Nhiều trẻ viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu, cách phát hiện sớm căn bệnh này
Những ngày qua, số lượng bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn được chẩn đoán bị viêm phổi tụ cầu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù bệnh không gây thành dịch nhưng mức độ nguy hiểm là rất lớn với tỷ lệ tử vong cao.
Trong hàng trăm bệnh nhân viêm phổi nhập viện thì có đến 1/3 trong số đó mắc viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu. Điều đáng nói là rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn với các bệnh lý khác, khiến thời gian điều trị lâu hơn, trẻ dễ gặp phải những di chứng nặng nề.
Vi khuẩn tụ cầu vàng có ở đâu?
Tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn tụ cầu có độc tính cao, có thể kháng với nhiều loại kháng sinh nếu người bệnh không tuân thủ điều trị của bác sĩ. Đây là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong nếu không được trị liệu kịp thời.
Vi khuẩn tụ cầu vàng có mặt khắp mọi nơi trong môi trường tự nhiên, có nhiều ở môi trường bệnh viện. Đa phần các trường hợp bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng đều tìm thấy vi khuẩn này trên da. Chúng thường xâm nhập thông qua vết thương hoặc vết cắt. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể sinh sống trên bề mặt vật dụng cá nhân và lây truyền từ người này sang người khác qua chạm vào các bề mặt này…
Ở người khỏe mạnh tỷ lệ mang tụ cầu vàng từ 20 – 50% và tỷ lệ này cao hơn ở những người có tình trạng suy giảm miễn dịch, tiêm chích ma túy, tiểu đường, người lọc máu, bị các tổn thương ngoài da. Không chỉ gây ngộ độc thực phẩm khi vi khuẩn này xâm nhập vào quá trình chế biến, khi bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tụ cầu vàng khi xâm nhập vào cơ thể còn gây nhiễm trùng huyết, làm suy đa cơ quan và tử vong nhanh chóng.
Chính vì vậy, viêm phổi do tụ cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn rất nặng, có tỷ lệ tử vong cao. Người bị nhiễm tụ cầu vào phổi qua hai đường: Hít thở tụ cầu vào theo đường hô hấp hoặc tụ cầu từ các ổ nhiễm khuẩn da hay cơ quan khác theo đường máu vào phổi, rồi gây viêm phổi.
Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong cao.
Biểu hiện viêm phổi do tụ cầu
Một bệnh nhân bị bệnh cúm, sau vài ngày thì sốt cao, khó thở, ho dữ dội, suy kiệt nhanh chóng, đau ngực, nhiễm độc… là biểu hiện của viêm phổi. Bệnh thường kèm theo viêm họng dịch rỉ, nổi ban dạng tinh hồng nhiệt, có triệu chứng nhiễm độc toàn thân. Ở trẻ em viêm khí quản do tụ cầu thường có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân, nuôi cấy dịch họng thấy tụ cầu dương tính, nhưng chỉ có ít thâm nhiễm ở phổi. Nguyên nhân nổi trội gây ra bệnh viêm xoang mạn tính, viêm xoang bướm là tụ cầu vàng.
Video đang HOT
Trên thực tế các thể bệnh viêm phổi do tụ cầu thường liên quan đến các bệnh cúm, sởi, hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đặt nội khí quản.
Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào tuổi và sức khỏe của bệnh nhân. Khi bị viêm phổi, triệu chứng của bệnh cúm sởi thường nặng lên. Biểu hiện phổ biến là sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, ho. Khám thấy rì rào phế nang giảm và nhiều ổ ran nổ. Bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn này hay xảy ra 2 biến chứng là tràn dịch màng phổi và mủ màng phổi.
Khi khám các bác sĩ xét nghiệm đờm sẽ thấy tụ cầu, nhuộm soi đờm thấy tụ cầu tập trung từng đám cạnh bạch cầu, nhìn thấy tụ cầu trong bạch cầu, vì tụ cầu còn sống nhiều giờ sau khi bị thực bào. Chụp X-quang phổi thấy nhiều ổ viêm phổi dạng tròn, kích thước không đều, không đối xứng hai bên phổi. Nuôi cấy máu, đờm, dịch màng phổi thấy tụ cầu.
Tóm lại: Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao, việc điều trị đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh đúng. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cần nhớ không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, dùng kháng sinh phải đủ liều lượng, đủ thời gian, tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống, để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc.
Bệnh zona không điều trị đúng nguy hiểm thế nào?
Nhiều người cho rằng zona là bệnh ngoài da và chủ quan không điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng các bệnh zona có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, đau sau zona...
Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona
Nếu người mắc zona thấy có những dấu hiệu như đau theo dây thần kinh hay đau giật từng cơn cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám. Tránh trường hợp không điều trị gây ra những biến chứng của zona.
- Với những người suy giảm miễn dịch nếu không điều trị zona có thể gây ra các biến chứng như viêm màng não, viêm phổi.
- Khi tổn thương zona lan rộng sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Biến chứng thường gặp nhất của zona là đau sau zona. Những cơn đau này có thể kéo dài cả tháng thậm chí cả đời.
- Trong trường hợp xuất hiện tổn thương ở quanh mắt, virus có thể tấn công vào cấu trúc của nhãn cầu gây ảnh hưởng đến giác mạc. Người bệnh có thể bị mỏi mắt, đau nhói ở mắt, giảm thị lực thậm chí là mù lòa nếu không điều trị kịp thời.
Nhiều người hiện nay vẫn chủ quan với bệnh zona vì cho rằng đây là bệnh ngoài da. Sau đó người bệnh thường tự ý sử dụng các loại không theo chỉ định của bác sĩ hoặc thuốc không rõ nguồn gốc để tắm, chà xát.
Tuy nhiên điều này gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh bởi bệnh zona là do virus gây ra và cần được điều trị bằng thuốc kháng virus. Vì vậy, người mắc zona không nên tự ý điều trị tại nhà.
Vì sao bị zona?
Bệnh thủy đậu và zona đều do virusVaricella Zoster Virus (VZV). Tuy nhiên bệnh zona là do sự tái hoạt động của virus. Ban đầu, khi đi vào cơ thể virus sẽ gây ra bệnh thủy đậu.
Sau khi mắc thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong cơ thể người ở các hạch giao cảm sống. Nếu miễn dịch của cơ thể suy giảm, virus sẽ tái hoạt động và gây nên bệnh zona.
Biểu hiện mắc zona
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh zona:
- Người bệnh có biểu hiện đau mỏi theo dây thần kinh khoảng 2-3 ngày. Tiếp đến, cơ thể xuất hiện mụn nước trên nền da đỏ khoảng 7-10 ngày. Sau đó mụn nước bắt đầu đóng vảy lại. Người bệnh thường có dấu hiệu đau rát, mệt mỏi, khó chịu kèm theo sốt.
Bệnh zona diễn ra trong vòng 20-24 ngày kể từ khi ủ bệnh tới lúc khỏi bệnh.
Nếu không điều trị đúng cách, zona thần kinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Các tổn thương của zona thường xuất hiện theo chùm, theo dây thần kinh và không lan tỏa toàn thân như thủy đậu. Các tổn thương thường xuất hiện một bên của cơ thể: liên sườn trái hoặc phải, nửa đầu, tổn thương một bên tai...
Ai dễ bị mắc zona? Bệnh zona dễ gặp ở các đối tượng suy giảm miễn dịch và người cao tuổi. Bệnh ít gặp ở trẻ em.
Bị zona nên kiêng ăn gì?
Người mắc zona nên ăn gì? Khi bị zona người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin C, vitamin B12 nhằm giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Bên cạnh đó người bệnh nên kiêng một số đồ cay nóng, chất kích thích hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ. Một số đồ ăn có nguy cơ hình thành sẹo cũng nên hạn chế như rau muống, đồ nếp...
Bệnh zona có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine. Điều này cũng giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Có khoảng 80-90% những người tiêm vaccine zona sẽ không có nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu mắc thì đa phần là trường hợp nhẹ.
Tổn thương do zona thần kinh thường ít khi để lại sẹo.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh zona
- Bệnh zona có gây sẹo không? Tổn thương do zona thường ít để lại sẹo.
- Mắc zona rồi có bị lại không? Những trường hợp đã mắc zona thường hiếm khi tái mắc nhưng vẫn có những trường hợp suy giảm miễn dịch có khả năng mắc lại.
- Bệnh zona có lây không? Do zona biểu hiện tổn thương qua các mụn nước. Khi mụn nước vỡ virus có thể phát tán ra môi trường bên ngoài và lây cho người lành.
- Mắc zona có phải kiêng tắm không? Người bệnh không cần kiêng tắm nhưng lưu ý nên tắm rửa nơi kín gió và tắm bằng nước nóng. Tuyệt đối không nên chà sát hoặc gãi để tránh các mụn nước bị tổn thương hoặc vỡ ra. Sau khi tắm nên lau khô người bằng khăn mềm rồi bôi dung dịch/thuốc đã được kê đơn để vết thương nhanh lành, không bị bội nhiễm.
- Bị zona bôi thuốc gì? Ngoài các thuốc đường uống, người mắc zona có thể bôi một số loại thuốc sát khuẩn như xanh methylen, dung dịch Eosine hay thuốc mỡ kháng sinh...
Bệnh nhân ung thư phổi làm gì để hạn chế tử vong? Hiện nay, ung thư phổi tại Việt Nam là căn bệnh ung thư đứng thứ 2 về số người mắc, nhưng tỷ lệ tử vong ở cả nam và nữ cao nhất trong các bệnh ung thư. Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó có hơn 23.000 ca tử vong. Đây...