Nhiều tỉnh, thành cho học sinh trở lại trường từ 22/2
Sau thời gian nghỉ học vì Covid-19 và Tết Nguyên đán, nhiều địa phương đã quyết định cho học sinh trên địa bàn quay trở lại trường kể từ đầu tuần tới (ngày 22/2).
Cụ thể, học sinh, sinh viên ở Bắc Giang đi học trở lại vào ngày 22/2, trong điều kiện dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát. Riêng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Lục Nam sẽ chuẩn bị các điều kiện để học sinh đi học trở lại từ ngày 1/3.
Sở GD-ĐT Bắc Giang yêu cầu các nhà trường chủ động bố trí kế hoạch dạy học, đảm bảo nội dung, chương trình theo biên chế thời gian năm học 2020-2021. Các trường cũng phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trường học.
Còn tại Hà Giang , UBND tỉnh đã thông báo khẩn đến các trường học trên địa bàn về thời gian đi học trở lại của học sinh, sinh viên sau Tết Nguyên đán.
Theo đó, học sinh Hà Giang đi học trở lại từ ngày 22/2. Thời gian đi học của học viên, học sinh, sinh viên thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chuyên nghiệp do hiệu trưởng quyết định. Riêng học sinh huyện Xín Mần – nơi có bệnh nhân 1976 sẽ đi học trở lại từ ngày 1/3.
Một số địa phương cho học sinh quay trở lại trường kể từ đầu tuần tới (ngày 22/2).
Để thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai đã ra công văn khẩn cho phép kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán cho trẻ mầm non đến hết 28/2.
Tuy nhiên, với học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên sẽ quay trở lại trường vào ngày 22/2. Trong thời gian này, Sở GD-ĐT Lào Cai yêu cầu các trường tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Tương tự, học sinh Bạc Liêu đi học trở lại từ ngày 22/2. Riêng đối với đối tượng sinh viên, học viên các trường nghề, đại học, Hiệu trưởng các trường được chủ động thực hiện thời gian đi học trở lại từ ngày 22/2 trở đi. Thời gian này có thể thay đổi tùy theo tình hình diễn biến của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Học sinh Trà Vinh cũng trở lại trường học vào ngày 22/2. Sở GD-ĐT tỉnh này yêu cầu các trường bố trí nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe của cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh khi trở lại trường và theo dõi sức khỏe trong mỗi buổi học.
Bên cạnh đó, các trường cũng chuẩn bị phương án phòng chống dịch và chủ động triển khai hình thức dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn để đảm bảo sức khỏe cho giáo viên, học sinh và cán bộ nhân viên trước tình hình dịch bệnh phức tạp.
Hoc sinh mam non, pho thong, hoc vien hoc chuong trinh Giao duc thuong xuyen cap THPT của tỉnh Phú Thọ đi hoc tro lai tu ngay 22/2.
So GD-ĐT yeu cau cac trường thuc hien nghiem cong tac y te du phong, ve sinh, tieu đoc khu trung truong lop, cac thiet bi day hoc, đo choi cho tre truoc khi đi hoc tro lai. Bên cạnh đó, các trường phải phoi hop voi phu huynh hoc sinh đe quan ly, theo doi, nam bat tinh hinh suc khoe hang ngay cua hoc sinh trong thoi gian o truong, o nha.
Tại Thái Bình , học sinh khối lớp 9 THCS, khối lớp 12 THPT và học sinh các đội dự tuyển học sinh giỏi quốc gia khối 11 của Trường THPT Chuyên Thái Bình đi học trở lại từ ngày 22/2, trong điều kiện đảm bảo phòng, chống Covid-19.
Sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, học sinh Kon Tum đi học trở lại từ ngày 22/2.
UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các sở, ngành chức năng đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh, sinh viên khi trở lại trường; tổ chức dạy học có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục phát huy dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học khác phù hợp, hiệu quả.
Trước đó, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tỉnh Kon Tum đã tạm dừng việc cho học sinh trở lại trường. Các em học trực tuyến và ôn tập tại nhà với dự kiến ban đầu là nghỉ đến hết tháng 2/2021.
Ngoài các tỉnh nêu trên, một số tỉnh, thành khác cũng sẽ cho học sinh trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 22/2, bao gồm: Lai Châu, Ninh Bình, Bình Dương , An Giang …
Chuẩn bị lộ trình thi tốt nghiệp THPT trên máy tính, học sinh nói gì?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây có rất nhiều thay đổi. Để thích ứng với sự đổi mới, nhiều học sinh cho biết sẽ trau dồi kỹ năng, có sự chuẩn bị kỹ càng cho bản thân.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây có nhiều đổi mới, nhiều học sinh cho biết phải luôn chuẩn bị đầy đủ từ kiến thức đến kỹ năng để có thể thích ứng - NGUYỄN LOAN
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ giữ ổn định như năm 2020, không có bất kỳ đổi mới, xáo trộn nào. Năm 2021 vẫn thi trên giấy, đồng thời cũng là năm chuẩn bị điều kiện để thử nghiệm thi trên máy tính theo lộ trình thích hợp.
Đã sớm được làm quen với máy tính
Không chỉ phía nhà trường, giáo viên và các nhà quản lý giáo dục mà bản thân học sinh cũng cần có sự chuẩn bị kỹ càng để thích ứng được với việc đổi mới. Dù vậy, với học sinh thành phố, khi đã được làm quen với máy tính, thiết bị công nghệ thông tin từ sớm nhiều em cho biết sẽ không gặp quá nhiều khó khăn nếu có sự chuyển đổi.
Đỗ Lê Đức Trí, học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn) cho biết từ cấp tiều học Trí đã được tiếp cận với máy tính, sử dụng những tính năng cơ bản và lên THCS đã sử dụng khá thành thạo cho việc học của mình. Ngoài việc học môn tin học, lứa học sinh như Trí còn biết học trên các phần mềm, website, ứng dụng, mạng xã hội... Hiện một số bài kiểm tra của học sinh của môn tin học, địa lý, lịch sử....đã chuyển sang hình thức trực tuyến.
"Giờ có nhiều môn học bọn em đã sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin, và mạng xã hội để kết nối với giáo viên, bạn bè. Khi giao bài tập cho tụi làm, giáo viên cũng yêu cầu học sinh tự tìm kiếm, tra cứu thêm thông tin trên mạng nên theo em việc thay đổi hình thức thi sẽ không làm khó thí sinh nhiều", Đức Trí chia sẻ.
Tương tự, Tường Vy, học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp) cũng cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay đã chuyển đổi tất cả các môn sang thi trắc nghiệm (trừ môn ngữ văn). Với hình thức thi trắc nghiệm, theo Vy nếu thi trên máy tính sẽ có nhiều lợi thế hơn so với làm bài trên giấy.
Theo nữ sinh, học sinh bây giờ đã sử dụng máy tính và các thiết bị công nghệ từ rất sớm, nhất là ở thành phố. Nhiều bạn trong lớp Vy đã sử dụng những thiết bị này đã rất thành thạo, từ việc làm thử các đề thi trên mạng, đến việc ứng dụng các phần mềm học tập, đặc biệt với môn tiếng Anh.
"Bọn em có thể dễ dàng làm bài, chỉnh sửa đáp án thay vì lấy bút xoá gạch như hiện nay dễ bị máy chấm nhầm đáp án, thao tác trên máy tính nếu làm quen cũng sẽ nhanh hơn", Tường Vy nói.
Học sinh nhiều trường THPT tại các thành phố lớn đã sử dụng máy tính, điện thoại phục vụ cho việc học từ nhiều năm nay - ĐÀO NGỌC THẠCH
Thí sinh vẫn cần có lộ trình để chuẩn bị
Tuy nhiên, theo Đỗ Lê Đức Trí, việc chuyển đổi hình thức thi hay có bất kỳ đổi mới nào cũng nên thực hiện theo lộ trình, không thể thay thế hoàn toàn từ hình thức thi trên giấy sang trực tuyến vì không phải học sinh nào cũng thích ứng kịp mà cần có sự chuẩn bị từ trước cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tâm lý.
"Thi bằng máy tính có nhiều bất lợi cho thí sinh, đầu tiên là đọc đề. Theo em được biết thì đọc chữ trên máy tính chậm hơn trên giấy rất nhiều, thí sinh cũng dễ bị 'hoa mắt' và nhầm lẫn hơn. Bên cạnh đó, việc đáp ứng đủ lượng máy tính cần thiết đã khó, bảo vệ mạng không bị sập nguồn còn khó hơn. Ngoài ra, thi trên máy tính cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ bị hacker chuyên nghiệp đánh tráo được kết quả, bị lộ đề...", Đức Trí phân tích.
Tuy nhiên, cũng theo Trí thi trên máy tính cũng có nhiều điểm tích cực như: thí sinh có thể kiểm tra kết quả nhanh hơn, nhanh có điểm hơn, hệ thống chính xác hơn...
Dù vậy, bất kỳ việc thay đổi nào cũng sẽ có nhiều điểm mới, Đức Trí cho biết sẽ chủ động chuẩn bị cả kiến thức, lần kỹ năng cũng như tâm lý cho mình để khi kỳ thi dù đổi mới theo phương thức nào cũng có thể làm bài tốt nhất.
Còn Châu Thanh Tuyền, học sinh lớp 11 trường Trung học Phổ Thông Tam Phú (Q.Thủ Đức) cũng cho rằng hình thức thi trên máy tính sẽ giúp thí sinh nhanh chóng viết ra đáp án hơn mà không phải mất nhiều thời gian để tô đáp án như hiện nay. Việc chỉnh sửa bài làm cũng vì thế mà dễ dàng sửa chữa những đáp án sai mà không làm ảnh hưởng đến việc xấu đẹp khi trình bày. Thí sinh còn có thể kiểm tra lại bài nhanh chóng nữa.
Tuy nhiên, theo Tuyền, với những bài thi kéo dài trên 60 phút, nếu nhìn liên tục vào màn hình máy có thể cũng khiến học sinh gặp nhiều tình trạng như mỏi mắt, nhìn nhầm đáp án ảnh hưởng đến bài thi.
Hiện trong quá trình học, Tuyền cũng đã tham gia một số bài thi chất lượng đầu năm qua máy tính nên về kỹ năng dùng máy tính không phải là vấn đề lớn với thí sinh khi thi tốt nghiệp THPT.
'Nới lỏng' quy định về sử dụng điện thoại trong giờ học: Cần định hướng học sinh đúng mục đích Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, có nhiều nội dung mới phù hợp với xu thế phát triển. Đáng chú ý, tại mục 4, Điều 37 về "các hành vi học sinh không được làm" có...