Nhiều thuê bao Viettel nhận được tin nhắn đáng ngờ
Nhiều người dùng Viettel phản ánh việc bị một tài khoản có tên MrLeaked dùng số thuê bao của họ để đăng nhập ứng dụng MyViettel.
Chiều 15/4, nhiều người dùng phản ánh việc nhận được tin nhắn từ My Viettel cho hay thuê bao của họ đã đăng nhập vào ứng dụng từ thiết bị khác. Cụ thể, thiết bị đăng nhập có tên “MrLeaked (iPhone 11 Pro Max)”.
“Sau khi nhận tin nhắn số của tôi đăng nhập vào ứng dụng tư thiết bị này, ứng dụng tiếp tục gửi mã OTP yêu cầu xác thực đăng nhập trên ứng dụng”, Phúc Thịnh, người dùng ngụ ở TP.HCM cho biết.
Nhiều người dùng My Viettel phản ánh việc bị một tài khoản có tên MrLeaked dùng số thuê bao của họ để đăng nhập ứng dụng.
“Tôi nhận được tin nhắn có người đăng nhập vào My Viettel thông qua số điện thoại của mình. Tôi đã đổi ngay mật khẩu sau đó, nhưng không biết liệu như thế đã đủ chưa”, tài khoản Facebook Vinh Quang viết trên trang cá nhân.
Trên một hội nhóm công nghệ, nhiều người dùng cũng phản ánh về tình trạng tương tự. “Không rõ sau khi đổi mật khẩu, người dùng số điện thoại của tôi để đăng nhập có đọc được tin nhắn thông qua app không? Vì những tài khoản ngân hàng của tôi đều liên kết với SIM này”, một tài khoản cho biết.
Video đang HOT
Chiều 15/4, tổng đài chăm sóc khách hàng của Viettel cho biết cả ngày hôm nay, hệ thống nhận được nhiều thắc mắc của người dùng về vấn đề này. Một tổng đài viên cho biết cá nhân anh trong một ngày đã xử lý gần 20 trường hợp. Hầu hết đều được tư vấn đổi mật khẩu đăng nhập MyViettel và chờ thêm thông báo cụ thể từ nhà mạng này để xác định rõ sự cố đến từ đâu.
Zing đã liên hệ với Viettel, đại diện nhà mạng này cho biết đang xác minh vụ việc và hẹn có câu trả lời trong đêm 15/4. Để tạm ngăn chặn rủi ro, người dùng cần đổi mật khẩu đăng nhập app MyViettel, hoặc gọi lên trung tâm CSKH 1800 8098 để được hướng dẫn.
Xử lý nghiêm hành vi ngăn cấm thuê bao chuyển mạng giữ số
Tuy đã vượt mục tiêu đặt ra về tỷ lệ chuyển mạng giữ số, vẫn còn gần 4,5% thuê bao bị từ chối sai khi thực hiện dịch vụ này.
Các thuê bao mạng di động tại Việt Nam chính thức được chuyển mạng, giữ nguyên số (gọi tắt là dịch vụ MNP) từ tháng 11/2018. Sau hơn 2 năm, theo số liệu của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông, đã có gần 2 triệu thuê bao thực hiện thành công.
Chỉ khoảng 2% thuê bao yêu cầu chuyển mạng giữ số
Cụ thể, theo số liệu được công bố tới ngày 7/12, đã có tổng cộng 1.957.040 thuê bao chuyển mạng giữ số thành công. Số lượng thuê bao đăng ký MNP là 2.777.582.
Chính sách chuyển mạng giữ số gần như không gây ảnh hưởng tới số lượng thuê bao của các nhà mạng lớn.
Nếu bỏ qua các thuê bao không đủ điều kiện (không hoạt động 2 chiều, đăng ký sai thông tin, nợ cước...), tỷ lệ thành công đạt 92,9%, cao hơn mục tiêu đặt ra là 90%, theo Báo cáo tổng kết năm 2020 của Cục Viễn thông.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thuê bao bị từ chối MNP sai. Từ tháng 6/2019 - 12/2020, có 4,49% lượng thuê bao bị từ chối sai.
Cũng theo số liệu từ Cục Viễn thông, hết tháng 11 cả nước có 130,77 triệu thuê bao. Như vậy, có thể thấy chỉ khoảng 2% số thuê bao có nhu cầu chuyển mạng giữ số, và tỷ lệ MNP thành công là 1,4%.
Viettel là nhà mạng nhận được nhiều yêu cầu chuyển mạng nhất, cả ở chiều đi lẫn đến. Đáng chú ý là cả 3 nhà mạng lớn (Viettel, Vinaphone và MobiFone) đều "lãi" về số lượng thuê bao chuyển đến.
Trong khi đó, nhà mạng Vietnamobile có tỷ lệ thuê bao đăng ký chuyển đi (409.734) cao hơn hẳn so với chuyển đến (25.047), tính đến ngày 20/12.
Cần tạo điều kiện thuận lợi để người dùng chuyển mạng
Tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai dịch vụ MNP, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho rằng các nhà mạng cần xử lý tạo điều kiện cho khách hàng chuyển mạng, giữ số.
"Nhà mạng cũng cần xem xét giảm điều kiện chuyển mạng để tạo thuận lợi hơn nữa cho người dùng, và xử lý nghiêm hành vi ngăn cấm thuê bao chuyển mạng", Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Ngoài ra, Thứ trưởng Phan Tâm giao Cục Viễn thông tiếp tục đảm bảo trung tâm chuyển mạng vận hành trơn tru, không bị gián đoạn, củng cố phương án dự phòng cho các tình huống bất khả kháng và làm việc để các nhà mạng khác tham gia thêm vào dịch vụ MNP.
Đối với các doanh nghiệp, nhà mạng cần chuyển đổi số để tự động hóa 100% quy trình chuyển mạng, cho phép thuê bao chuyển mạng giữ số online và giảm thời gian chuyển mạng xuống chỉ còn 1 ngày.
Đại diện của Bộ TT&TT cho biết sẽ xử lý nghiêm hành vi ngăn người dùng chuyển mạng giữ số.
Dịch vụ chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ số thuê bao (MNP) cho phép một thuê bao di động của một nhà mạng cung cấp dịch vụ thông di động mặt đất này trở thành thuê bao di động của một nhà mạng cung cấp dịch vụ thông di động mặt đất của nhà mạng khác và giữ nguyên số thuê bao.
Năm 2018, trong họp báo về chính sách chuyển mạng giữ nguyên số, đại diện Bộ TT&TT cho rằng Bộ đã tính đến yếu tố tác động thị trường khi cho phép thực hiện chính sách này.
Theo kinh nghiệm quốc tế, khi chính sách này được áp dụng tại mỗi quốc gia cũng có đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, thông thường trong những ngày đầu chuyển mạng sẽ có dao động rất lớn, sau sẽ bình ổn lại. Tỷ lệ thuê bao chuyển mạng trên thế giới khoảng dưới 5%.
Nhà mạng nói gì khi nghị định chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác có hiệu lực? Tin nhắn hay cuộc gọi rác luôn là vấn đề đau đầu cho các chủ thuê bao cũng như nhà quản lý bao năm qua, nay đã có nghị định và thông tư nhằm giải quyết triệt để vấn đề này. Theo số liệu tính tới hết tháng 6.2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có 126,95 triệu thuê...