Nhiều tiêu chuẩn mới trong tuyển sinh cử tuyển đối với HSSV dân tộc thiểu số
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, có hiệu lực thi hành từ ngày 23/1/2021.
Cử tuyển góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ là người DTTS cho các vùng DTTS, miền núi.
Các tiêu chuẩn cụ thể
Nghị định nêu rõ, người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Như vậy, theo quy định mới, đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển phải là người dân tộc thiểu số, phạm vi đối tượng áp dụng chính sách này đã bị thu hẹp nhiều so với trước đây. Do đó, người dân tộc Kinh không còn là đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển.
Nghị định quy định rõ tiêu chuẩn chung của tuyển sinh. Theo đó, người học được cử tuyển phải thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển; không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
So sánh với tiêu chuẩn cũ tại Điều 6 Nghị định 134/2006/NĐ-CP, độ tuổi tiêu chuẩn để tuyển sinh giảm từ không quá 25 tuổi xuống không quá 22 tuổi, thu hẹp phạm vi đối tượng được xem xét hưởng chế độ cử tuyển.
Người học được cử tuyển vào ĐH-CĐ phải xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học THPT đạt loại tốt.
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định ở trên, người học được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp THPT; xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên; có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Video đang HOT
Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp trung học phổ thông; xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Như vậy, về xếp loại hạnh kiểm của người học được cử tuyển vào đại học, cao đẳng theo tiêu chuẩn mới đã thay đổi từ “Xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp (hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa) đạt loại khá trở lên” thành “Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt”…
Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông; xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; có thời gian học đủ 4 năm học và tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Các trường hợp được ưu tiên trong cử tuyển
Nghị định nêu rõ người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển ở trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự:
Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;
Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú;
Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển;
Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên.
Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.
Thay đổi từ chế độ tiếp nhận sang xét tuyển đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, thay vì đương nhiên được tiếp nhận vào làm việc theo quy định trước đây, người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp sẽ được tổ chức xét tuyển vào các vị trí việc làm.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức và căn cứ vào hồ sơ người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp để xây dựng kế hoạch xét tuyển vào công chức, viên chức đối với người học theo chế độ cử tuyển. Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ xét tuyển và bố trí việc làm tối đa là 12 tháng, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ để xét tuyển.
Ông Lê Như Xuyên- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ GD&ĐT cho biết: Chính sách cử tuyển là một trong nhiều giải pháp quan trọng có hiệu quả góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ là người DTTS cho các tỉnh miền núi, vùng DTTS; là giải pháp mang tính phát triển bền vững nguồn nhân lực, cần thiết đối với các tỉnh có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Theo đó, từ năm 2006 đến nay, đã có hơn 20.000 HS, SV DTTS được cử tuyển vào học các trình độ ĐH, CĐ, TC; cơ bản đáp ứng nhu cầu về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho các địa phương vùng DTTS, miền núi.
Cơ hội rộng mở với học sinh dân tộc
Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ GD Dân tộc, Bộ GD&ĐT cho biết: Đảng, Nhà nước và xã hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới GD ở vùng DTTS và miền núi, thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ...
Học sinh DTTS ngày càng có nhiều điều kiện để học tập và phát triển.
Những chuyển biến tích cực
Những năm qua, sự nghiệp GD-ĐT vùng DTTS, miền núi đã có những chuyển biến đáng kể, hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ HS đến trường tăng cao, HS lưu ban, bỏ học ngày càng giảm, qua đó kết quả PCGDMN 5 tuổi, PCGDTH, PCGDTHCS ngày càng được duy trì bền vững.
Hệ thống giáo dục chuyên biệt (trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học) ngày càng phát huy hiệu quả tích cực vào công tác tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Chế độ cử tuyển đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo cán bộ người DTTS có trình độ ở địa phương. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và người học là người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Qua đó đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, thực hiện Nghị định 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, HS, SV DTTS rất ít người, rất nhiều HS thuộc đối tượng này được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng: Trẻ mẫu giáo được học tại các trường mầm non; trường, lớp mẫu giáo công lập; Học sinh tiểu học được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu học;
Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học cơ sở; Học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp; Học sinh tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Ông Lê Như Xuyên nhấn mạnh: Riêng đối với trẻ em, HS, SV 16 DTTS rất ít người, trong 3 năm học vừa qua (từ 2017 đến 2020) đã có 15.384 lượt trẻ mầm non, 32.899 lượt HS các cấp học phổ thông, 236 HS, SV đại học, cao đẳng, trung cấp được hỗ trợ chi phí học tập (theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người).
Cô và trò trường PTDT nội trú Ba Vì- Hà Nội.
Phát triển đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng DTTS
Ông Xuyên chia sẻ: xác định nguồn nhân lực DTTS sẽ quyết định đến sự phát triển KT-XH của các địa phương, do đó Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ đối với HS, SV người DTTS. Cụ thể như chính sách tuyển thẳng vào đại học: Thí sinh là người DTTS rất ít người và thí sinh thuộc các huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 và Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 05/02/2013) được xét tuyển thẳng vào học đại học, cao đẳng.
Bên cạnh đó là chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh: Thí sinh là người DTTS ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được hưởng ưu tiên theo đối tượng (nhóm ưu tiên 1) và ưu tiên theo khu vực khi dự thi vào trường đại học, cao đẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy; thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ khi xét tuyển vào các cơ sở đại học đóng trên địa bàn thì được ưu tiên 1 điểm
Thực hiện ưu tiên trong tổ chức đào tạo, tổ chức bồi dưỡng bổ sung văn hóa 1 năm cho các SV được xét tuyển thẳng vào đại học theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ và SV cử tuyển theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.
Ông Xuyên cho biết: Cử tuyển là một trong nhiều giải pháp quan trọng có hiệu quả góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ là người DTTS cho các tỉnh miền núi, vùng DTTS; là giải pháp mang tính phát triển bền vững nguồn nhân lực, cần thiết đối với các tỉnh có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.
Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Nghị định số 49/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.
Theo đó, từ năm 2006 đến nay, đã có hơn 20.000 HS, SV DTTS được cử tuyển vào học các trình độ ĐH, CĐ, TC. Cơ bản đáp ứng nhu cầu về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho các địa phương vùng DTTS, miền núi.
Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho SV hộ nghèo, cận nghèo ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn. Chính sách học bổng khuyến khích học tập cho SV khá giỏi, xuất sắc; chính sách khen thưởng HS dân tộc thiểu số đoạt giải cao trong các kì thi quốc gia, quốc tế... cũng đã góp phần phát triển đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng DTTS
Nghệ An tiếp tục rà soát, quy hoạch lại các trường phổ thông Dân tộc nội trú Hệ thống trường phổ thông Dân tộc nội trú tại Nghệ An đã phát huy được vai trò giáo dục, chăm sóc toàn diện học sinh. Đây cũng là những cái nôi tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dân tộc thiểu số. Học sinh Trường Phổ thông DTNT THPT số 2 tỉnh Nghệ An Chiều 26/10, Sở GD&ĐT Nghệ An...