Nhiều thí sinh ‘nói không’ với ngành sư phạm
“Tệ hại nhất là các trường sư phạm, nếu như mấy năm trước, sư phạm lựa chọn đầu tiên thì năm nay số hồ sơ nộp vào Trường ĐH sư phạm Hà Nội chỉ vài chục bộ”.
Thí sinh thi vào ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng
Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Yên Bái) Nguyễn Văn Du thốt lên trong buổi bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ của các địa phương tới các trường ở miền Bắc diễn ra sáng nay.
Ông lo lắng, nhà nước cần có chính sách thu hút thí sinh học sư phạm nếu không tương lai sẽ không có giáo viên.
Ông Du nói, dù tổng số hồ sơ năm nay tăng 11% nhưng hồ sơ thi khối C giảm quá nhanh.
Ghi nhận từ các Sở GD-ĐT Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Hà Giang , Điện Biên…ho thấy lượt hồ sơ đầu quân thi khối C giảm.
Phó Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Hà Nội) Tạ Song Hà cho biết, lượt hồ sơ ĐKDT khối C nhận được ít nhất so với các khối: A trên 50% B là 13,54% C là 4,44% và khối D là 24,13%.
Trong đó, lượt hồ sơ thi khối C giảm gần 1% so với năm 2010 (5,2%).
Tốp giữa vẫn tăng
Các trường được thí sinh “đầu quân” nhiều là các trường “top giữa” và ĐH vùng gồm: ĐH Thái Nguyên, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH nông nghiệp Hà Nội, ĐH Hồng Đức, ĐH Hàng Hải, ĐH Tây Bắc, ĐH Hùng Vương (Phú Thọ)…
Nhận định ban đầu của Bộ GD-ĐT, lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường ĐH, CĐ phía Bắc tương đương năm trước. Thống kê sơ bộ, trong khi các trường “tốp trên” giảm lượng hồ sơ đăng ký thì các trường “tốp giữa” lại tăng.
Thống kê từ các Sở GD-ĐT cho thấy, nhiều sở có lượt hồ sơ ĐKDT tăng. Cụ thể, Vĩnh Phúc tăng khoảng 200 bộ hồ sơ so với năm 2010, Quảng Ninh tăng 1.000, Hà Nội tăng gần 5.900, Yên Bái tăng 11%, Nam Định tăng 2000, Phú Thọ tăng gần 2.000, Cao Bằng tăng 1.500, Tuyên Quang tăng gần 1.200…
Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên – Giáo dục hướng nghiệp (Sở GD-ĐT Đà Nẵng) cho biết: trong hơn 23.000 hồ sơ thí sinh ĐKDT tuyển sinh ĐH, CĐ 2011, có hơn 18.000 hồ sơ (gần 80%) chọn các trường tại địa phương.
Đặc biệt, riêng Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, thí sinh người Đà Nẵng đăng ký dự thi tăng hơn 1.000 bộ.
Theo nhận định của Sở GD-ĐT, mức tăng đột biến này do năm nay, trường mở rộng thêm các khối thi D1, D2.
Theo phân tích của các chuyên gia tuyển sinh, lý do thí sinh đầu quân vào trường này vì điểm đầu vào tương đối dễ thở, dao động trong khoảng từ 13-17 điểm.
Các Sở GD-ĐT phía Nam sẽ bàn giao hồ sơ cho các trường phía Nam vào ngày 7/5.
Sở GD-ĐT
Số lượng hồ sơ
So với năm 2010
Hà Nội
165.502
tăng 5.842
Hưng Yên
31.762
giảm 2.100
Vĩnh Phúc
28.300
Video đang HOT
tăng 200
Quảng Ninh
27.000
tăng 1.000
Yên Bái
11.000
tăng 1.200
Bắc Kạn
4.662
tăng 131
Hà Giang
6.652
giảm 400
Nam Định
59.317
tăng 2.000
Hải Phòng
44.690
không tăng
Thanh Hoá
90.342
Sơn La
12.386
tăng 2.000
Lai Châu
2.925
tăng 2.700
Lào Cai
9.000
giảm 1.000
Điện Biên
7445
giảm 90
Phú Thọ
24.429
tăng 2.000
Bắc Ninh
30.000
không tăng
Cao Bằng
10.611
tăng 1.500
Thái Nguyên
28.000
không tăng
Tuyên Quang
10.945
tăng 1190
Bắc Giang
36.822
giảm 8-10%
Hải Dương
42.000
không tăng
Lạng Sơn
15.000
không tăng
Ninh Bình
22.395
tăng 461
Hà Nam
22.111
không tăng
Theo VietNamNet
Khối C ngày càng thưa vắng
Theo thống kê của các sở GD-ĐT, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH-CĐ năm nay hầu hết đều tăng so với năm 2010. Tuy nhiên hồ sơ khối C lại giảm đáng kể. Thậm chí nhiều trường THPT không có hồ sơ nào ĐKDT khối C.
Lượng học sinh chọn khối ngành khoa học xã hội giảm đều đặn sau mỗi năm. Trong ảnh: thí sinh khai hồ sơ ĐKDT tại Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT ở TP.HCM Ảnh: NHƯ HÙNG
Tại TP.HCM, ông Huỳnh Minh Trí - trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết trong tổng số 151.000 hồ sơ của TP chỉ có 2.100 bộ ĐKDT khối C.
Đáng chú ý là nhiều trường THPT tại TP.HCM không có học sinh nào ĐKDT khối C hoặc rất ít. Chẳng hạn Trường THPT Lê Quý Đôn với gần 1.000 hồ sơ nhưng không có hồ sơ khối C nào.
Tương tự, Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến với gần 1.000 hồ sơ ĐKDT cũng không "bói" ra hồ sơ nào đăng ký khối C. Trường THPT Gia Định chỉ có vài hồ sơ đăng ký vào khối C.
Thiểu số
Báo động đỏ Trong một hội thảo về đào tạo các ngành khoa học xã hội mới đây, PGS.TS Đoàn Lê Giang - trưởng khoa văn học và ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) - cho rằng cần báo động đỏ về thực trạng đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn khi nhóm ngành này bị coi như hạng hai, rất ít sinh viên giỏi chọn theo học. Điều cần quan tâm nhất hiện nay là làm sao thu hút những thanh niên giỏi, có tâm huyết vào học ngành này và sử dụng họ một cách hiệu quả nhất. Còn theo PGS.TS Trần Thị Ngọc Lang - Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ, nhiều người có quan niệm không đúng về ngành nghề trong lĩnh vực này như ra trường khó có việc làm, thu nhập thấp... Điều cần thay đổi trước hết là quan niệm của xã hội về nhóm ngành nghề này.
Tình hình hồ sơ ĐKDT khối C tại Huế có phần khả quan hơn nhưng vẫn rất ít trong tương quan với các khối còn lại. Theo Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế, dù tổng số hồ sơ tăng nhưng khối C chỉ có 4.057 hồ sơ, giảm gần 700 hồ sơ so với năm trước.
Trong số gần 11.000 hồ sơ của học sinh An Giang ĐKDT vào Trường ĐH An Giang, chỉ vỏn vẹn 495 hồ sơ khối C trong khi trường này có sáu ngành tuyển khối C với chỉ tiêu khá nhiều. Tương tự, Kiên Giang có gần 17.000 bộ hồ sơ nhưng số hồ sơ ĐKDT khối C chỉ có 974 bộ.
Xu hướng học sinh ngày càng ít chọn thi khối C diễn ra ở hầu khắp các địa phương. Tại Đắk Lắk, hồ sơ ĐKDT khối C chỉ chiếm chưa tới 7% tổng số hồ sơ. Toàn tỉnh có hơn 54.000 hồ sơ ĐKDT nhưng hồ sơ vào khối C chỉ có 3.698 bộ.
Ông Lê Văn Đức - trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Đồng Nai - cho biết lượng hồ sơ khối C những năm trước đã ít, năm nay càng ít hơn. Trong số hơn 53.000 hồ sơ, ĐKDT khối C rất ít chỉ có 1.417 bộ. Trong khi đó khối A chiếm hơn 50%. Ở các địa phương khác như Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Nam... tình hình cũng diễn ra tương tự.
Trong bốn khối thi cơ bản, chiếm phần lớn là hồ sơ khối A, kế đến là khối B, khối D có lượng hồ sơ tương đối trong khi khối C nằm vị trí chót bảng.
Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 chứng kiến cảnh nhiều ngành khối xã hội phải lận đận xét tuyển đến NV3 với điểm xét tuyển chỉ bằng điểm sàn chung nhưng vẫn không thể tuyển đủ chỉ tiêu. Nhiều ngành tại các trường ĐH Đồng Tháp, Trà Vinh, Văn Hiến, Đà Nẵng phải gắng gượng tuyển sinh để giữ ngành hoặc ngưng tuyển sinh. Với lượng hồ sơ khối C sụt giảm, tình hình tuyển sinh nhóm ngành xã hội ở nhiều trường sẽ còn khó khăn hơn.
Mất sức hút từ phổ thông
Đánh giá về tình trạng èo uột của hồ sơ khối C, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường ĐH, THPT cho rằng nguyên nhân là do các ngành khối xã hội cơ hội việc làm hẹp, khó chuyển đổi nghề nghiệp, thu nhập không cao.
Ông Trương Thức - trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Đắk Lắk - nhấn mạnh lý do khiến khối C ngày càng mất sức hút chính là đầu ra khối ngành này không nhiều. Thực tế tại Đắk Lắk cho thấy những năm trước đây học sinh dự thi khối C, D chủ yếu vào ngành sư phạm. Tuy nhiên, những năm gần đây nhu cầu giáo viên gần như đã bão hòa, độ tuổi giáo viên khá trẻ nên cơ hội việc làm của nhóm ngành này hầu như rất ít. Do đó học sinh đã dự thi vào những khối ngành khác có cơ hội việc làm rộng hơn.
Việc sụt giảm này không chỉ xuất hiện trong năm nay. Theo ý kiến của nhiều sở GD-ĐT, lượng hồ sơ khối C giảm dần đều trong nhiều năm trở lại đây. Một trong những nguyên nhân sâu xa đó là khi phân ban phổ thông, học sinh đã không mặn mà với ban khoa học xã hội, số lớp ban khoa học xã hội trong các trường THPT hầu như rất ít hoặc không mở được.
Cô Huỳnh Thị Liễu - cán bộ phụ trách tuyển sinh của Trường THPT Lê Quý Đôn - cho biết học sinh ngày càng ít chọn khối C để dự thi. Ngay cả đầu vào lớp 10 cũng không em nào chọn theo ban khoa học xã hội nên trường không mở được ban này ngay từ đầu.
Ông Lê Văn Đức cho biết thêm số học sinh theo học ban khoa học xã hội ở các trường THPT tại Đồng Nai cũng rất ít. Ngay từ khi chọn ban, các em đa số chọn ban cơ bản và khi thi ĐH thường có xu hướng chọn khối ngành kinh tế, công nghệ có cơ hội việc làm rộng hơn.
Trong khi đó, TS Phạm Tấn Hạ - phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) - chia sẻ: số lượng ngành tuyển sinh khối C đúng là có phần hẹp hơn các khối khác, tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ thì cơ hội việc làm các ngành khối này không hề nhỏ. Vấn đề là học tốt hay không và thể hiện mình như thế nào. Thực tế hiện nay nhiều học sinh thường chọn khối thi theo phong trào. Không ít người học khá khối C hơn nhưng vẫn chọn khối A.
Theo Tuổi Trẻ
Khối A ngành kinh tế áp đảo, khối C quá lèo tèo Ngày 14/4, kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH,CĐ 2011, theo thống kê sơ bộ của nhiều trường THPT trên địa bàn Hà Nội lượng hồ sơ ĐKDT vào khối A, nhất là ngành kinh tế vẫn chiếm áp đảo nhưng ngược lại khối C lại lèo tèo vài chục bộ. Kết thúc ngày nhận hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ...