Nhiều tiệm bánh mì ở Nha Trang dương tính ‘dư lượng thuốc trừ sâu’ trong rau
Qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện nhiều tiệm bánh mì ở TP Nha Trang ( Khánh Hòa) có kết quả dương tính dư lượng thuốc trừ sâu trong các loại rau và nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Ngày 6/8, ông Nguyễn Đinh Hùng, Phó chi cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị vừa báo cáo Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh về kết quả lấy mẫu thực phẩm các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại TP Nha Trang, để có hướng xử lý.
Kết quả trên được đưa ra sau khi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp cùng các đơn vị liên quan lấy mẫu các loại rau, như: dưa leo, hành ngò, xà lách… của hơn 11 tiệm bán bánh mì tại 4 phường ở Nha Trang, để cảnh báo mối nguy hiểm từ thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Qua test nhanh, các tiệm bánh mì này đều có kết quả dương tính với dư lượng thuốc trừ sâu. Cụ thể hơn, điểm kinh doanh bánh mì P. ở đường Bạch Đằng và bánh mì P.2. trên đường Nguyễn Thiện Thuật (trong diện bị lấy mẫu rau sống, xà lách) có kết quả dương tính dư lượng thuốc trừ sâu. Các chủ tiệm bánh mì thông tin, số rau trên được mua từ các vựa rau trên địa bàn.
Một tiệm bánh mì ở TP Nha Trang bị cảnh báo dư lượng thuốc trừ sâu trong rau. Ảnh: Xuân Ngọc.
Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn lấy mẫu sốt trứng ở tiệm bánh mì P.2. gửi Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm. Kết quả xác định, sốt trứng của tiệm bánh mì này dương tính với Salmonella – một độc tố hàng đầu gây bệnh đường tiêu hóa.
Trong khi đó, ghi nhận của P.V, tiệm bánh mì P. trên đường Bạch Đằng, phường Tân Lập luôn tấp nập khách tìm đến, đặc biệt là người nước ngoài. Phía trước cửa tiệm và bên trong các ghế ngồi, luôn có khách chờ mua bánh mì.
Video đang HOT
Tương tự, bánh mì L. trên đường Lý Tự Trọng, phường Lộc Thọ, test nhanh mẫu rau có kết quả dương tính với dư lượng thuốc trừ sâu. Ngoài ra, Viện Pasteur Nha Trang kiểm nghiệm mẫu lấy rau sống, rau răm, dưa leo của tiệm này, phát hiện vi khuẩn Salmonella.
Không chỉ 2 cơ sở này, cơ quan chức năng khi lấy mẫu rau, sốt trứng, jambon, chả bò của 4 cơ sở khác, đều có kết quả dương tính với vi khuẩn Salmonella và 1 cơ sở bán bánh mì có chứa hàn the (0,41% KL).
Trả lời VietNamNet, ông Nguyễn Đinh Hùng cho biết, việc lấy mẫu trên nằm trong kế hoạch giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Từ đó, có giải pháp chấn chỉnh các cơ sở kinh doanh, chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra ngộ độc, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài ra, ông Hùng nêu, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau tại các tiệm bánh mì được nêu trong báo cáo, chỉ là kết quả xét nghiệm nhanh. “Kết quả xét nghiệm nhanh chỉ có giá trị cảnh báo mối nguy ô nhiễm, không phải căn cứ xử phạt vi phạm hành chính”. Đơn vị cũng đã hướng dẫn, yêu cầu chủ cơ sở bánh mì lựa chọn rau nguyên liệu đảm bảo an toàn.
Còn với mẫu kiểm nghiệm có vi khuẩn Salmonella, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố sử dụng sản phẩm sốt trứng, nên tìm các đơn vị sản xuất thương mại, có quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để an toàn, tránh nhiễm vi khuẩn.
Đã tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai
Salmonella và E.coli là hai vi khuẩn được tìm thấy trong các mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì tại Đồng Nai.
Tìm thấy 2 loại vi khuẩn gây ngộ độc đường tiêu hóa trong mẫu thực phẩm liên quan tiệm bánh mì ở TP Long Khánh. Ảnh minh họa.
Trao đổi với Tri thức - Znews chiều 7/5, ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, TP Long Khánh).
Cụ thể, kết quả cho thấy vi khuẩn salmonella xuất hiện trong nhiều mẫu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì. Ngoài ra, một số mẫu phẩm khác cũng ghi nhận nhiễm khuẩn E.coli. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vi khuẩn E.coli không gây bệnh, nguyên nhân gây bệnh chính vẫn là khuẩn salmonella.
Trước đó, ngày 6/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cũng phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhi nhập viện điều trị tại đơn vị này.
Các bệnh nhi trong vụ ngộ độc thực phẩm. Ảnh: BVCC.
Theo báo cáo của UBND TP Long Khánh, tính đến hiện tại, vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Băng khiến 568 người nhập viện, trong đó nhiều ca bệnh có tiên lượng rất nặng là trẻ em.
Đến sáng nay, chỉ còn 124 bệnh nhân còn nằm theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh và Bệnh viện Cao su Đồng Nai. Tất cả đều ổn định không dấu hiệu nặng.
UBND TP Long Khánh đánh giá là vụ việc có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn nên đã thông tin và chuyển các hồ sơ xác minh bước đầu về cơ sở kinh doanh nói trên về Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP Long Khánh để điều tra làm rõ theo quy định pháp luật.
Hiện tại, ca bệnh nặng ở Bệnh viện Nhi đồng 1 vẫn được theo dõi sát, chưa có chuyển biến. Các trẻ được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đều ổn. Một ca nặng đã có dấu hiệu tích cực
Salmonella là vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, kém đề kháng với điều kiện bên ngoài và bị phá hủy trong quá trình tiệt trùng thực phẩm. Tuy nhiên, Salmonella có thể sót trong một thời gian dài ở các thực phẩm khô, ướp lạnh....
Người nhiễm khuẩn salmonella có thể có các triệu chứng đau bụng, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra, người bệnh cũng có các dấu hiệu mất nước như giảm tiểu hoặc nước tiểu sẫm màu, khô miệng hoặc đi tiêu ra máu.
Trong đó, mất nước do tiêu chảy là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Trẻ rất nhỏ có thể bị mất nước nghiêm trọng chỉ trong một ngày dẫn đến tử vong.
Điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam Ngày 16/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế Đồng Nai về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Công văn cho biết, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin về việc nghi ngờ...