Nhiều thí sinh thừa thời gian với môn Hóa
Sau buổi sáng dễ thở ở môn Ngữ văn, chiều nay, các thí sinh cũng rất thành công với bài thi môn Hóa học.
TP HCM: “9 điểm trong tầm tay”
Sau 60 phút “chiến đấu” với môn thi Hóa, nhiều thí sinh tại TP HCM tự tin khẳng định đề thi quá dễ, điểm 8-9 là nằm trong tầm tay.
Một ngày tuyệt vời!
Do đề thi môn Hóa ( trắc nghiệm) chỉ diễn ra 60 phút nên gần như các thí sinh tỏ ra rất “thận trọng”. Ghi nhận tại hội đồng thi trường Nguyễn Du, mặc dù tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi thi… nhưng dưới sân trường không khí vẫn diễn ra yên ắng khiến không ít phụ huynh ở ngoài với tâm trạng “đứng ngồi không yên”.
Phụ huynh một học sinh trường Nguyễn Khuyến tỏ ra lo lắng: “Không biết đề thi có khó không mà thấy thông báo 5 phút nữa hết giờ, nhưng vẫn chưa em nào ra khỏi phòng”. Tâm trạng tương tự cũng dễ nhận thấy các phụ huynh khác, mặc dù cổng trường đã đóng nhưng nhiều người vẫn cố gắng nhìn qua khe hở để xem tình hình.
Thế nhưng, khoảng 14h40 các thí sinh bắt đầu rời phòng thi với tâm trạng hoàn toàn trái ngược những lo lắng của phụ huynh. Đa số thí sinh cười nói vui vẻ, hào hứng làm rộn ràng cả sân trường khiến phụ huynh nhẹ lòng. Em Ngọc Hằng (học trường Diên Hồng) tươi cười chia sẻ: “Em không ngờ đề thi năm nay lại quá dễ, dễ hơn nhiều so với đợt thi thử vừa qua, em hi vọng bài thi của mình ít nhất cũng đạt được 9 điểm”.
Tiếng cười vỡ òa vì vui sướng, mọi người nói chuyện rôm rả thoải mái là hình ảnh dễ thấy nhất tại các điểm thi chiều nay. Tất cả đều hài lòng với đề thi Hóa “dễ hơn Hóa nâng cao trên lớp tụi em học”.
Bạn Trung Thành (trường Thanh Đa) nói: “Tụi em chỉ mất khoảng 30 phút là hoàn thành xong hết tất cả 40 câu trắc nghiệm. Đề thi không khó, em nghĩ các bạn học lực trung bình cũng sẽ làm tốt”. Không khí sân trường càng rộn ràng, náo nhiệt hơn khi từng tốp thí sinh ùa ra và đồng thanh nói lớn: “Đề quá dễ”.
Bạn Ngọc Phượng (trường Gia Định) kể: “Phòng thi của em ai cũng làm được và làm xong sớm nhiều so với thời gian quy định. Ở lớp em học hóa không giỏi nhưng với đề thi này em tin mình kiếm được điểm 9 dễ dàng”. Còn cậu bạn Minh Phước (trường Võ Thị Sáu) thì: “Em làm sai có một câu duy nhất, tiếc ghê, nếu không em được tròn điểm mười. Hôm nay em làm bài hai môn rất tốt”. Bạn Phi (trường Đông Đô) thì tự tin: “Em làm 15 phút là xong hết 40 câu và em tin em từ điểm 9 cho đến 10 mà thôi”.
Cùng tâm trạng với các thí sinh khác dự thi tại hội đồng thi trường Nguyễn Du, một thí sinh trường Nguyễn An Ninh hồ hởi khoe: “Em làm bài tốt cả 2 môn ngày hôm nay, nhất là môn Hóa Tuy nhiên, ngày mai thi hai môn Sử và Địa sẽ rất nặng, em cũng hơi lo không biết đề có được như hôm nay không”, một thí sinh trường Nguyễn An Ninh vui sướng cho biết.
Còn nhiều bạn thí sinh khác thì khoe, em học không giỏi nhưng với đề tài này chỉ cần 45 phút em cũng kiếm cho mình điểm 7. Rạng ngời và phấn khởi là những gì ghi nhận được trong buổi thi chiều nay.
Thông báo tin vui về cho gia đình
Video đang HOT
Tâm trạng phụ huynh hoàn toàn trái ngược khi các em chưa ra khỏi phòng thi
Hà Nội: Nhiều thí sinh thừa thời gian
Thí sinh khối A hoàn tất bài thi trong thời gian rất ngắn, trong khi nhiều sĩ tử khác khẳng định đề môn Hóa dễ.
14h30 chiều nay, sĩ tử bước vào môn Hóa với tâm trạng khá thoải mái sau môn đầu tiên “thuận buồm xuôi gió”. Một tiếng sau, tại điểm thi trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) sĩ tử lao xao bước ra với nụ cười rạng rỡ.
Nhiều em cho biết thừa thời gian làm bài, đề Hóa dễ hơn mình nghĩ, có em khẳng định mình chỉ làm trong 20 phút, có em thì 30 phút, đa số cho rằng thời gian thừa của mình khoảng 15 phút. Riêng đối với các em thi đại học khối A, thì chỉ có thể sai 1-2 câu. Một nữ sinh đã trả lời vẻ mặt lo lắng của mẹ bằng câu nói nhẹ nhàng: “Con chỉ sai một câu thôi”.
Thùy Dung, học sinh trường THPT Hồ Xuân Hương, một trong những thí sinh ra đầu tiên cho biết chiều nay mình làm bài tốt hơn môn Văn buổi sáng, tỷ lệ đúng của Dung trên 75%.
Em Thùy Dương, lớp 12 chuyên Sinh trường chuyên Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết: “Em làm hết 100%, có lẽ không sai câu nào”. Thùy Dương khẳng định đề ra rất phù hợp với mức độ của một kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh làm bài với tâm trạng bình thản, trong phòng thi của Dương, các bạn khác cũng làm rất tốt.
Tuy nhiên, cũng có những sĩ tử thừa thời gian nhưng làm bài chỉ ở mức tương đối. Việt Anh, lớp 12 trường THPT Hồ Xuân Hương, thi đại học khối D cho biết mình thừa thời gian 15 phút, nhưng tỷ lệ đúng chỉ khoảng 50%.
Ngày mai, sĩ tử sẽ bước vào 2 môn thi mà nhiều bạn lo lắng nhất là Lịch sử và Địa lý.
Những hình ảnh hồ hởi của thí sinh sau môn Hóa ở Hà Nội:
Hai thí sinh bước ra đầu tiên.
Chiều nay, thí sinh cười nhiều, vui nhiều hơn so với buổi sáng.
Cùng nhau kiểm tra lại bài làm.
Niềm tin vào chiến thắng.
Những gương mặt thoải mái, thanh thản sau ngày thi đầu tiên.
Rất nhiều bạn mải miết xem lại kết quả.
Hi vọng rằng, ngày mai, sĩ tử sẽ làm bài tốt như hôm nay.
Nhóm phóng viên
Theo Bưu Điện Việt Nam
4 sai lầm thường mắc với môn Hóa học
Thạc sĩ Cao Giang, giảng viên khối THPT chuyên ĐHSP Hà Nội chỉ ra những sai lầm thường mắc khi học và làm bài thi với môn Hóa học.
Chỉ tập trung vào chương trình lớp 12
Đa số các bạn cho rằng chỉ cần ôn luyện theo chương trình lớp 12 là đủ vì như các phương tiện thông tin đại chúng đã từng đưa rằng đề chỉ ra trong chương trình lớp 12. Đây là nhận thức sai lầm. Thực tế đề thi là bao gồm chương trình từ lớp 8 cho đến lớp 12. Việc chỉ học và ôn tập trung vào lớp 12 là không đủ.
Xem lại các đề ra những năm trước đó, các bạn có thể thấy lượng kiến thức lớp 10 và 11 chiếm ít nhất cũng khoảng 40% và phải như vậy mới đúng với việc tuyển chọn.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Không coi trọng các điều kiện của phản ứng Hóa học
Sai lầm này dẫn đến điểm số của các em không đạt tối đa, thậm chí còn mất điểm.
Chúng tôi xin phân tích kỹ, để các bạn rút kinh nghiệm.
Trong Hóa học nói chung và đặc biệt trong Hóa học Hữu cơ, việc thay đổi điều kiện phản ứng là làm thay đổi sản phẩm tạo thành.
Ví dụ: Phản ứng của toluen với khí clo nếu được chiếu sáng và đun nóng thì xảy ra phản ứng thế theo cơ chế gốc và dây chuyền ở nhóm metyl. Còn nếu được đun nóng và có mặt của bột sắn thì phản ứng xảy ra theo cơ chế ion và thế trong nhân benzen.
Đặc biệt phản ứng của một số hydro cacbon với brom.
Brom ở dạng dung dịch thì có thể tham gia các phản ứng cộng, còn brom dạng hơi lại có thể tham gia phản ứng thế.
Dùng ngôn ngữ Hóa học thiếu chính xác
Khi biểu diễn các quá trình cân bằng Hóa học, nhất là các cân bằng điện ly hoặc đối với các phản ứng thuận nghịch như phản ứng este hóa thì phải dùng dấu "=" và dấu "", nhiều bạn vẫn giữ nguyên thói quen chỉ dùng dấu "=" hoặc dấu "".
Nếu sản phẩm của phản ứng là chất khí thì phải ghi kèm dấu "" ngay bên phải sản phẩm; còn nếu là chất rắn kết tủa thì phải ghi kèm dấu "" ngay bên phải. Những điều này các bạn thường cho là không quan trọng nên dễ bỏ qua và như vậy dễ bị mất điểm phần này.
Trình bày bài giải quá vắn tắt
Ví dụ: Viết phương trình phản ứng hóa học của HO2 với SO2, ), nước Clo. Trong các phản ứng đó H2S thể hiện tính oxy hóa hay tính khử? Vì sao? (Câu 1.1 ĐTTSDHCĐ khối A - 2005).
Khi giải thích tính khử của H2S các bạn thường chỉ nói: vì có sự cho electron làm tăng số oxy hóa của S mà không viết chi tiết như dưới đây sẽ không có điểm:
S2 -2e S;
S2 - 6e S4
S2 - 8e S6
Mong các bạn rút kinh nghiệm để việc học và làm bài thi đạt kết quả cao nhất!