Nhiều thay đổi trong tuyển sinh ĐH, CĐ 2014
Năm nay trường bổ sung khối thi D1 vào tất cả ngành vốn chỉ tuyển sinh khối A, A1.
Các trường ĐH, CĐ vừa hết hạn gửi đăng ký thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014 cho Bộ GD&ĐT. Năm nay Bộ quy định các trường phải công khai chỉ tiêu của từng ngành và phương thức tuyển sinh theo từng trình độ đào tạo, trong đó trường phải ghi rõ là tham dự kỳ thi chung do Bộ tổ chức hoặc tổ chức tuyển sinh riêng.
Đổi cách xác định điểm trúng tuyển
TS Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết: “Năm nay trường bổ sung khối thi D1 vào tất cả ngành vốn chỉ tuyển sinh khối A, A1 của những năm trước. Một điểm mới nữa là thay vì xác định điểm trúng tuyển riêng từng ngành, năm nay trường xác định điểm trúng tuyển theo khối thi chung cho các ngành, trừ ngành ngôn ngữ Anh. Việc xét phân ngành học (trừ ngành ngôn ngữ Anh) đối với các ngành căn cứ vào chỉ tiêu phân ngành, nguyện vọng và kết quả học tập sau ba học kỳ đầu của khóa học”.
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh ĐH năm 2014 tại Trường ĐH Văn Hiến trong ngày hội tư vấn tuyển sinh diễn ra ngày 18/1. Ảnh: Quốc Dũng
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM ngừng tuyển sinh các ngành đào tạo hệ CĐ để tập trung cho đào tạo ĐH và sau ĐH. Như vậy, chỉ tiêu hệ CĐ sẽ chuyển lên các ngành hệ ĐH có nhu cầu nhân lực cao như công nghệ thực phẩm, kỹ thuật môi trường, lâm nghiệp… và sẽ tăng chỉ tiêu cho hai phân hiệu của trường tại Gia Lai và Ninh Thuận.
TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), thông tin: “Thay vì tuyển sinh cả khối A và A1 như trước thì năm nay các ngành sẽ chỉ tuyển sinh khối A gồm kỹ thuật dệt may, kỹ thuật vật liệu và nhóm ngành hóa – thực phẩm – sinh học (kỹ thuật hóa học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học). Trừ ngành kiến trúc chỉ tuyển sinh khối V như mọi năm, các ngành còn lại vẫn tiếp tục tuyển sinh khối A và A1. Trường điều chỉnh không tuyển khối A1 (toán, lý, tiếng Anh) cho một số ngành trên vì những ngành liên quan đến hóa thực phẩm hay vật liệu đòi hỏi thí sinh phải biết về hóa học”.
Giảm chỉ tiêu, giới hạn vùng tuyển
Điểm nổi bật trong đổi mới tuyển sinh 2014 là Trường ĐH Bách khoa Hà Nộidù vẫn tổ chức theo phương thức “ba chung” nhưng trường sẽ tổ chức sơ tuyển trước kỳ thi nhằm mục đích giảm tỉ lệ thí sinh ảo và giúp thí sinh cân nhắc khi lựa chọn trường thi. Theo đó, trường sơ tuyển dựa trên tổng điểm trung bình của ba môn thuộc khối thi ở năm học kỳ THPT (sáu học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp các năm trước), lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Thời gian sơ tuyển bắt đầu từ ngày 24/2 đến 15/3. Kết quả sơ tuyển sẽ được công bố trong ngày 17/3 nên những thí sinh không đạt vòng sơ tuyển vẫn còn thời gian nộp hồ sơ vào các trường khác.
Video đang HOT
PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, lưu ý: “Thí sinh tham dự sơ tuyển phải khai đúng với kết quả điểm của mình vì sau đó trường sẽ hậu kiểm. Nếu thí sinh khai man trường sẽ loại ngay. Thí sinh cũng lưu ý trường chỉ tuyển từ Thừa Thiên-Huế trở ra ngoài Bắc và không nhận hồ sơ của thí sinh dự thi nhờ”.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến tuyển 3.300 chỉ tiêu, giảm 500 chỉ tiêu so với năm 2013. Trong đó, khối ngành sư phạm giảm 200 chỉ tiêu và khối ngành ngoài sư phạm giảm 300 chỉ tiêu. Ở khối ngành sư phạm, trừ sáu ngành toán, tin học, song ngữ Nga-Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và quản lý giáo dục giữ nguyên chỉ tiêu thì 10 ngành còn lại đều giảm từ 10 đến 50 chỉ tiêu. Riêng ba ngành giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt tăng từ 10 đến 30 chỉ tiêu.
Ở khối ngành ngoài sư phạm, giảm mạnh nhất là ngành văn học (60 chỉ tiêu so với 150 chỉ tiêu năm ngoái), Việt Nam học (giảm một nửa), còn các ngành vật lý, hóa học, quốc tế học, tâm lý học, Pháp, Trung Quốc, Nhật giảm từ 20 đến 40 chỉ tiêu. Chỉ riêng ngành ngôn ngữ Nga tăng 20 chỉ tiêu.
Tương tự, Trường ĐH Đồng Tháp cũng giảm chỉ tiêu các ngành sư phạm do lượng sinh viên sư phạm đã tốt nghiệp khá nhiều nhưng gặp nhiều khó khăn trong tìm việc làm. Trường ĐH Hàng hải cắt giảm mạnh chỉ tiêu nhóm ngành kinh tế nhưng tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật; riêng hệ CĐ trường ngừng tuyển sinh ngành công nghệ thông tin. Trường ĐH Luật TP.HCM giảm 50 chỉ tiêu ngành luật học so với năm ngoái. Cá biệt, rất ít trường tăng chỉ tiêu, nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ. Chẳng hạn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) chỉ tiêu dự kiến tăng 170 và thuộc các ngành hóa học, khoa học môi trường, khoa học vật liệu (mỗi ngành tăng từ 20 đến 100 chỉ tiêu)…
Nhiều trường mở ngành mới
Trường ĐH Luật TP.HCM chính thức tuyển mới ngành ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý), tuyển khối A1 và D1 với 50 chỉ tiêu. ĐH Nông Lâm TP.HCM tuyển mới ngành khoa học môi trường, thi khối A và B với 80 chỉ tiêu. ĐH Lâm nghiệp (Cơ sở 2 Đồng Nai) tuyển ngành công nghệ sinh học (khối A, B) và quản lý tài nguyên thiên nhiên (khối A, A1, B, D1), mỗi ngành 50 chỉ tiêu. ĐH Hàng hải hệ ĐH thêm ngành ngôn ngữ Anh và hệ CĐ thêm ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật xây dựng. ĐH An Giang mở hai ngành hệ CĐ là sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật.
ĐH Nha Trang tăng 100 chỉ tiêu ĐH và được Bộ GD&ĐT giao đào tạo thí điểm ngành quản lý thủy sản với 60 chỉ tiêu. ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM dự kiến tuyển mới ngành ngôn ngữ Anh (chuyên ngành tiếng Anh thương mại), công nghệ may và thiết kế thời trang, khoa học dinh dưỡng. ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM dự kiến mở ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. ĐH Kiến trúc TP.HCM đang làm thủ tục xin mở ngành mỹ thuật đô thị. ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM dự kiến mở thêm năm ngành mới là kinh tế tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý biển và hải đảo, kỹ thuật chế biến khoáng sản, kỹ thuật mỏ. Năm nay trường không tuyển hệ trung cấp chuyên nghiệp như mọi năm.
Theo TTVN
Không nên nhập 2 kỳ thi làm một
Đó là quan điểm của tiến sĩ khoa học Nguyễn Trọng Hoàng - nguyên thành viên Tổ công tác chuyên gia Văn phòng Chính phủ về đổi mới thi tuyển sinh ĐH.
Hai cách đánh giá hoàn toàn khác nhau
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàng, về mặt kỹ thuật trong lý thuyết kiểm tra và đánh giá, khi thẩm định khả năng của một cá nhân, người ta thường phân biệt hai loại hệ thống quy chiếu.
Đó là hệ quy chiếu dựa trên nhóm chuẩn và hệ quy chiếu dựa trên tiêu chí định giá trị thành quả.
Các phép đo có hệ quy chiếu dựa trên nhóm chuẩn là những phép đo để lượng giá thành quả của mỗi cá nhân so với thành quả của các thí sinh khác cùng dự thi một bài thi trắc nghiệm. Ý nghĩa của điểm số của mỗi cá nhân được xuất phát từ sự so sánh ấy.
Tiến sĩ khoa học Nguyễn Trọng Hoàng.
Vì mỗi cá nhân được so sánh với những người khác trong cùng nhóm chuẩn nên phép đo này được gọi là phép đo quy về nhóm chuẩn. Bài thi tuyển sinh ĐH chính là thuộc loại này.
Các phép đo quy về tiêu chí định giá thành quả là những phép đo dùng xác định vị trí của mỗi cá nhân đối với một tiêu chí giá trị ấn định trước, không so sánh với các cá nhân khác. Ý nghĩa của điểm số của mỗi cá nhân không tùy thuộc vào việc so sánh với điểm số của các thí sinh khác. Trong các phép đo loại này, chúng ta muốn biết mỗi cá nhân có thể làm được gì chứ không cần biết khả năng của cá nhân ấy so với những người khác. Khi muốn khuyên một học sinh nên chọn ngành nghề nào ở ĐH, chúng ta cần loại trắc nghiệm quy về nhóm chuẩn, vì chúng ta cần biết vị trí của người này khi dự tranh với các học sinh khác. Ngoài ra, môn thi phải tùy thuộc ngành học.Loại trắc nghiệm quy về tiêu chí thành quả định trước khi chúng ta cần đánh giá hiệu quả học tập một chương trình giảng dạy. Tiêu chí đánh giá dựa trên mục tiên đã định cho bài học, chương trong sách, hay chương trình học.
Các ĐH Việt Nam thường gọi là "chuẩn đầu ra", còn các trường ở Hoa kỳ gọi là "learning outcome", bao gồm xác định học sinh biết gì, làm được gì, đến mức nào, trong điều kiện nào.
Ví dụ, muốn đạt được tín chỉ của môn học, học sinh phải làm được 70% tiêu chí bao gồm bài thi, bài nghiên cứu, báo cáo trong môn học. Như vậy việc đạt số tín chỉ tối thiểu để tốt nghiệp trung học, hay bài thi tốt nghiệp THPT là thuộc loại này.
Như vậy, hai loại bài thi hay cách đánh giá là hoàn toàn khác nhau, không thể dung giải pháp "gộp hai kỳ thi làm một." Đó là chưa kể các bài thi như SAT, ACT chủ yếu đo lường khả năng tư duy, lý luận, sang tạo, các mức trí lực bậc cao của Bloom là những khả năng cần thiết để học đại học.
Bên cạnh đó, theo công thức: Khoa học bằng kinh nghiệm cộng óc tưởng tượng, sáng kiến. Các trường ĐH Hoa kỳ thường cả SAT hay ACT kết hợp với việc xét điểm trung bình (GPA) của những học sinh tốt nghiệp THPT.
Do đó trong việc tuyển sinh vào ĐH, cần lựa chọn học sinh có khả năng lý luận, tư duy phù hợp với ngành học. Nhưng muốn lý luận, tư duy, cần phải có chất liệu để suy luận, tư duy chứ không thể suy luận, tư duy với không khí. Do đó, cả hai đều cần thiết chứ không thể "gộp hai thành một.
"Như vậy, mặc dầu cả hai loại trắc nghiệm quy về nhóm chuẩn và trắc nghiệm quy về tiêu chí thành quả đều dùng để đánh giá cá nhân, nhưng sự khác biệt giữa hai loại thường nằm ở chỗ mục đích sử dụng kết quả trắc nghiệm. Thông thường, loại trắc nghiệm quy về nhóm chuẩn được dùng khi cần có sự tuyển chọn.
Ngược lại, trong những trường hợp chỉ cần biết người nào đã đạt được hay không một kỷ năng nào đó, và không cần giới hạn số người đạt kỷ năng ấy, chúng ta cầ đến trắc nghiệm quy về tiêu chí thành quả.
Điểm khác biệt thứ hai là, thông thường đường biểu diễn phân bố tần số điểm của trắc nghiệm quy về tiêu chí thành quả định trước, có dạng lệch; trong lúc phân bố tương ứng của loại quy về nhóm chuẩn lại có dạng chuẫn hay gần như có dạng chuẩn (phân bố hình chuông.)
Nên hay không nên bỏ khối thi?
Trả lời câu hỏi này, TSKH Nguyễn Trọng Hoàng cho rằng, thông thường ở các trường ĐH Hoa kỳ, học sinh không bị bắt buộc phải chọn ngay chuyên ngành khi mới vào đại học. Sau khi học hai hay ba học kỳ, dựa vào sở thích và năng khiếu sinh viên sẽ hội ý với giáo sư hướng dẫn hay giáo sư cố vấn để chọn chuyên ngành.
Ở Việt Nam, sinh viên phải chọn chuyên ngành ngay từ đầu nên cần chú ý giá trị tiên đoán của bài thi. Từ điểm số trong kỳ thi trắc nghiệm của mỗi người, chúng ta muốn tiên đoán mức độ thành công trong công việc của người ấy trong tương lai và trong việc học chuyên ngành ở đại học.
Muốn thế cần phải dựa vào thực nghiệm và phương trình hồi quy tương quan đa biến. Tùy theo ngành nghề, phương trình hồi quy tương quan đa biến sẽ giúp xác định trọng số của mỗi môn thi tuyển sinh ĐH.
Ví dụ, khả năng lý luận và kiến thức Toán học là cần thiết cho ngành Công nghệ Thông tin, Kinh tế, Kiến trúc. Ngành Kiến trúc còn cần thêm khả năng lý luận khi nhìn hình trong không gian. Sinh viên kỹ sư cần Lý luận Toán học và Lý luận Cơ khí.
Như vậy phương án cộng điểm cho các khối cũng như phương án bỏ khối thi đều chưa chính xác về mặt khoa học. Các trường ĐH phải có kế hoạch nghiên cứu thực nghiệm dựa trên thống kê tương quan đa biến để xác định trọng số cho các môn thi cho từng chuyên ngành.
Theo TNO
Nhiều thông tin tuyển sinh mới trong ngày khai mạc Các thông tin mới, chính thức về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 sẽ được lãnh đạo Bộ GD-ĐT công bố trong buổi khai mạc Tư vấn mùa thi 2014 diễn ra vào lúc 8 giờ 30 ngày mai (12.1) tại Trường THPT Nguyễn Khuyến, Q.10, TP.HCM. Học sinh Trường THPT Long Trường (Q.9, TP.HCM) đặt câu hỏi trong chương trình...