Nhiều thí sinh bỏ học môn Địa suốt cả năm
Một số sĩ tử thừa nhận đã “buông” môn Địa, dồn sức cho các môn thi đại học dẫn đến điểm thi tốt nghiệp THPT môn này năm nay thấp.
Thí sinh xem lại bài sau giờ thi môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Thí sinh P.T.T., học sinh trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội), thừa nhận: “Em đã bỏ không học môn Địa từ học kỳ II. Ở lớp vẫn ghi bài nhưng về nhà không học, không ngó ngàng tới vì em nghĩ năm nay sẽ không thi Địa. Nhiều bạn khác cũng có suy nghĩ như vậy”.
Xao nhãng môn phụ
Tương tự, H.C., một thí sinh học trường THPT Tây Hồ (Hà Nội), nói: “Tất cả những bạn có khả năng thi đại học thì đều xao nhãng môn phụ. Sang học kỳ II chúng em mới quan tâm đến các môn có thể sẽ thi tốt nghiệp. Một số bạn chăm chỉ học lịch sử vì cả cô giáo và học sinh đều dự đoán thi sử. Vì thế sau khi công bố môn thi chúng em mới học. Nhiều bạn còn nghĩ “Địa có thể gỡ điểm nhờ atlat nên cũng không đầu tư nhiều”.
Trong khi đó, là học sinh giỏi môn Địa lý, nhưng điểm thi tốt nghiệp THPT môn này chỉ được 5, thí sinh Ngô Hoàng Chiến – học sinh một trường THPT ở TP.HCM – nói đề thi môn Địa năm nay “có nhiều cái bất ngờ”. “Bất ngờ thứ nhất là thông thường học sinh và giáo viên đều quan niệm năm nào đề thi môn Địa cũng ra một vùng trong bảy vùng kinh tế. Lên mạng, tôi thấy nhiều bạn bàn tán là học bảy vùng kinh tế để lấy điểm trước. Đọc đề mới tá hỏa vì không ra phần này” – Chiến kể.
Bất ngờ thứ hai, theo Chiến, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay học trò đồn đoán với nhau đề Địa sẽ ra một câu về biển, đảo. “Nhưng học sinh chỉ bám vào sách giáo khoa, học kiểu như hãy kể tên những huyện đảo… Cuối cùng, đề vẫn ra về biển đảo nhưng hỏi việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo có ý nghĩa như thế nào?”.
Thí sinh “chế tùm lum”
Là giáo viên Địa lý, tham gia hội đồng thi và chấm thi môn Địa lý, cô Ngọc Quý – trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4, TP.HCM) nhận định với đề thi Địa lý năm nay, học trò không học bài không thể làm bài được. Theo cô Quý, đề Địa cũng yêu cầu tư duy nhưng rất ít. “Nói suy luận nhưng có trong bài học hết, đáp án cũng lấy trong sách giáo khoa ra” – cô Quý nhận định.
Cô Quý kể khi ở hội đồng thi, học trò ngỡ ngàng khi cầm đề lên. “Tôi cũng ngỡ ngàng – cô Quý nhớ lại – Thường thì học sinh cả nước thường học về bảy vùng kinh tế nhưng đề lại không ra mà cho vô bài thực hành về đồng bằng sông Cửu Long”. Ngoài ra, cô Quý cho rằng đề thi năm nay khiến học sinh không “chế” ra được, không “chém gió”. Cô dẫn chứng: “Câu về biển đảo có trọn vẹn trong bài 42 ở những dòng cuối cùng. Câu này học trò “chế tùm lum” nhưng không có điểm vì “chế” không đúng ý”.
“Tôi đi chấm thi, phần biểu đồ tôi thấy nhiều em được 1,75 điểm là hết mức rồi – cô Quý kể – Phần này và phần bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (chương trình chuẩn – PV), hay bản đồ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (chương trình nâng cao – PV) được 2 điểm nhưng thường học trò chỉ được 1,5 điểm. Hai cái này gom lại mới được 3,5 điểm”.
Nhận định về việc điểm thi môn Địa thấp, một số giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, Kim Liên (Hà Nội) cho rằng: “Nhiều học sinh có lực học khá ở các trường tốp đầu ở Hà Nội lại có điểm môn Địa lý thấp. Tâm lý chung của nhiều em cho rằng “Địa chỉ cần đạt điểm 5 để qua tốt nghiệp nên không cần đầu tư thời gian, dồn sức học các môn thi đại học”.
Xoay quanh câu hỏi về biển đảo:
Video đang HOT
Đề mở hay không mở?
Câu 3, phần I đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý năm nay có một câu hỏi yêu cầu thí sinhtrình bày ý nghĩa của việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Theo dư luận xã hội và một số thầy cô giáo thì đây là câu hỏi mở. Chính vì nhận định này nên một số giáo viên là giám khảo ở Hà Nội băn khoăn khi “câu hỏi mở nhưng đáp án lại đóng”. Đáp án của câu hỏi này chỉ đưa ra ba ý chính, không có kèm theo gợi ý “những trình bày thuyết phục của thí sinh vẫn được tính điểm” (như trong hướng dẫn chấm câu hỏi mở của đề thi ngữ văn).
Tuy nhiên, cũng có một số thầy cô giáo khác lại cho rằng “câu hỏi trên không phải câu mở”. Thầy Vũ Quốc Lịch, giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, nói: “Nội dung trả lời cho câu hỏi trên có trong sách giáo khoa”. Đây cũng là lý do khiến một số giáo viên môn Địa cho rằng “câu này không mở”. Trong khi đó trên thực tế, có khá nhiềuthí sinh Hà Nội nhận định câu hỏi trên là “mở” nên thoải mái viết theo ý mình. “Có những em viết khá dài, có những ý hay nhưng không thể chấm điểm” – một giám khảo ở Hà Nội nói.
Tuy nhiên nhiều giám khảo chấm thi Địa ở Hà Nội cũng nhận xét: “Theo barem điểm thì câu “biển đảo” chỉ có 1 điểm. Nên cho dù câu hỏi và hướng dẫn chấm có những bất cập thì cũng không phải lý do chính khiến điểm môn Địa của thí sinh Hà Nội sụt mạnh”. Theo thầy Vũ Quốc Lịch, nhiều thí sinh mất điểm bởi câu vẽ biểu đồ do làm sai quy trình.
Tương tự, cô Cao Thị Thu Hồng, giáo viên môn Địa trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, cho rằng: “Thật ra đề thi môn Địa năm nay không khó, quan điểm cá nhân của tôi là do một số em học lệch. Năm nay đề thi chỉ có một câu hỏi thuộc dạng “mở” về biển đảo. Tuy câu này chỉ có 1 điểm nhưng nhiều em làm không được trọn số điểm mặc dù viết rất hay. Lý do là các em không đi vào trọng tâm của đề. Đề thi hỏi về việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề biển, đảo thì có em lại chỉ viết về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không nhắc gì đến việc hợp tác. Điều này cho thấy thí sinh không hiểu đề, không có sự tư duy, quá lệ thuộc vào đề cương giáo viên đã soạn sẵn”.
Theo Tuổi Trẻ
Thí sinh thi Địa quên Atlat, xả phao ở ngày thứ hai
Trong ngày thi tốt nghiệp thứ hai, nhiều thí sinh quên Atlat địa lý vào buổi sáng và sau hai môn thi với nhiều nội dung lý thuyết, cảnh tượng xả phao thi xung quanh các hội đồng vẫn còn tiếp diễn.
Nhiều thí sinh quên Atlat địa lý
Mặc dù đã được phổ biến rất kỹ lưỡng về những vật dụng được mang vào phòng thi, nhưng trong buổi thi môn Địa lý, vẫn còn tình trạng học sinh quên Atlat.
Tại điểm trường THCS Phan Đình Giót (Hà Nội) có 5 thí sinh bị quên. Rất may, đối diện cổng có cửa hàng bán văn phòng phẩm nên các bạn nhanh chóng mua kịp giờ thi.
Tại HĐT Nguyễn Thượng Hiền (Q. Tân Bình, TPHCM) cũng ghi nhận nhiều trường hợp tương tự và phải gọi điện nhờ người nhà mạng đến. Theo các thí sinh, sáng nay trước giờ đi thi vẫn tranh thủ lấy Atlat ra xem lại, nhưng đến lúc đi thi lại quên cất vào cặp.
Một thí sinh quên Atlat địa lý phải nhờ người nhà đem đến. (Ảnh: Thảo Trần).
Xả phao thi
Sau khi kết thúc ngày thi thứ nhất với hai môn Địa lý và Sinh học đều có nhiều nội dung lý thuyết, rất nhiều hình ảnh các thí sinh ở các hội đồng thi nhau xả "phao" thi ra khu vực xunh quanh trường đã được ghi lại. Sau đây là một số hình ảnh tại hội đồng thi THPT Phương Nam (Hà Nội) và THPT Hoằng Hoá IV (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa).
Phao thi được vứt bừa bãi tại Hội đồng thi trường THPT Hoằng Hoá IV (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). (Ảnh: Dân trí)
Phao thi được vứt xunh quanh khu vực hội đồng thi trường THPT Phương Nam (Hà Nội). (Ảnh: An Hoàng)
Nhiều thí sinh bị tai nạn giao thông, ốm đột xuất
Theo thống kê của Bộ GD - ĐT, trong ngày thi thứ hai, cả nước tiếp tục có 305 thí sinh bỏ thi. Trong đó rất nhiều trường hợp do các em bị tai nạn giao thông, ốm đột xuất.
Cụ thể: trong buổi sáng 3/6, Hà Tĩnh có một thí sinh bị tai nạn trên đường đi thi. Cần Thơ cũng ghi nhận một trường hợp tượng tự.
Còn tại hội đồng thi trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) một thí sinhnữ bị ngất xỉu trong khi làm bài thi. hội đồng thi Trung cấp Hồng Lam (Nghệ An) cũng có một thí sinh sau khi làm bài được 15 phút thì bị ốm và không thể tiếp tục thi
Đặc biệt, tại hội đồng thi trường THPT Hoàng Mai (Quỳnh Lưu, Nghệ An), một thí sinh đã không thể tiếp tục đến dự thi vì bố mất.
Bị đình chỉ vì thi hộ, mang tài liệu vào phòng thi
Theo thống kê của Bộ GD - ĐT, ngày thi thứ hai cả nước cso 15 trường hợp bịđình chỉ thi do vi phạm quy chế.
Đa số các thí sinh bị đình chỉ thuộc hệ Giáo dục thường xuyên và sử dụng tài liệu trong khi làm bài. Một số tỉnh xảy ra tình trạng này đó là: Hậu Giang (1 thí sinh), An Giang (3 thí sinh), Đắk Lắk (1 thí sinh), Nghệ An (2 thí sinh, 1 cán bộ phục vụ, trong đó một thí sinh bị đình chỉ do đến muộn quá 15 phút khi bắt đầu tính giờ làm bài).
Điển hình, tại Đồng Nai, chiều 3/6, hội đồng thi tốt nghiệp trường THPT Quang Trung (huyện Tân Phú, Đồng Nai) cho biết, đã bàn giao đối tượng N.V.C. cho lực lượng Công an huyện Tân Phú để cơ quan này điều tra về hành vi thi hộ em trai môn Địa lý.
Trước đó, vào giờ thi môn Địa lý sáng cùng ngày, C. đã dùng thẻ dự thi của em trai mình là N.V.H. (18 tuổi) vào phòng thi làm bài hộ. Khi đang làm bài thì C. bị cán bộ coi thi phát hiện, lập biên bản và tiến hành đình chỉ thi.
Hội đồng thi tốt nghiệp trường THPT Quang Trung cho biết, toàn bộ kết quả bài thi trước đó của H. sẽ bị hủy. Đối với những bài thi còn lại, H. sẽ không được tham gia và năm tới thí sinh này cũng không được tham dự thi tốt nghiệp THPT.
Mất điện thí sinh được kéo dài thời gian làm bài
Sự việc xảy ra vào khoảng 15h10, chiều 3/6, tại 3 hội đồng thi nằm gần nhau là trường THCS Nguyễn Tri Phương, THPT Nguyễn Trường Tộ và Tiểu học Lê Lợi (cùng nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, TP Huế), khi học sinh đang làm bài thi môn sinh còn khoảng 20 phút là hết giờ thì điện bỗng tắt.
Vì đang trong lúc mưa, trời ở ngoài tối nên dù các giám thị mở hết tất cả các cửa thì hàng trăm thí sinh vẫn không thấy để làm bài. Sau 15 phút, điện đã có lại ở 3 hội đồng thi này.
Cơn mưa to kèm theo sét đánh đã gây mất điện tại 3 Hội đồng thi trên đường Nguyễn Tri Phương (TP. Huế). (Ảnh: Dân trí)
Theo Phòng Điều độ, Công ty Điện lực tỉnh TT-Huế việc mất điện do sét đã đánh vào đường dây truyền tại điện ở trạm biến áp Ngự Bình (TP Huế). Sự cố đã làm cho van chống sét ở trạm biến áp bị cháy, gây mất điện. Công ty điện lực tỉnh TT-Huế đã nỗ lực để có điện lại cho các điểm thi sau 15 phút bằng một nguồn điện khác.
Tại 3 điểm thi này, sau khi có điện, hội đồng thi đã cho các thí sinh kéo dài thời gian làm bài thêm 10 phút so với quy định.
Hôm nay (4/6) các thí sinh sẽ bước vào ngày thi cuối cùng với hai môn Toán và Ngoại ngữ. Hy vọng trong buổi thi này, những sự cố hi hữu, cũng như sai phạm quy chế thi sẽ không diễn ra để đảm bảo một kỳ thi nghiêm túc, an toàn.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Gợi ý đáp án và đề môn Sinh buổi chiều, môn Địa buổi sáng 15h30 chiều nay (3/6), sĩ tử đã kết thúc giờ làm trắc nghiệm môn Sinh học. Dưới đây là đề ra của môn thi này và gợi ý đáp án mới Địa buổi sáng. Đề thi và gợi ý đáp án môn Sinh học do các thầy cô ở trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn TP.HCM giải (mã đề 469): Tham khảo đề...