đánh đố thí sinh để thí sinh trung bình cũng có thể làm được. Đề có tính phân loại cao, nghĩa là với phổ điểm rải đều và điểm cực đại của phổ điểm phải nằm trong vùng điểm trung bình để các trường có thể lựa chọn được thí sinh phù hợp vào học các ngành đào tạo ở các nhu cầu đầu vào khác nhau. Năm ngoái, môn Ngữ văn, Địa, Sinh học có phổ điểm tốt. Năm nay, sẽ cố gắng tất cả các đề thi đều có phổ điểm đẹp như vậy để công tác phân loại thí sinh đạt kết quả tốt.
Năm nay, Bộ GD-ĐT cho các trường xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, thí sinh có thể nộp nhiều trường để xét tuyển nếu đạt điểm sàn trở lên. Vì vậy, thí sinh đạt điểm trên sàn là có thể tham gia xét tuyển và tìm được chỗ học phù hợp.
Điểm mới năm nay là thí sinh được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.
Thí sinh không được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh và thiết bị mà người sử dụng có thể nghe được âm thanh, xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ hoặc có thể truyền thông tin ra ngoài phòng thi.
Đây là điều lo lắng nhất của các Hội đồng coi thi hiện nay vì sợ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới trật tự phòng thi.
Để giảm thiểu những rắc rối xảy ra trong phòng thi, Trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam đã yêu cầu cán bộ coi thi khi gọi thí sinh vào phòng thi, cán bộ coi thi thông báo và yêu cầu từng thí sinh khai báo và trình các thiết bị, vật dụng mang vào phòng thi để CBCT kiểm tra Chỉ cho thí sinh mang các thiết bị, vật dụng theo quy định vào phòng thi theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nếu CBCT không xác định được chủng loại của thiết bị, vật dụng trong khi thí sinh vẫn có nhu cầu mang vào phòng thi, thì yêu cầu thí sinh làm giấy cam đoan về tính phù hợp của loại thiết bị, vật dụng đó.
Trong quá trình coi thi, nếu CBCT phát hiện thí sinh mang thiết bị, vật dụng vào phòng thi (như quy định trên) mà không khai báo từ đầu, thì CBCT phải kiểm tra vật dụng, thiết bị đó và xử lý theo 2 cách: Nếu thiết bị, vật dụng đó trái với quy định, thì lập biên bản xử lý thí sinh theo quy chế tuyển sinh hiện hành. Nếu thiết bị, vật dụng đó phù hợp với quy định, thì yêu cầu thí sinh làm giấy cam đoan và tiếp tục cho thí sinh làm bài.
PGS.TS Trần Hữu Viên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Những thí sinh thuộc diện phải làm giấy cam đoan ở trên chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết thời gian làm bài. Nếu những thí sinh này muốn ra khỏi khu vực thi thì phải niêm phong thiết bị, vật dụng đó và gửi cho trưởng cụm thi cất giữ, đến khi hết thời gian làm bài mới được nhận lại thiết bị, vật dụng. Việc giao nhận thiết bị, vật dụng phải có biên bản ký xác nhận giữa thí sinh và Trưởng cụm thi".
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Các trường Kinh tế "tốp trên" chỉ có 50% thí sinh dự thi Số lượng thí sinh đến làm thủ tục dự thi sáng nay 3/7 tại nhiều trường ĐH có nhiều "biến động". Tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi ở các trường Kinh tế "tốp trên" chưa đến 50%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhiều trường, ngành học khác đạt trên 60%. Theo nhận xét của nhiều trường đại...