Nhiều trường cao đẳng lo mất thí sinh giỏi
Nhiều thí sinh có học lực giỏi luôn coi thi cao đẳng là nơi dự phòng nếu trượt đại học. Do vậy, năm nào các trường cao đẳng cũng mất tới 10% thí sinh thuộc “tốp đầu” điểm cao.
Lo lắng nhất về vấn đề này vẫn là các trường cao đẳng vùng. Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Xuân Dung, Phó Hiệu trưởng trường CĐ Cộng đồng Hà Tây cho biết: “Mỗi mùa tuyển sinh trường luôn luôn mất tới 10% thí sinh thuộc tốp đầu điểm cao. Thậm chí, có nhiều thí sinh học 1 năm rồi bỏ đi thi đại học mặc dù trường đã ra nhiều biện pháp mạnh như khi nhập học yêu cầu thí sinh nộp bằng chính tốt nghiệp, học bạ, nếu bỏ học thi trường khác phải bù lại tiền đào tạo. Tuy nhiên, vẫn không giữ chân được thí sinh”.
“Tuyển sinh năm nay trường có 1.700 thí sinh đăng ký dự thi, đến thi là 1.300 thí sinh, trong khi đó chỉ tiêu 1.000. Điểm chuẩn năm nào trường cũng chỉ lấy bằng điểm sàn của Bộ mà vẫn phải xét tuyển đến NV2,NV3. Năm 2010, trường còn không tuyển đủ chỉ tiêu” – ông Dung chia sẻ.
Khả dĩ hơn trường CĐ Cộng đồng Hà Tây, trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vĩnh Phúc, mỗi năm tuyển sinh, trường cũng “mất” thí sinh đạt điểm cao.
Ông Tạ Quang Thảo, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Một số thí sinh đạt điểm cao của trường không đến nhập học cũng đã xảy ra ở nhiều năm tuyển sinh. Mặc dù có tiếc nhưng cũng đành chịu vậy. Tuy nhiên, hàng năm trường luôn tuyển đủ chỉ tiêu.
Video đang HOT
Ông Thảo cho hay, trước khi thí sinh vào nhập học, trường đã tư vấn cho các em những lợi ích khi vào trường như trường đã liên kết đào tạo liên thông lên đại học cho thí sinh để các em phấn đấu. Được biết, điểm chuẩn hàng năm của trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, có ngành cao hơn một chút. Trường năm nào cũng xét tuyển NV2, NV3.
Thí sinh đạt điểm thi bằng điểm sàn của Bộ có rất nhiều trường để lựa chọn. (Ảnh: Việt Hưng)
Tự tin hơn các trường vùng, trường CĐ Sư phạm TƯ, tỷ lệ “chọi” năm nay khá cao với ngành mầm non 1/7. Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Văn Lê, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Mỗi năm thí sinh đạt điểm cao vào trường không đến nhập học khoảng 10% nhưng chúng tôi không lo. Điểm chuẩn năm nào vào trường cũng trên điểm sàn của Bộ”.
Không chỉ những trường cao đẳng vùng” mất” thí sinh giỏi mà ở một số trường cao đẳng thuộc “tốp đầu” hàng năm có lượng thí sinh dự thi đông nhất nước , điểm chuẩn cũng cao ngất ngưởng cũng đưa ra nhiều phương án để giữ thí sinh giỏi.
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải (hiện nay là trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải), luôn là trường có số lượng thí sinh dự thi đông nhất nước với gần 30.000 thí sinh ĐKDT, thí sinh đến dự thi luôn đạt trên 70%. Ông Nguyễn Văn Lâm, phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hàng năm, trường cũng có thí sinh đạt điểm cao không đến nhập học nhưng con số này cũng không nhiều. Để bù trừ lượng thí sinh giỏi không đến nhập học, năm nào trường cũng gọi dôi dư ra vài chục em”.
Ông Vũ Văn Hòa, trưởng phòng đào tạo trường CĐ Kinh tế đối ngoại, cho rằng: “Thực trạng hàng năm các trường cao đẳng mất thí sinh giỏi là đương nhiên vì các em này coi thi cao đẳng là phương án dự phòng. Trường năm nào cũng có thí sinh giỏi không đến nhập học. Trường có lượng thí sinh đến nhập học đông và điểm chuẩn luôn từ 24 điểm trở lên là do các ngành đào tạo của trường hiện rất “ nóng” phù hợp với nhu cầu xã hội nên nhiều em xác định rõ ràng mục tiêu khi thi vào trường “.
Hiện nay, ngoài một số trường cao đẳng có thí sinh dự thi đông và điểm chuẩn cao thì còn lại hàng trăm trường cao đẳng khác điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Lý do, hiện nay nhiều trường đại học có hệ đào tạo cao đẳng, nếu thí sinh không đỗ đại học có thể xét tuyển vào cao đẳng. Đây là thực trạng lo lắng nhất của nhiều trường cao đẳng hiện nay.
Theo Dân TrÍ
Cần 100 tỷ đồng để xây dựng trường cao đẳng mới
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra dự thảo Điều lệ trường cao đẳng để lấy ý kiến đóng góp. Theo đó, để thành lập trường CĐ, một trong các điều kiện cần thiết là văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường.
Ngoài ra, trường phải có vốn điều lệ hợp pháp dùng để xây dựng trường, không ít hơn 100 tỷ đồng đối với xây dựng trường mới, không ít hơn 50 tỷ đồng đối với trường hợp thành lập trên cơ sở nâng cấp từ các cơ sở giáo dục khác, không kể giá trị đất đai.
Bộ GD-ĐT tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án thành lập trường CĐ. Trong vòng 10 ngày làm việc, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ sẽ thông báo để chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trong vòng 60 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ tổ chức thẩm định hồ sơ dự án. Bộ trưởng ra quyết định thành lập trường nếu hồ sơ dự án bảo đảm các điều kiện hoặc thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định trong trường hợp không đủ điều kiện thành lập trường.
Trường CĐ bị giải thể trong các trường hợp: Sau 3 năm kể từ ngày quyết định thành lập có hiệu lực, trường không chuẩn bị đủ các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo; mục tiêu và nội dung hoạt động của trường CĐ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và địa phương.
Điều kiện cho phép hoạt động và mở ngành đào tạo, quy định yêu cầu các trường phải códiện tích nhà đã xây dựng đưa vào sử dụng đạt bình quân tối thiểu là 9m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập tối thiểu là 6m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên tối thiểu là 3m2/sinh viên; có đủ phòng làm việc cho giảng viên, cán bộ của trường với diện tích tối thiểu là 8m2/người.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ năng lực xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, đảm bảo tỷ lệ không quá 25 sinh viên/giảng viên mỗi khối kiến thức của tất cả các ngành đào tạo, giảng dạy ít nhất 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 4 thạc sĩ hoặc tiến sĩ đúng ngành đào tạo.
Theo Dân Trí
64,14 % thí sinh đến làm thủ tục thi cao đẳng Theo báo cáo nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có 130 trường cao đẳng tổ chức thi, sau buổi làm thủ tục sáng nay, thống kê cho thấy thí sinh đến làm thủ tục đạt 64,14 %. Thí sinh xem số báo danh tại trường Cao đẳng Cộng đồng (Hà Nội) sáng nay. Hôm nay (14/7), thí sinh đã...