Nhiều trường cho học sinh nghỉ tránh mưa bão
Ngày 19/8, Sở GD&ĐT gửi công văn cho các trường sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa bão. Nhiều trường đã cho học sinh nghỉ.
Từ chiều 18/8, Sở GD&ĐT Hà Nội có công văn thông báo, do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3, Hà Nội có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 150 – 200 mm. Dự báo ngày 19/8, gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 8.
Sở GD&ĐT yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất, trường lớp, theo dõi diễn biến mưa bão; chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên khi xảy ra mưa bão.
Hiệu trưởng các trường căn cứ nhu cầu và điều kiện của phụ huynh, học sinh để quyết định cho các em nghỉ học hay đến trường.
Xe buýt xếp trong sân trường Marie Curie Hà Nội để đón học sinh cho khỏi ướt. Ảnh: Kim Ngân.
Ngày 19/8, nhiều trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội thông báo cho học sinh nghỉ học trên Fanpage nhà trường như THPT Marie Curie, THCS Archimedes… Nhiều trường mầm non cũng gọi điện cho phụ huynh đến đón con về sớm (nếu các cháu đi học buổi sáng).
Sáng nay, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng có công điện hỏa tốc gửi các sở giáo dục và đào tạo, trường học trực thuộc các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ (từ Hà Tĩnh trở ra) về phòng chống cơn bão số 3.
Theo đó, công việc cụ thể cần triển khai là chủ động rà soát phương án phòng, chống bão, ngập lụt, lũ quét do mưa bão gây ra. Sẵn sàng triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên và phương án đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất các công trình trường, lớp học khi xảy ra mưa bão.
Bộ GD&ĐT yêu cầu thành lập các tổ công tác, cử cán bộ chủ chốt xuống các điểm trường kiểm tra, nắm tình hình thiệt hại do bão số 3 gây ra; đồng thời triển khai phương án nhanh chóng khắc phục hậu quả; có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh, kịp thời vệ sinh trường lớp, khắc phục hậu quả, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ năm học mới.
Theo Zing
Bộ Quốc phòng huy động 4 trực thăng, 107 tàu ứng phó bão
Bộ Quốc phòng huy động trên 183.400 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng ứng phó tại các địa phương, 4 máy bay trực thăng, 107 tàu, nhiều ca nô, xe ôtô, xe lội nước để ứng cứu.
Video đang HOT
Trong bản tin mới nhất, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, tới 14h ngày 19/8, vị trí tâm bão trên vùng ven biển các tỉnh Hải Phòng-Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/h, giật cấp 11-13.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-13, sóng biển cao từ 4-6 m.
Ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-13.
Sáng cùng ngày, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã họp về tình hình ứng phó với bão số 3.
Đại diện Văn Phòng Ủy Ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, Bộ Quốc phòng đã huy động trên 183.400 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng ứng phó tại các địa phương, 4 máy bay trực thăng, 107 tàu, nhiều ca nô, xe ô tô, xe lội nước để ứng cứu.
Hiện, đảo Vân Đồn, Cô Tô vẫn còn hàng trăm khách, và đã bố trí chỗ nghỉ cho khách du lịch. Quảng Ninh đã huy động các doanh nghiệp vận tải chuẩn bị sẵn máy xúc máy ủi để sẵn sàn chống bão. Bây giờ lo nhất là các tỉnh miền núi, bởi ở khu vực này lượng mưa sẽ rất cao, trước đó nhiều ngày đã mưa lớn, nên nguy cơ sạt lở đất rất lớn".
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ kiểm tra công tác phòng, chống bão tại Quảng Ninh. Ảnh: Thành Vũ.
Có mặt tại Quảng Ninh từ sớm, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tỉnh Quảng Ninh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại Thị xã Quảng Yên.
Mặc dù theo dự báo cơn bão này sẽ di chuyển vào khu vực Thái Bình, Nam Định nhưng Phó thủ tướng Vương Đình Huệ quán triệt các lực lượng tham gia ứng phó không được chủ quan, vì hoàn lưu của bão có thể làm gia tăng lượng mưa ở Quảng Ninh gây áp lực lên hệ thống đê của tỉnh.
Tại tuyến đê Hà Nam- giáp sông Rút, thuộc địa phận Thị xã Quảng Yên, Phó thủ tướng Vương ĐÌnh Huệ đã đi kiểm tra dọc tuyến với độ dài 34 km, trong đó có những điểm trong đê xung yếu thấp hơn 1 m so với mặt nước biển lại đang bị xuống cấp hoặc chưa được xây dựng đê bao. Nếu nước sông Rút lên cao có thể tràn đê, ảnh hưởng tới vùng trũng của 8 xã với hơn 6 vạn dân.
600 chiếc thuyền đã về trú bão tại bến thuyền Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định. Ảnh: Việt Hùng.
10h, Tại Nam Định, trời bắt đầu đổ mưa to kèm gió mạnh. Chính quyền thị trấn bắt đầu cấm người dân ra ven biển để đảm bảo an toàn.
Rút kinh nghiệm từ sự chủ quan của cơn bão số 1, người dân Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định đã chuẩn bị rất kỹ càng để phòng chống lụt bão. Các hộ kinh doanh ven biển đều đã hạ mái, tháo biển hiệu, chằng cửa bằng cây tre và chuyển vào trong làng trú bão. 600 chiếc thuyền đều đã trở về bến thuyền Quất Lâm.
Dự báo đường đi của bão số 3. Nguồn: jma
Cơ quan khí tượng dự báo, đến 16h ngày 19/8, vị trí tâm bão ở trên đất liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và phía Bắc Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 10-12.
Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, phía Bắc Thanh Hóa tiếp tục có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 11-13.
Các nơi khác thuộc vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Nghệ An, Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10. Vùng ven biển từ Nam Quảng Ninh đến Nam Định có nước dâng do bão kết hợp thủy triều cao 3-4 m.
Sau đó, bão đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực thượng Lào, mỗi giờ đi được 15-20 km.
Mưa ngập, cây đổ tại đường Chùa Láng, Hà Nội tối 18/8. Ảnh: Otofun
Ghi nhận thực tế tại Hải Phòng, từ khoảng 16-17h30 (18/8), mưa lớn kèm sấm sét bao trùm toàn thành phố Hải Phòng. Lượng mưa lớn khiến nhiều tuyến đường như: Tô Hiệu, Hai Bà Trưng, Tôn Đức Thắng... ngập úng cục bộ.
Tại Quảng Ninh, theo báo cáo nhanh của lãnh đạo UBND TP Hạ Long, hiện nay tất cả các điểm có nguy cơ sạt lở trên địa bàn đều đã được kiểm tra và có phương án phòng chống khi có mưa bão lớn xảy ra. Cơ bản các hộ dân nằm trong diện đặc biệt nguy hiểm phải di dời khẩn cấp khi có mưa bão xảy ra đã được di dời đến nơi an toàn.
Theo thống kê của tỉnh Ninh Bình, có hơn 100 tàu thuyền với gần 250 ngư dân đã vào bờ tránh trú bão an toàn. Một số tàu thuyền chưa vào bờ kịp cũng đã tìm nơi trú bão và đã liên hệ về với Ban PCTT và TKCN của địa phương.
Đến cuối giờ chiều 18/8, tỉnh Thanh Hóa đã kêu gọi toàn bộ tàu, thuyền đánh bắt hải sản trên biển vào khu vực trú bão. Đồng thời, các địa phương triển khai nhiều phương án nhằm ứng phó với cơn bão số 3.
Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lớn diện rộng tiếp tục xảy ra trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An phổ biến 200-300 mm, có nơi trên 400mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Hà Tĩnh - Quảng Bình phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm.
Hướng di chuyển của bão số 3. Ảnh: NCHMF
Mực nước trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Đáy, sông Đào sẽ lên nhanh. Biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-5 m, hạ lưu từ 2-3 m.
Ảnh hưởng của mưa bão, các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất. Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) và vùng trũng thấp ở Bắc Trung Bộ sẽ xảy ra ngập úng
Ngoài ra, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao 2-4 m.
Theo Zing News
Bão tử thần tấn công Trung Quốc, 898 người thương vong Ít nhất 98 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương nghiêm trọng trong trận bão lớn kèm theo mưa đá, lốc xoáy tại tỉnh Giang Tô - Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin ngày 24-6. Cơn bão, có gió mạnh đạt vận tốc 125 km/giờ, đã san bằng hàng loạt ngôi làng ở TP Diêm Thành, tỉnh...