Nhiều tập thể, cá nhân hỗ trợ gia đình nam sinh lớp 8 bị đuối nước
Chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn và đau thương của gia đình bà Nguyễn Thị Nhuần có con trai bị đuối nước ở xã Thanh Nho (Thanh Chương), nhiều tập thể, cá nhân đã kêu gọi quyên góp, hỗ trợ.
Sáng 13/9, lãnh đạo xã Thanh Nho, đại diện Mặt trận xóm Nho Xuân, xã Thanh Nho đã đến thăm hỏi, động viên gia đình bà Nguyễn Thị Nhuần có con trai là em Nguyễn Xuân An (13 tuổi) bị đuối nước trên sông Giăng khi đi chăn bò.
Lãnh đạo xã Thanh Nho, đại diện Mặt trận xóm Nho Xuân tổ chức thăm hỏi, trao quà hỗ trợ cho gia đình bà Nhuần. Ảnh: Huy Thư
Tại gia đình mẹ bà Nhuần, lãnh đạo địa phương đã trao 46,7 triệu đồng cho bà Nhuần. Đây là số tiền do anh Đậu Bá Đức – Bí thư Chi đoàn xóm Xuân Nho đứng ra kêu gọi con em trong và ngoài xóm, con em xa quê đóng góp, nhằm chia sẻ với hoàn cảnh gia đình bà Nhuần trong đau thương, hoạn nạn.
Trước đó, đại diện nhóm Facebook Hội Đồng hương Thanh Chương 2, nhóm “ Xe không đồng” Thanh Chương cũng đã đến nhà thăm hỏi, động viên và trao tận tay cho bà Nhuần 14,5 triệu đồng – số tiền do các nhóm kêu gọi quyên góp.
Video đang HOT
Tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh Trường THCS Nho Hòa, nơi em Nguyễn Xuân An học tập cũng đã quyên góp, hỗ trợ gia đình bà Nhuần hơn 17 triệu đồng. Ngoài ra, tập thể giáo viên Trường Tiểu học Nho Hòa, Hội Đồng hương Tân Nho Xuân ở miền Nam, Ủy ban xã Thanh Nho… cũng đã quyên góp hỗ trợ gia đình bà Nhuần.
Đại diện nhóm Facebook đồng hương Thanh Chương 2, nhóm “Xe không đồng” Thanh Chương trao quà hỗ trợ cho gia đình bà Nhuần. Ảnh: Huy Thư
Như Báo Nghệ An đã đưa tin, chiều 8/9, em An đi chăn bò ở bãi Vạn, bên bờ sông Giăng thuộc xóm Nho Xuân, xã Thanh Nho thì bị đuối nước.
Sau gần 4 ngày nỗ lực tìm kiếm, khoảng 10h ngày 12/9, lực lượng tìm kiếm cứu hộ mới phát hiện thi thể em An nổi trên sông Giăng đoạn qua bãi Trận, xã Thanh Hòa, cách vị trí nơi em bị đuối nước khoảng 3,5 km về phía hạ lưu.
Em An đang học lớp 8, Trường THCS Nho Hòa. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo, mẹ tàn tật, đơn thân nuôi 2 con nhỏ. Gần 1 năm nay, hai anh em An đang sống với bà ngoại.
Trường Tiểu học Yên Sơn ươm mầm tài năng mỹ thuật
Không chỉ chú trọng giảng dạy môn văn hóa, Trường Tiểu học Yên Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) còn quan tâm đào tạo các môn năng khiếu cho học sinh.
Trong đó, môn mỹ thuật được các em tích cực tham gia và giành nhiều thành tích cao trong những cuộc thi vẽ cấp quốc gia.
Tiết học mỹ thuật với chủ đề "Những mảng màu thú vị" của lớp 4B, Trường Tiểu học Yên Sơn, các em học sinh đang chăm chú, nắn nót tô từng nét màu lên bức tranh vừa được cô giáo hướng dẫn. Em Nguyễn Minh Đức nói: "Giờ học mỹ thuật, em được vẽ những bức tranh theo nhiều chủ đề khác nhau. Em muốn một tuần được học nhiều tiết mỹ thuật hơn".
Cô giáo Trần Thị Thành hướng dẫn học sinh tô màu tranh.
Mỹ thuật là môn học nhằm nâng cao cảm thụ thẩm mỹ, giúp học sinh nhìn nhận cuộc sống với đa dạng sắc màu, nhiều góc độ, biết trân trọng, tận hưởng cái đẹp. Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên mỹ thuật của trường đã kết hợp đa dạng phương pháp, xây dựng chủ đề phù hợp với lứa tuổi, sở thích của học sinh từng khối lớp giúp kích thích khả năng sáng tạo và yêu thích môn học.
Cô Trần Thị Thành, giáo viên môn mỹ thuật Trường Tiểu học Yên Sơn chia sẻ: "Ngoài việc hướng dẫn từng nét, chấm, mảng, bố cục... cho bức tranh thêm sinh động, trong tiết học chủ đề tự chọn, tôi thường gợi ý cho học sinh đề tài gần gũi đời sống như nhân vật trong truyện, món ăn yêu thích, ước mơ tương lai để các em thỏa sức sáng tạo, tưởng tượng".
Từ năm 2013 đến nay, Trường Tiểu học Yên Sơn có nhiều học sinh liên tục đạt thành tích cao trong các cuộc thi vẽ tranh, là điểm sáng trong phong trào dạy và học mỹ thuật của tỉnh. Năm học 2021-2022, học sinh của trường giành tổng số 21 giải thưởng ở các cuộc thi vẽ cấp quốc gia. Nổi bật trong đó có 11 học sinh giành giải thưởng tại Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota "Chiếc ô tô mơ ước" lần thứ XXI (3 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 4 giải Khuyến khích).
Chia sẻ về bức tranh đoạt giải Nhất tại Cuộc thi, em Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 4B cho biết: "Em tham gia câu lạc bộ mỹ thuật của trường từ năm lớp 1. Những ngày đầu, bức vẽ của em đều rất tự do, chưa có chiều sâu. Nhờ những tiết mỹ thuật trên lớp và các buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ, cô giáo đã hướng dẫn, truyền dạy cho chúng em nhiều kiến thức quý báu về hội họa như cách xây dựng bố cục, các mảng sáng tối, phối màu... Từ đó, em đã áp dụng vào vẽ bức tranh "Ô tô bóng điện biến các bản thiết kế phương tiện giao thông thành hiện thực" và đoạt giải Nhất".
Để có được những thành tích đó, nhà trường luôn chú trọng đến việc tìm kiếm, bồi dưỡng tài năng mỹ thuật. Được thành lập từ hơn 10 năm trước, đến nay, Câu lạc bộ Mỹ thuật thuộc Trường Tiểu học Yên Sơn có 35 thành viên, hoạt động đều đặn hằng tuần. Đây là nơi ươm mầm những hạt nhân tham gia các cuộc thi, giao lưu dành cho học sinh yêu thích hội họa.
Vào các dịp như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, Tết cổ truyền... Trường Tiểu học Yên Sơn tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào dạy và học mỹ thuật bằng các cuộc thi vẽ tranh để tạo sân chơi bổ ích, giúp học sinh bộc lộ năng khiếu.
Bên cạnh đó, nhà trường luôn khuyến khích các em tham gia thử sức ở nhiều cuộc thi vẽ tranh quốc gia như: Đội mũ xinh - Bảo vệ chúng mình, Vì môi trường tương lai, Em vẽ ước mơ của em, Đan Mạch trong mắt em, Du lịch cùng Mường Thanh - Kỳ nghỉ mơ ước, Em yêu nước sạch...
Hiện nay, Trường Tiểu học Yên Sơn có 890 học sinh với 30 phòng học. Điều kiện cơ sở vật chất dành cho môn học mỹ thuật còn hạn chế. Hiện chỉ có một phòng học mỹ thuật riêng rộng khoảng 45m2 được trang bị một số đồ dùng cơ bản như bàn ghế, giá vẽ, bảng màu... Số lượng học sinh tham gia giờ mỹ thuật thường rất đông, số giá vẽ không đáp ứng đủ.
Thầy Dương Quang Năng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Sơn chia sẻ: Nhà trường mong muốn ngành Giáo dục quan tâm, bổ sung thêm giáo viên; cùng đó, trang bị các thiết bị hiện đại như: Máy chiếu, ti vi, mở rộng diện tích phòng học mỹ thuật để học sinh được tiếp cận với điều kiện học tập tốt nhất giúp các em bộc lộ năng khiếu và tư duy sáng tạo.
Giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở Cao Bằng Bước vào năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên ở Cao Bằng càng trở nên trầm trọng. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học này, môn tin học và tiếng Anh là môn học bắt buộc với học sinh lớp 3. Thiếu giáo viên, trong đó, giáo viên 2 môn học tiếng Anh và tin học càng...