Nhiều trường cao đẳng mất hy vọng tuyển đủ sinh viên

Theo dõi VGT trên

Mặc dù được kéo dài thời gian xét tuyển đến 21/11 nhưng các trường cao đẳng còn chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung dường như đã mất hết hy vọng tuyển đủ.

Chỉ tiêu “khủng”

Thống kê của Bộ GD&ĐT tới ngày 25/9 chỉ có 14 trường cao đẳng (CĐ) tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3, nhưng trên thực tế, số lượng trường CĐ còn nhu cầu tuyển lớn hơn nhiều.

Nhiều trường cao đẳng mất hy vọng tuyển đủ sinh viên - Hình 1

Ảnh: VietNamNet.

Tất cả các trường CĐ đều đưa tiêu chí xét tuyển ở mức sàn. Với phương thức xét theo điểm thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì năm 2015: Tổng điểm thi 3 môn theo 7 nhóm môn xét tuyển 12 điểm trở lên (kể cả điểm ưu tiên).

Nếu xét theo điểm học bạ THPT hoặc bổ túc: Tổng điểm trung bình các môn học theo 7 nhóm môn xét tuyển đạt 16,5 điểm trở lên (3 môn học/5 học kỳ).

Số lượng chỉ tiêu của các trường CĐ cần tuyển cũng còn rất lớn. Cụ thể: CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn còn tuyển 800 chỉ tiêu, CĐ Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng còn hơn 700 chỉ tiêu, CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP HCM tuyển 900 chỉ tiêu, CĐ Cộng đồng Kiên Giang còn 510 chỉ tiêu, CĐ Xây dựng số 2 gần 900 chỉ tiêu, CĐ Giao thông vận tải II còn 900 chỉ tiêu, CĐ Kinh tế – Công nghệ TP HCM còn 1.000 chỉ tiêu…

Đặc biệt, trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội thông báo xét tuyển tới 7.960 chỉ tiêu.

Rất nhiều ưu đãi được các trường đưa ra. Trường CĐ Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung giảm 50% học phí cho các ngành Quản lý đất đai; Kế toán. Các trường đều đưa chế độ học bổng, hỗ trợ vay vốn học tập tại ngân hàng, giới thiệu việc làm bán thời gian trong quá trình học, việc làm chính thức khi tốt nghiệp, có ký túc xá cho sinh viên ở xa…

Các trường đại học nên dừng tuyển hệ CĐ?

Ông Vũ Khắc Chương, hiệu trưởng trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cho biết: “Chúng tôi thông báo như vậy, nhưng tôi cho rằng từ nay tới khi kết thúc kỳ tuyển sinh sẽ không còn tuyển được nhiều nữa. Những đợt trước đã không nhiều thí sinh đến xét tuyển, và thời gian sau này sẽ càng ngày càng ít”.

Thậm chí, lãnh đạo nhiều trường còn bày tỏ sự thất vọng hoàn toàn với mùa tuyển sinh năm nay.

Theo ông Nguyễn Công Quang, phó hiệu trưởng trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, trường còn một lượng chỉ tiêu “khổng lồ” lên tới con số 7.960, cho biết từ đầu mùa tuyển sinh tới giờ trường mới tuyển được 400 thí sinh.

“Với chính sách hiện nay, các trường ĐH được tuyển sinh cả những hệ đào tạo dưới, trong khi điều kiện học liên thông bị xiết chặt, thì việc chúng tôi không tuyển sinh nổi là chuyện đương nhiên thôi” – ông Quang bình luận.

“Chúng tôi đã làm hết sức, đưa ra nhiều phương án rất linh hoạt để quảng bá nhà trường. Từ trước mùa tuyển sinh, chúng tôi đã tổ chức tới 20 đoàn tới các trường THPT từ Thanh Hóa trở ra để tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Lúc đầu, số lượng đăng ký vào trường rất lớn, nhưng khi có kết quả thi, và tới bây giờ, thì chỉ có vài trăm em vào trường.

Từ năm 2012 trở về trước, trường chúng tôi tuyển sinh rất tốt. Sinh viên ra trường có việc làm nên thí sinh mới vào đông, có những năm thi tuyển điểm trúng tuyển vào trường rất cao. Chính vì vậy, chúng tôi mới có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên. Nhưng không ngờ, từ 2 năm nay, sau khi Thông tư 55 (Thông tư Quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ) ra đời – việc tuyển sinh… rơi thẳng đứng” – ông Quang than thở.

“Trong hệ thống CĐ chúng tôi, trường nào cũng lo lắng hết. Không tuyển được sinh viên là khó khăn chung” – lời ông Chương. Sau đây Bộ GD&ĐT sẽ phải rút kinh nghiệm. Với cách tuyển sinh như năm nay, có điều hợp lý và có những điều chưa ổn. Tôi hy vọng rằng cơ quan quản lý nhận thấy sự khó khăn của các trường CĐ sẽ có sự điều chỉnh lại. Đương nhiên là các trường nỗ lực, cố gắng thể hiện bản thân với phụ huynh, với thí sinh, nhưng cũng phải có chính sách của Bộ để hỗ trợ chúng tôi. Phải có chính sách mới để chúng tôi có những phương hướng phù hợp cho năm tới”.

Video đang HOT

Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT trường CĐ ASEAN cho rằng, Bộ GD-ĐT cần làm quyết liệt hơn việc phân luồng đào tạo. Tiến tới sau này trường ĐH chỉ đào tạo ĐH và trên ĐH, trường CĐ đào tạo CĐ, thì mọi người mới yên tâm để xây dựng “sân” riêng của mình.

Còn ông Quang, và số đông lãnh đạo các trường CĐ khác đề nghị “Bộ GD-ĐT ra ngay quy định từ năm 2016 các trường ĐH không được đào tạo CĐ nữa, mà hãy lo nâng cao chất lượng đào tạo của chính hệ ĐH lên. Trường ĐH đừng đào tạo các bậc học bên dưới, để ảnh hưởng tới tiếng tăm của trường và công việc, cuộc sống của bao nhiêu con người ở cả hệ thống trường CĐ”.

Đợt 4, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu chủ động công bố thời gian nhận đăng ký từ 25/9 đến 15/10 và công bố kết quả trước 19/10. Tuyển sinh ĐH kết thúc ngày 20/10.

Từ 20/10, các trường CĐ chưa tuyển đủ chỉ tiêu, chủ động công bố thời gian nhận đăng ký xét tuyển và công bố kết quả trước 20/11. Tuyển sinh CĐ kết thúc ngày 21/11

Theo Ngân Anh/VietNamNet

Hạn chế thành lập mới trường đại học, cao đẳng

Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, việc sắp xếp, cơ cấu lại mạng lưới trường đại học, cao đẳng cũng cần thiết để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực.

Theo Thứ trưởng Ga, thực hiện nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, những năm tới đây mô hình phát triển giáo dục đại học (ĐH) sẽ tập trung nâng cao chất lượng đào tạo với quy mô hợp lý. Vì vậy, ngoài việc hạn chế tối đa phát triển các cơ sở giáo dục ĐH mới, việc sắp xếp, cơ cấu lại mạng lưới trường ĐH, cao đẳng (CĐ) cũng cần thiết để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực.

- Khoảng 10 năm trước, cứ 10 lượt người đi thi ĐH, CĐ mới có 1 người đỗ; nhưng nay tỉ lệ này rớt xuống chỉ còn 2 lượt thi, 1 người đỗ; thậm chí hệ CĐ chỉ 1 lượt thi đã có đến 1,5 suất đỗ. Vào ĐH, CĐ ở Việt Nam liệu có phải đang trở nên quá dễ dãi?

- Tỉ lệ này không đồng nhất giữa các trường. Đối với trường có uy tín, có khi vài ba chục thí sinh dự thi mới chọn được một thí sinh trúng tuyển. Trong đợt 1 xét tuyển ĐH, CĐ vừa qua, tình trạng thí sinh vất vả nộp đơn hay rút đơn xảy ra cũng chỉ tập trung ở nhóm trường này.

Tính cạnh tranh vào các trường ĐH tốp trên vì vậy rất cao chứ không chỉ đơn thuần là tỉ lệ trung bình giữa số thí sinh trúng tuyển và số thí sinh dự thi như nhiều người nghĩ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có trường thí sinh chỉ cần đủ tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào là đã được nhận vào học, không cần thêm bất kỳ một yêu cầu nào khác. Như vậy, tỉ lệ trung bình giữa số thí sinh dự thi hằng năm và số thí sinh trúng tuyển ĐH chưa nói lên được điều gì.

Trên thế giới cũng vậy, những trường uy tín đòi hỏi các điều kiện đầu vào rất khắt khe, song cũng có trường chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện nhập học. Ví dụ ở Pháp, với các trường ĐH y khoa, các trường lớn (grande école), thí sinh phải qua kỳ thi tuyển đầu vào rất cam go.

Trong khi đó, với các trường ĐH khác, thí sinh chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT đã có thể ghi danh vào học. Những nước phát triển ở châu Á cũng tương tự.

Hạn chế thành lập mới trường đại học, cao đẳng - Hình 1

Chất lượng đào tạo ĐH thể hiện ở chuẩn đầu ra của sinh viên. Một tiết học tiếng Anh của sinh viên năm 4 khoa Anh, ĐH Sư phạm TP HCM - Ảnh: T.uổi Trẻ.

Không đảm bảo chất lượng, người học sẽ quay lưng

- Hiện đã đến đợt xét tuyển thứ ba nhưng nhiều trường ĐH, CĐ vẫn đứng ngồi không yên khi có không ít thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ vẫn không tha thiết tham gia xét tuyển. Ông có thể lý giải thế nào về hiện tượng này?

- Phương thức tuyển sinh theo cách thí sinh có kết quả thi rồi mới đăng ký xét tuyển là rất minh bạch, công khai, tránh được rất nhiều rủi ro đối với thí sinh. Thí sinh có kết quả thi tốt thì có thể chọn được trường, ngành mình yêu thích.

Tuy nhiên, nếu các trường không quan tâm đến các điều kiện đảm bảo chất lượng, người học sẽ quay lưng và nhà trường khó có thể tồn tại lâu dài. Thí sinh đã có sự lựa chọn rất rõ ràng, vào ĐH không còn là sự lựa chọn duy nhất, mà cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp mới là yếu tố quyết định.

Thống kê cho thấy những trường ĐH có uy tín luôn tuyển đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên còn rất nhiều thí sinh đủ điều kiện đầu vào nhưng không nộp đơn xét tuyển do những trường còn lại chưa có sức hút.

Vì vậy, nếu các trường này không cải thiện chất lượng và nâng cao uy tín của mình trong xã hội thì có muốn tăng chỉ tiêu cũng không thực hiện được.

- Có lẽ đã quá rõ câu chuyện chất lượng là ưu tiên sống còn cho sự phát triển của từng trường ĐH, CĐ nói riêng và giáo dục ĐH nói chung. Liệu các trường ĐH, CĐ - nhất là các trường khó tuyển - đã nhận thức đúng về vấn đề này hay vẫn cố chạy theo số lượng và kêu ca, đề nghị những "trợ giúp" từ nhiều phía?

- Khi thí sinh được tự do lựa chọn trường đăng ký theo học, tuyển sinh không còn may rủi, thì các trường không có cách nào thu hút thí sinh ngoài việc nâng cao chất lượng và uy tín của mình trong xã hội.

Chúng ta cần xác định đúng nguyên nhân của việc khó khăn trong tuyển sinh ở một số trường để có giải pháp đúng và xây dựng chiến lược phát triển lâu dài.

Mức học phí khác nhau không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn tuyển. Năm nay, các trường công lập tự chủ tài chính có mức thu học phí cao hơn trước nhưng thí sinh vẫn cạnh tranh quyết liệt để được trúng tuyển.

Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng trường tuyển sinh khó khăn vì hạn chế liên thông (yêu cầu thí sinh có kinh nghiệm thực tế 36 tháng mới thi liên thông do trường tổ chức), nhưng nay quy chế liên thông đã sửa đổi mà tình hình tuyển sinh các trường này cũng không cải thiện gì nhiều.

Cũng từng có ý kiến cho rằng các trường tuyển không đủ chỉ tiêu là do điểm sàn, nhưng đến nay dù nhiều trường tuyển sinh riêng, xét tuyển học bạ phổ thông thì nguồn tuyển cũng không thêm đáng kể...

Những trường có uy tín, có chất lượng cả công lập và ngoài công lập, tuyển sinh tốt trước đây thì dù cơ chế nào cũng tiếp tục tuyển sinh tốt.

Vì vậy, củng cố chất lượng, nâng cao uy tín, tạo dựng hình ảnh của nhà trường bằng những hoạt động khoa học công nghệ, đóng góp cho xã hội... luôn là phương châm phát triển bền vững của các nhà trường.

Có nên sáp nhập các trường yếu?

- Nhiều chuyên gia lo ngại việc nâng cao chất lượng đào tạo ĐH sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi một thời gian dài trước đây có vẻ chúng ta đã quá chạy theo tăng trưởng số lượng các trường. Sự bùng nổ ĐH một thời đã để lại hậu quả gì mà theo ông cần phải tập trung khắc phục?

- Trong 10 năm, từ năm 2001 - 2010, số cơ sở giáo dục tăng ở tất cả các cấp học để phục vụ nhu cầu học tập của người dân, nhưng tăng nhanh nhất là ở giáo dục ĐH.

Việc mở rộng nhanh mạng lưới các trường ĐH, CĐ trong giai đoạn đó là để thực hiện mục tiêu đạt tỉ lệ 200 sinh viên/vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/vạn dân vào năm 2020.

Nhận thấy mục tiêu này gây tăng nhanh quy mô nhưng chất lượng đào tạo không đảm bảo, do khả năng đầu tư nguồn lực của xã hội cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế, năm 2013 bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định điều chỉnh lại quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ.

Theo quyết định này, từ năm 2013 - 2020 mạng lưới hầu như ổn định, hạn chế tối đa việc thành lập mới các trường ĐH, CĐ. Tháng 3-2014 bộ đã gửi công văn đến các tỉnh, thành phố, bộ, ngành về việc dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, thành lập mới các trường ĐH, CĐ để rà soát lại hệ thống.

- Có ý kiến cho rằng nên giảm quy mô đào tạo các trường nhỏ, yếu hoặc sáp nhập các trường có sức đề kháng yếu này lại mới thay đổi được diện mạo giáo dục ĐH, thưa thứ trưởng?

- Thật ra bộ và các trường cũng đã có rất nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo. Quốc hội khóa XII cũng đã có nghị quyết số 50 giám sát điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường. Thực hiện nghị quyết này, bộ đã tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện cam kết đề án thành lập các trường.

Trong đợt kiểm tra 87 trường ĐH, CĐ cả nước năm 2011, 2012, Bộ GD-ĐT đã phát hiện nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết: một số trường có quy mô sinh viên thấp dưới 1.000 sinh viên, có trường tỉ lệ vốn đầu tư cơ bản chỉ đạt dưới 50% so với cam kết, tỉ lệ sinh viên trên giảng viên cơ hữu và hợp đồng cao so với quy định, số lượng giảng viên cơ hữu không đảm bảo theo yêu cầu...

Bộ đã kịp thời yêu cầu những trường này nhanh chóng đầu tư cơ sở vật chất, tuyển dụng giảng viên để đảm bảo điều kiện hoạt động.

- Vậy theo thứ trưởng, các trường ĐH, CĐ sẽ phải vận động thế nào để nâng chất? Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, Bộ GD-ĐT có chiến lược gì để phát triển, nâng cao chất lượng các trường ĐH, CĐ trong thời gian tới?

- Để tạo lập được uy tín chất lượng, các trường cần có thời gian và đầu tư nhiều công sức. Luật giáo dục ĐH và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật là cơ sở pháp lý vững chắc để các trường lập kế hoạch chiến lược phát triển.

Trước hết, các trường cần sử dụng hết các quyền tự chủ luật định để xây dựng kế hoạch hành động, từ xây dựng đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo đến nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Chất lượng đào tạo thể hiện ở chuẩn đầu ra của sinh viên. Các trường cần dựa vào quy định chuẩn kiến thức tối thiểu của các trình độ đào tạo ĐH mà bộ đã ban hành để xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với các chương trình đào tạo.

Mới đây nhất Chính phủ đã ban hành nghị định phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH. Các trường ĐH nước ta sẽ chia làm ba nhóm: ĐH theo định hướng nghiên cứu, ĐH theo định hướng ứng dụng và ĐH thực hành.

Ngay từ bây giờ các trường cần xác định rõ mục tiêu trường mình thuộc nhóm nào để đầu tư phát triển phù hợp, tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo để được xếp hạng cao trong mỗi nhóm.

Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường đi kèm cơ chế kiểm soát chất lượng và thực hiện phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH theo Luật giáo dục ĐH mà bộ đang tiến hành là các giải pháp cần thiết, để tạo điều kiện cho từng trường cũng như toàn hệ thống giáo dục ĐH nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển bền vững lâu dài.

Dừng tuyển sinh, điều chỉnh chỉ tiêu

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, bên cạnh việc dừng mở mới các trường ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT cũng đã chủ trương rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng các ngành, các trình độ đào tạo.

Năm 2010 bộ đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, năm 2012 bộ dừng tuyển sinh 161 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, và năm 2013 bộ dừng tuyển sinh đối với 207 ngành đào tạo trình độ ĐH.

Từ năm 2011, chỉtiêu hình thức vừa làm vừa học và chỉ tiêu liên thông được quy định giảm nhiều. Theo đó, chỉ tiêu vừa làm vừa học tối đa bằng 50% chỉ tiêu đào tạo chính quy, và chỉ tiêu hình thức liên thông tối đa bằng 20% chỉ tiêu chính quy.

Nếu mở rộng mạng lưới, cung sẽ vượt cầu

Thực tế những năm gần đây số lượng học sinh tốt nghiệp THPT tương đối ổn định. Mỗi năm ước chừng có khoảng 900.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT, tổng chỉ tiêu tối đa do các trường ĐH, CĐ tự xác định khoảng 600.000 học sinh.

Như vậy, nếu các trường tuyển hết số chỉ tiêu đó thì đã chiếm 2/3 số học sinh THPT. Nếu mở rộng thêm mạng lưới thì cung sẽ vượt cầu, các trường ĐH sẽ không còn nguồn tuyển, đồng thời gây bất hợp lý trong cơ cấu nguồn nhân lực.

Thứ trưởng GD&ĐT BÙI VĂN GA

Theo Ngọc Hà/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Màn giật bồ khó tin nhất showbiz: Hoa hậu cướp hôn phu của Á hậu trước ngày cưới
13:23:52 22/08/2024
Hằng Du Mục bị chồng cũ tung loạt ảnh và tin nhắn nhạy cảm, hạ bệ đến cùng
14:32:09 22/08/2024
Vụ cháu bé lạc 5 ngày trong rừng: Sinh tồn thế nào, lời kể của người cứu giúp?
14:46:10 22/08/2024
Tôn Bằng chốt ngày gặp mẹ con Hằng Du Mục ở VN, Thu Ruby động thái lạ
15:02:46 22/08/2024
CỰC HOT: Hoàng Thuỳ Linh đã sinh con đầu lòng!
15:33:32 22/08/2024
Quang Linh Vlog "lợi dụng" Hằng Du Mục gặp biến, hớt tay trên vượt mặt "chị rọt"
13:46:08 22/08/2024
Em trai Hằng Du Mục tặng quà cho anh rể nhưng đối phương không dám nhận
15:25:26 22/08/2024
Anh rể nhập viện, tôi biếu 20 triệu mà vợ càu nhàu cả ngày, tôi lập tức lấy điện thoại chuyển luôn 100 triệu báo đáp anh ấy
12:15:55 22/08/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tới lượt bạn thân Huyền Baby thành tâm điểm tranh cãi bởi đồ tập pickleball khoe lưng trần mướt mồ hôi

Phong cách sao

18:08:12 22/08/2024
Chiếc bra tập thoáng mát với dây đan chéo phía sau, show trọn tấm lưng mướt mồ hôi của Milan Phạm khi ra sân suốt nhiều giờ đồng hồ.

Loại thuốc mới trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Sức khỏe

18:01:23 22/08/2024
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, voquezna làm giảm các triệu chứng nhanh hơn PPI và mang lại hiệu quả giảm đau trong vòng 24 giờ. Thuốc cũng có thể được dùng bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kể thời gian ăn hay lượng thức ăn nạp và...

Khởi tố 11 thanh niên gây rối ở Vĩnh Long

Pháp luật

17:56:37 22/08/2024
Ngày 22/8, Công an huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố 11 bị can, bắt tạm giam 9 bị can và cho tại ngoại 2 bị can để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng xảy ra tại khu dân cư thuộc xã Tân Bình...

Gundogan vừa trở lại Anh, đến ngay nhà hàng gặp Pep Guardiola

Sao thể thao

17:48:52 22/08/2024
Ngôi sao 33 t.uổi được phát hiện tươi rói rời Barcelona, bay trở lại Anh trong cuộc hội ngộ đầy kịch tính với Man City, sau chỉ 1 năm rời Etihad.

Bị bạn trai "chê" vì tháng kiếm 20 triệu nhưng chỉ tiêu 4 triệu, cô gái thắc mắc "chẳng lẽ tiết kiệm là sai hả mọi người?"

Sáng tạo

17:45:36 22/08/2024
Bất đồng quan điểm về việc chi tiêu, tiết kiệm tưởng chừng chỉ là câu chuyện của những cặp đôi đã về chung một nhà, chứ lúc yêu đương hẹn hò, hiếm ai lại tranh cãi vì lý do này.

Từ Hi nổi tiếng xa hoa lại dùng 3 thứ rẻ t.iền để níu giữ thanh xuân, vì sao?

Thế giới

17:29:50 22/08/2024
Tưởng chừng người sống xa hoa như Từ Hi sẽ chẳng bao giờ đụng tới những thứ bình dân. Nhưng không ngờ 3 thực phẩm phổ biến trong đời sống này lại được bà yêu thích và sử dụng thường xuyên.

Rộ tin đồn Hoàng Thùy Linh sinh con: Lý do "mất tích" suốt nhiều tháng?

Sao việt

17:27:50 22/08/2024
Theo đó, Hoàng Thùy Linh được cho là đã sinh đôi con đầu lòng với rapper Đen Vâu cách đây không lâu. Mặc dù thông tin chưa được xác thực, khán giả vẫn rất quan tâm đến đời tư của nữ ca sĩ.

Pu "Đi giữa trời rực rỡ" bị phản ứng: "Khi đã ghét... thì phũ là dễ hiểu"?

Hậu trường phim

17:24:00 22/08/2024
Nhân vật nữ chính Pu do Thu Hà Ceri đảm nhận trong Đi giữa trời rực rỡ - bộ phim làm mưa làm gió màn ảnh - đang nhận ý kiến trái chiều từ khán giả.

Ông Phỉ Nhiên: Đóng 1 phim nổi tiếng 20 năm, rời showbiz để học, làm công chức

Sao châu á

17:23:46 22/08/2024
Với gương mặt hoàn hảo cùng diễn xuất xuất thần tự nhiên ở t.uổi nhỏ, Ông Phỉ Nhiên được dự đoán sẽ trở thành ảnh đế trong tương lai. Thế nhưng trái với kỳ vọng, anh đã quyết định rút khỏi showbiz với lý do đơn giản là để tập trung vào v...

Ronaldo đạt nút kim cương Youtube sau 11 tiếng mở kênh, vẫn thua Messi 1 điều

Sao âu mỹ

17:13:23 22/08/2024
Tối ngày 21/8 (giờ Việt Nam), siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo đã ra mắt kênh Youtube cá nhân và nhanh chóng có hơn 10 triệu lượt đăng ký sau chưa đầy nửa ngày lập ra.

Rộ clip livestream phiên tòa của Hằng Du Mục và Tôn Bằng, thực hư ra sao?

Netizen

17:00:51 22/08/2024
Ồn ào hôn nhân của Hằng Du Mục và Tôn Bằng tiếp tục nóng hổi khi sau phiên tòa vào ngày 20/8. Netizen càng thêm hoang mang, khi trên không gian mạng đang lan truyền loạt bài đăng, đính kèm link lạ giới thiệu clip livestream phiên toà.