Nhiều thí sinh điểm cao chọn học nghề
Những năm gần đây, các em có điểm thi THPT Quốc gia đạt trên 20 điểm chọn học nghề thay vì theo học đại học đã không còn hiếm. Điều này sẽ không phải lạ khi nhìn vào con số sinh viên học nghề ra trường có việc làm ngay và tỷ lệ cử nhân tốt nghiệp đại học thất nghiệp.
Học nghề đang trở thành xu hướng, lựa chọn của nhiều em học sinh để có cơ hội có việc làm ngay khi ra trường
Nguyễn Thị Thúy Hiền (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), tại kỳ thi THPT Quốc gia 2019 em đạt gần 26 điểm. Với số điểm này, việc bước chân vào trường đại học không quá khó. Tuy nhiên, Hiền lại chọn học nghề Dược tại trường Cao đẳng Y dược Phú Thọ. Hiền chia sẻ, khi biết kết quả thi tốt nghiệp, cũng có nhiều người thân, bạn bè khuyên nên học đại học. Riêng bố mẹ Hiền khuyên con gái học nghề, vì học xong xin việc làm dễ hơn học đại học, khi có nhiều cử nhân cùng quê ra trường đã lâu vẫn chưa xin được việc làm.
Gia đình không khá giả, cả 3 anh em đều đang tuổi đi học, áp lực về kinh tế của gia đình không nhỏ. Chọn học gì, chọn trường nào, đặc biệt với số điểm em đạt được thừa sức học đại học, nên Hiền cũng phân vân không ít. “Sau một thời gian cân nhắc, em quyết định chỉ làm 1 bộ hồ sơ và chọn học ngành cao đẳng Dược”, Hiền chia sẻ. Tân sinh viên này chọn ngành Dược khi thấy nhiều anh chị đi trước ra trường có việc làm ngay, và cũng kỳ vọng mình được như vậy.
Cũng đạt gần 23 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, ba năm học cấp 3 đều là học sinh giỏi, Bùi Thu Yến (Phú Thọ) có nhiều cánh cửa mở ra, và không khó để có thể bước chân vào đại học. Tuy vậy, Yến cũng chọn học ngành Điều dưỡng của Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ.
“Em học cao đẳng nhanh ra trường hơn đại học, tiết kiệm thời gian và cả chi phí học tập đó cũng là một cách giúp đỡ gia đình. Bên cạnh đó, em thấy các ngành về chăm sóc sức khỏe hiện cơ hội việc làm khá rộng mở. Không chỉ có thể xin việc trong nước, cơ hội ra nước ngoài làm việc cũng không ít. Với chọn học cao đẳng, sau khi ra trường ổn định công việc, có thêm thu nhập hỗ trợ gia đình em sẽ tiếp tục học liên thông lên các trình độ cao hơn”, Yến chia sẻ.
Ông Hoàng Đức Luận, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ chia sẻ, những năm qua, hàng năm có nhiều doanh nghiệp đến trường để tuyển dụng sinh viên ngay khi vừa tốt nghiệp, thậm chí còn “đặt hàng” nhà trường đào tạo để cung cấp nhân lực cho họ. Trong đó có một số tập đoàn của Nhật Bản và Đức sẵn sàng hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên để sang làm việc tại các cơ quan, bệnh viện của họ với thu nhập vô cùng hấp dẫn.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia giáo dục, năm nay, nhiều trường đại học đồng loạt hạ điểm chuẩn để tuyển sinh. Thậm chí, một số ngành nghề đào tạo đại học tuyển được rất ít thí sinh, có trường vì nhận được quá ít hồ sơ, nên sau đó tự nâng điểm để đánh rớt vài sinh viên nộp hồ sơ vào. Ở chiều ngược lại, với cấp học cao đẳng nghề, lần đầu tiên các trường nâng điểm tuyển sinh đầu vào cao hơn 20-30% so với năm trước. Việc nhiều thí sinh có học lực khá, giỏi đăng kí học nghề mùa tuyển sinh năm nay cho thấy tín hiệu khởi sắc khi việc chọn ngành, nghề đã thực chất hơn.
Video đang HOT
Theo Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), có tới 85% sinh viên học nghề ra trường có việc làm. Đặc biệt, hầu hết các trường nghề hiện nay đều có liên kết với doanh nghiệp để đào tạo, đảm bảo đầu ra cho sinh viên khi ra trường, thậm chí có trường cam kết trả lại tiền học phí nếu sinh viên ra trường không xin được việc. Điều này đã tạo thêm sức hút với học nghề, trong bối cảnh cử nhân thất nghiệp tỷ lệ không nhỏ, và Việt Nam vẫn trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2019, số thí sinh dự thi THPT Quốc gia chỉ để xét công nhận tốt nghiệp chiếm đến 27,8%, cao hơn nhiều lần so với 2 năm trước. Năm 2018, tỷ lệ này trên cả nước là 25,7%, năm 2017 là 25%. Bên cạnh số thí sinh ra trực tiếp thị trường lao động, thì phần lớn các em đã lựa chọn học nghề.
LÊ HỮU VIỆT
Theo Tiền phong
Thí sinh chỉ đạt 15 17 điểm thì nên nộp vào trường nào hay đi học nghề?
Sau khi biết điểm thi, nhiều phụ huynh đặt câu hỏi, con mình thi quốc gia chỉ đạt mức dưới 18 điểm thì có nên nộp hồ sơ vào trường đại học nào đó hay đi học nghề để có cơ hội kiếm việc làm tốt hơn sau khi ra trường.
Dưới 18 điểm thí sinh lăn tăn không biết nên học nghề hay đại học
TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội chia sẻ: "Điểm thi THPT quốc gia theo tôi cũng chưa thể đánh giá được hết năng lực con người trong suốt quá trình học. Thời điểm này nên coi nó như là một điểm số thôi chứ không nên nặng nề.
TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. (Ảnh: Đình Tuệ)
Còn về băn khoăn của phụ huynh không biết cho con mình nên học đại học hay đi học nghề khi điểm thi thấp, tôi nghĩ là cần phải xem xét kĩ. Bối cảnh hiện nay, các thí sinh chỉ cần đủ điểm tốt nghiệp THPT là có thể đỗ được nhiều trường đại học.
Câu chuyện điểm thi thấp hay cao cũng không còn có quá nhiều ý nghĩa. Tôi cũng không đánh giá những thí sinh này là yếu ở các bậc học tiếp theo. Như vậy, cơ hội học tập của các em vẫn còn nguyên giá trị chứ không hề mất đi".
Ông Ngọc nhấn mạnh, mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế nhất định. Các em cần tự nhận thức được mình có sở trường về cái gì, ước mơ làm gì... Thí đừng chọn trường trước khi chọn nghề mà nên chọn nghề trước khi chọn trường.
"Trường chúng tôi tuy đang tuyển sinh và đào tạo 22 ngành nhưng vẫn đang tập trung trọng điểm cho 10 nghề để xây dựng thương hiệu tốt nhất có thể. Trong đó có các nghề như Điện, Tự động hóa, Cơ điện tử, Ô tô, Điện lạnh, Thiết kế website, Thương mại điện tử...
Điểm của thí sinh là 15 - 17 không quan trọng mà hãy coi đó là chỉ số vừa rồi đạt được. Đi học nghề là học đến đâu thực hành đến đấy để người học dễ dàng tiếp cận. Nhiều người không giỏi Toán Lý Hóa nhưng sau khi học chương trình cao đẳng xong lại là một con người kiếm tiền giỏi.
Ta nên tư duy thực tiễn là học xong không thất nghiệp làm giàu ngay, tự sắm được ô tô, mua được nhà... đấy là thước đo thành công của một con người", TS Đồng Văn Ngọc bày tỏ.
Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp trường nghề ra sao?
Theo ông Phạm Xuân Thu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), số lượng thanh niên tham gia vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp những năm gần đây đang có xu hướng tăng cao. Đầu vào rất đa dạng, có em đã tốt nghiệp THPT đã đi học nghề.
Ông Phạm Xuân Thu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). (Ảnh: Đình Tuệ)
Theo dõi về nhu cầu của thị trường lao động, đòi hỏi những lao động có năng lực ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng cũng đang gia tăng. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của các em sau khi tốt nghiệp các trường nghề cũng không hề thấp.
Các chương trình đào tạo của nhiều trường nghề hiện nay đang định hướng theo nhu cầu của thị trường lao động. Bên sử dụng lao động yêu cầu các kĩ năng, năng lực nào thì các trường sẽ đào tạo theo xu thế đó.
Nhiều trường nghề đang đào tạo theo hướng liên ngành. Ví dụ, học ngành Du lịch sẽ được đào tạo thêm về kĩ năng quản trị, văn hóa... để sinh viên ra có thể làm nghề được ngay.
Ngoài ra, các trường nghề cũng có cơ chế liên kết đào tạo với cả tổ chức nước ngoài. Sinh viên có thể học liên thông lên các bậc học cao hơn sau khi học nghề xong.
Sau khi biết điểm thi THPT quốc gia, nhiều thí sinh lăn tăn về việc chọn ngành, chọn trường và cần nghe tư vấn. (Ảnh: Đình Tuệ)
Theo khảo sát năm 2018, nhóm nghề về y tế như Điều dưỡng đang có cơ hội việc làm rất tốt ở cả trong và ngoài nước. Nhóm ngành nghề về Quản trị, Khách sạn, Nhà hàng hiện nay đang đứng trong top có thu nhập cao. Ngành Công nghệ ô tô, Cơ khí cũng có nhu cầu cao từ các khu công nghiệp...
Ông Thu cũng bật mí, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn nhân lực, lao động có tay nghề về Hàn, Mỏ, Khai khoáng... mà chưa tìm ra.
Đình Tuệ
Theo PLXH
Thu hút học sinh học nghề bằng sự tài hoa của người thầy Ban đầu phong trào tự làm thiết bị dạy học được gây dựng là để bù đắp cho điều kiện còn thiếu thốn, nhưng chính hình ảnh người thầy sáng tạo lại khiến các em học sinh bắt đầu thấy thích thú với việc học nghề. Thầy giáo Trần Quang Giáp, giáo viên Trường cao đẳng Lilama1, thuyết trình thiết bị dạy học...