Nhiều thanh niên tình nguyện ra Trường Sa dạy học
“Em biết ra Trường Sa cuộc sống không giống như ở đất liền. Nhưng mình còn trẻ phải đóng góp gì cho đất nước. Nếu như ai cũng thấy khó khăn gian khổ không đi, thì ai sẽ làm nhiệm vụ nơi đó…”, tâm sự của Huỳnh Hoàng Sa, vừa tốt nghiệp ĐH KHXH & NV TPHCM.
Sau khi Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa thông báo tuyển dụng giáo viên bổ sung cho huyện đảo Trường Sa, đã có rất nhiều bạn trẻ nộp đơn tình nguyện ra Trường Sa dạy học.
Sinh viên Huỳnh Hoàng Sa, vừa tốt nghiệp ngành Ngữ văn, ĐH Khoa học và Xã hội nhân văn TPHCM, đã đón xe đò từ TPHCM ra Nha Trang để gặp lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trình bày nguyện vọng được ra Trường Sa dạy học. Quê mẹ Huỳnh Hoàng Sa ở xã đảo Cam Bình (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), Hoàng Sa lớn lên tại vùng biển Vũng Rô, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Chính vì vậy, Hoàng Sa có tình cảm đặc biệt với biển, đảo và rất khâm phục sự hy sinh thầm lặng của các chiến sỹ Hải quân. Khi đang học năm 3, ngành Ngữ văn, tại ĐH Khoa học và Xã hội nhân văn TPHCM, Hoàng Sa đã có tâm nguyện xin ra đảo Trường Sa dạy học.
Huỳnh Hoàng Sa cho biết công tác tại Trường Sa muôn vàn khó khăn, những với tâm huyết, tin chắc mình sẽ thành công: “Em biết ra Trường Sa cuộc sống không giống như ở đất liền. Nhưng mình còn trẻ phải đóng góp gì cho đất nước. Nếu như ai cũng thấy khó khăn gian khổ không đi, thì ai sẽ làm nhiệm vụ nơi đó. Ngày xưa các chị xung phong đi bộ đội đi cũng không biết ngày về. Bây giờ em đi ra Trường Sa không xa mấy, không khó khăn, cách trở như ngày xưa”.
Phó Chủ tịch UBND xã Song Tử Tây Đoàn Quốc Thái đang dạy học cho các em trên đảo.
Mặc dù mới thông báo tuyển dụng giáo viên bổ sung cho huyện Trường Sa nhưng Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa đã nhận gần 20 hồ sơ dự tuyển. Trong đó có nhiều ứng viên dự tuyển vượt các tiêu chuẩn quy định. Không chỉ có sinh viên mới ra trường trong cả nước mà có rất nhiều giáo viên và cán bộ quản lý đang công tác trong đất liền cũng tình nguyện đi Trường Sa.
Ông Lê Tuấn Tứ, Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Khi có thông báo tuyển giáo viên cho Trường Sa đã có một số xung phong đi Trường Sa, đó là thắng lợi của ngành giáo dục”.
Video đang HOT
Có thêm những giáo viên yêu nghề và giàu tâm huyết, chắc chắn sự nghiệp giáo dục ở nơi đảo xa ngày càng phát triển. Quân dân trên quần đảo Trường Sa sẽ càng vững chãi trước phong ba.
Theo Thái Bình
VOV News
Chùm ảnh: Nữ giáo viên vừa dạy vừa trông con 4 tuổi
Nhà neo người, chồng hay phải đi rừng dài ngày, cô giáo Trần Thị Thuận (giáo viên Trường tiểu học Đồng Văn 1) nhiều lúc vừa phải dạy học kiêm luôn trông cậu con trai 4 tuổi.
Vóc người gầy nhỏ, cô giáo Thuận đã có 15 năm lăn lộn khắp các điểm trường khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An).
Cô Thuận cho biết cậu con trai Lang Trung An đã đi học mẫu giáo nhưng nhiều khi phải đưa cậu con trai đến trường để vừa dạy học, vừa trông con.
Lớp 5A cô Thuận chủ nhiệm hầu hết là con em người dân tộc Thái ở xã Đồng Văn.
Trong khi mẹ dạy học, Lang Trung An tha thẩn chơi bên ngoài.
Dãy nhà gỗ của trường xuống cấp đã lâu, thỉnh thoảng nhớ mẹ, An lại nhòm qua khoảng hở nơi một tấm gỗ hỏng đã được gỡ bỏ.
Rồi ghé thăm lớp học kế bên.
Mỗi lần phát hiện bé An nhòm qua khe, mẹ Thuận lúc thì nhắc nhở con bằng biện pháp cứng rắn...
Chỉ trong giờ ra chơi, bé An mới được mẹ cho phép vào trong phòng học
Không ít hôm, cô giáo Thuận phải trông con trong khi vừa dạy học. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của lớp 5A.
Theo VNN
Vừa dạy học... vừa trông con Nhà neo người, chồng hay phải đi rừng dài ngày, cô giáo Trần Thị Thuận (giáo viên Trường tiểu học Đồng Văn 1) nhiều lúc vừa phải dạy học kiêm luôn trông cậu con trai 4 tuổi. Vóc người gầy nhỏ, cô giáo Thuận đã có 15 năm lăn lộn khắp các điểm trường khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong...