Nhiều tấm gương bình dị học tập và làm theo Bác
Thời gian qua, nhiều tấm gương, điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở tỉnh Hưng Yên đã được biểu dương, nhân rộng, có sức lan toả trong cộng đồng.
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời gian qua với nhiều hình thức phong phú, sinh động đã đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tỉnh Hưng Yên.
Mỗi người với những công việc, nghề nghiệp, hoàn cảnh, địa vị khác nhau đều có những phấn đấu, nỗ lực, sáng tạo riêng để làm tốt công việc của mình, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước.
Người kết nối học sinh nông thôn với toàn cầu
Tại hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được tổ chức tại Hà Nội ngày 20/8 vừa qua, cô giáo Trần Thị Thúy (Trường THPHT Đức Hợp, Kim Động, Hưng Yên) là một trong những đại biểu tiêu biểu của cả nước trình bày tham luận tại hội nghị. Với tham luận “Chắp cánh ước mơ cho học sinh trở thành công dân toàn cầu”, cô Trần Thị Thúy đã cho thấy tài năng và tâm huyết của mình đối với sự nghiệp trồng người, đặc biệt là ở khu vực nông thôn – nơi mà các em học sinh có ít cơ hội hơn so với các bạn học sinh ở thành phố trong việc tiếp cận với tiếng Anh và sự hội nhập toàn cầu.
Cô Trần Thị Thúy được biểu dương tại Chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 (Ảnh: Chinhphu.vn)
Cô Thúy chính là người đã truyền cảm hứng học tiếng Anh cho các em học sinh vùng nông thôn, là người có những tiết học “xuyên lục địa”, ở đó các em học sinh có cơ hội kết nối với các bạn học sinh ở các nước. Cô tham gia Cộng đồng giáo viên sáng tạo của Microsoft toàn cầu (MEC). Tại đây, cô có cơ hội kết nối với các giáo viên ở Nhật Bản, Ai Cập, Pakistan, Ấn Độ… để sắp xếp những giờ học “xuyên lục địa” nhờ công cụ Skype. Với những giờ học “xuyên lục địa” này, các em học sinh rất hào hứng và không ngần ngại thực hành kĩ năng nghe – nói của môn tiếng Anh.
Nói về mình, cô Thúy cho biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm I Hà Nội vào năm 2009, cô được phân công giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường Trung học phổ thông Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đây cũng là nơi cô gắn bó với công tác giảng dạy cho đến bây giờ.
Cô đoạt giải Nhì toàn quốc trong cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016″ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tập đoàn Microsoft tổ chức và vinh dự lọt top 50 giáo viên được nhận Giải thưởng Giáo viên Toàn cầu (Global Teacher Prize) năm 2019. Cô Thúy từng được mời tham gia Diễn đàn giáo dục toàn cầu do Microsoft tổ chức tại Canada. Tại đây, ý tưởng về đổi mới sáng tạo trong dạy học của cô đã thuyết phục được các thành viên trong nhóm (gồm nhiều nước) và giành giải cao nhất tại Diễn đàn. Sau đó, cô được mời tới Canada làm việc nhưng cô đã từ chối với lý do “Em ra đi là để trở về”.
Một trong số các tiết học “xuyên lục địa” của cô Thúy và học sinh trường THPT Đức Hợp (Ảnh: Vietnamnet)
Nhắc đến cô Trần Thị Thúy, học sinh và người dân quanh khu vực trường THPT Đức Hợp đều nói đến dự án về sử dụng thuốc trừ sâu an toàn. Đây là dự án cô cùng với 45 em học sinh của trường thực hiện và tham gia cuộc thi có tên “Bảo vệ cuộc sống của chúng ta khỏi thuốc trừ sâu độc hại”. Đây là dự án liên môn, tích hợp kiến thức các môn học như: Tiếng Anh, Công nghệ, Sinh học, Hóa học, Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Toàn bộ nội dung sản phẩm dự thi đều được trình bày bằng Powerpoint tiếng Việt và tiếng Anh. Dự án của cô và trò trường THPT Đức Hợp được Ban Tổ chức đánh giá rất cao, góp phần tuyên truyền về tác dụng và những ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, sức khỏe con người cũng như các vấn đề môi trường và cách để người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu an toàn.
Với những nỗ lực và cố gắng của mình, cô giáo Trần Thị Thuý đã được nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của tỉnh Hưng Yên và Bộ Giáo dục – Đào tạo. Cô cũng vinh dự là một trong 25 điển hình tiên tiến được vinh danh trong Chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 với tên gọi “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng”.
Video đang HOT
Người nông dân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba
Anh Ngô Đức Thắng sinh năm 1973 trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Sau khi lập gia đình, anh cùng vợ phải bươn trải nhiều nghề, đi làm thuê, làm mướn ở nhiều nơi nhưng cái nghèo cứ đeo bám. Sau đó, anh về Hưng Yên với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Thực hiện chủ trương dồn thửa đổi ruộng của xã Phạm Ngũ Lão, anh xin dồn toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của gia đình rộng gần 0,7 ha thành 1 thửa để thuận lợi phát triển kinh tế.
Anh Thắng với mô hình ấp trứng vịt của gia đình (Ảnh: hungyen.vn)
Hiện tại, anh đang sở hữu trang trại nuôi vịt với trên 60.000 con vịt sinh sản, cung cấp hàng chục ngàn vịt giống mỗi ngày. Ngoài nuôi vịt, anh còn cải tạo thêm khu nuôi cá và trồng cây ăn quả với diện tích 1,8 ha ao và 5,4 ha cây ăn quả. Ước tính, trang trại tổng hợp của gia đình anh thu về khoảng 5 tỷ đồng mỗi năm.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn thường xuyên tạo việc làm cho 15 – 20 lao động địa phương với mức thu nhập từ 4 triệu đồng/tháng trở lên. Đặc biệt, anh luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi, hướng dẫn và giúp đỡ hội viên nông dân về khoa học – kỹ thuật, nhất là trong xây dựng bể sử dụng khí biogas hợp vệ sinh; toàn bộ sản phẩm đầu ra của các hội viên đều được anh bao tiêu. Nhờ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ cộng đồng, anh Ngô Đức Thắng vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xung kích, sáng tạo
Chị Nguyễn Thị Phương Thêm, sinh năm 1987, công tác tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hưng Yên. Trong việc thực hiện công việc được giao, chị luôn tận tâm, chủ động tìm tòi, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chị đã tích cực nghiên cứu đưa ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp để giải quyết công việc được nhanh chóng, hiệu quả cao.
Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, chị còn hăng say, nhiệt tình trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Chị cùng Ban Chấp hành Chi đoàn kịp thời tham mưu giúp Đảng ủy, Ban Giám đốc triển khai các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Thí sinh Nguyễn Thị Phương Thêm trong cuộc thi “Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017″ (Ảnh: tuyengiaohungyen.vn)
Là một Phó Bí thư Đoàn thanh niên năng nổ, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm; với những thành tích trong hoạt động Đoàn, năm 2016, chị Phương Thêm được Tỉnh Đoàn và Đoàn khối các cơ quan tỉnh tặng Giấy khen. Tháng 10/2017, chị xuất sắc vượt qua 2.655 thí sinh tại 237 cuộc thi cấp cơ sở, 248 thí sinh tại 17 cuộc thi cấp huyện và tương đương để dự thi chung khảo Cuộc thi “Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tỉnh Hưng Yên và xuất sắc đoạt giải Nhất cuộc thi cấp tỉnh.
Với những thành tích nổi bật trong hoạt động và công tác, chị Nguyễn Thị Phương Thêm đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng Bằng khen, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hưng Yên tặng Giấy khen./.
Song Anh
Theo cpv.org.vn
Cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa học tập và làm theo phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn gồm những giá trị nhân văn cao cả, đặc biệt là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng "một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền" (1). Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc.
Chủ Hồ Chí Minh tịch tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tô, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây (1958). Ảnh tư liệu.
Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05 - CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" với phạm vi và yêu cầu cao hơn, trọng tâm là học và làm theo phong cách của Bác, trong đó có phong cách nêu gương.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nêu gương thì trước hết bản thân phải làm gương trong mọi công việc. Mỗi đảng viên, cán bộ cũng như mỗi người cần nắm vững và giải quyết tốt trên ba mối quan hệ chủ yếu: đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình, không được tự cao tự đại, kiêu ngạo mà luôn có ý thức học tập cầu tiến; luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình như rửa mặt hàng ngày. Đối với người, luôn giữ thái độ khiêm tốn, chân thành, đoàn kết, thật thà, khoan dung, độ lượng, trên tinh thần yêu thương đồng chí, đồng bào. Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc "dĩ công vi thượng". Người nhắc nhở: "Muốn l ãnh đ ạo vững thì trư ớc hết cán b ộ và đ ảng viên ph ải có tư tư ởng, lập trường vững chắc để lãnh đ ạo, xung phong làm gương m ẫu" ( 2) .
Để nêu gương, đòi hỏi người cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu, mực thước, "nói đi đôi với làm". "Nói đi đôi với làm" là nguyên tắc rất quan trọng trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng; nói phải đi đôi với làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Người thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu cán bộ, đảng viên "T ự mình ph ải chính trư ớc, mới giúp đư ợc người khác chính" (3). Để nêu gương, bản thân mỗi người phải làm gương trong mọi việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên về mọi mặt. Mỗi cán bộ, đảng viên phải "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư"; nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai, không được "nói một đường làm một nẻo". Đặc biệt là người đứng đầu phải như tấm gương trong từng lời nói, từng hoạt động cụ thể, người lãnh đạo phải làm trước, phải làm đúng và phải làm tốt.
Để giáo dục nêu gương đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương: "Lấy gương người tốt, việc tốt để h àng ngày giáo d ục lẫn nhau là m ột trong những cách t ốt nhất để xây d ựng Đảng, xây d ựng các t ổ chức cách m ạng, xây d ựng con người mới, cuộc sống mới" (4). Bản chất của nêu gương phải xuất phát từ vai trò, trách nhiệm, xem đó là công việc tự giác, thường xuyên của người cán bộ, đảng viên; là niềm vinh dự chứ không phải là sự thể hiện để bắt mọi người noi theo. Bác đã nêu lên một triết lý sâu sắc về sự nêu gương, là sự thống nhất biện chứng giữa nêu gương và noi gương; noi gương chỉ được thực hiện tốt khi có sự nêu gương, có sự "làm mẫu" và nêu gương chỉ có giá trị đích thực khi có sự noi gương. Hồ Chí Minh từng dạy: "N ói mi ệng ai cũng nói đư ợc. Ta cần phải thực hành....." (5). Tư tưởng đạo đức ấy đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Hồ Chí Minh, là tấm gương sáng cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo. Với Bác, nêu gương là bằng công việc cụ thể hằng ngày, bằng đức tính giản dị trong sinh hoạt, trong từng bữa ăn, trong từng giấc ngủ. Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, nhưng Bác cũng chỉ có vài bộ quần áo đơn sơ, giản dị, anh em phục vụ muốn đề nghị may mới cho Bác, nhưng Bác không cho và nói: " Bác có hai b ộ là đ ủ dùng r ồi. Bác có như v ậy là đ ủ và t ốt lắm rồi!". Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: Bát canh, quả cà, con cá hoặc lát thịt kho... Với Bác : " Cái gì còn dùng đư ợc nên dùng, b ỏ đi không nên".Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh không cần đến bất cứ một thứ trang sức nào. Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà lối sống của Người là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực đức độ làm chuẩn mực; lấy trong sạch thanh cao làm nguồn vui; lấy gắn bó con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận; lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và là hạnh phúc của mình. Tư tưởng và tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn với một cuộc sống mẫu mực tự nhiên trong suốt cả cuộc đời. Chính vì vậy mà tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho mọi người chúng ta học tập và phấn đấu làm theo.
Nhận thức việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, thời gian qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã có những quy định cụ thể trách nhiệm nêu gương của cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Chỉ thị 05 - CT/TW. Công tác nêu gương của cán bộ, giảng viên, người lao động nhà trường đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu để tạo đà cho mỗi cán bộ, giảng viên, người lao động phấn đấu trong công việc của mình trên những chặng đường tiếp theo trong thời gian tới. Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các chủ trương, định hướng về công tác nêu gương như: Lấy nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng làm nhiệm vụ trung tâm; Đổi mới công tác quản lý, từ Ban giám hiệu đến các khoa, phòng và giảng viên là nhiệm vụ then chốt, trong đó, việc kiểm tra đánh giá học viên và giảng viên là khâu đột phá. Để làm tốt mọi công việc, nhà trường đã đặt ra nguyên tắc "3 tăng, 3 giảm" (tăng chủ động, tăng đối thoại, tăng xử lí tình huống, giảm thụ động, giảm độc thoại, giảm lý thuyết), từ học viên đến giáo viên đều được chủ động hơn. Lấy việc giảng dạy lý luận chính trị phải sát với yêu cầu thực tiễn, tính đặc thù của từng nhóm đối tượng học viên. Từ đó, nhà trường chủ động đổi mới công tác quản lý, cách dạy, cách học theo hướng chú trọng dạy cách thức, phương pháp tư duy, giải quyết công việc và ứng xử; học viên chú trọng phương pháp học hiểu, học vận dụng và học xử trí; phát huy vai trò là chủ và làm chủ của học viên trong quá trình học tập, rèn luyện, tiếp nhận tri thức, hoàn thiện và phát triển phẩm chất năng lực, xây dựng tác phong học tập, rèn luyện theo nguyên tắc "3 không, 3 có" (không vào lớp muộn, về sớm; không cẩu thả; không làm việc riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học/ có mục tiêu, động lực học tập tích cực; có tác phong, hình ảnh đẹp; có phương pháp học tập, rèn luyện khoa học). Nhà trường kiên trì thực hiện nguyên tắc giáo dục: Trong cách học phải lấy tự học làm cốt. Thay đổi căn bản từ dạy - học thụ động sang chủ động, từ dạy cái thầy có sang dạy cái học viên cần, thực tiễn cần, nhân dân cần; chú trọng dạy - học lý thuyết, cập nhật kiến thức mới.
Cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh tham dự Cuộc thi "Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh tổ chức. Ảnh: Tư liệu nhà trường.
Có thể thấy, công tác nêu gương của cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh được thực hiện bằng những việc làm thiết thực như: chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc, gương mẫu, chuẩn mực trong phát ngôn, ăn mặc, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay, 100% cán bộ, giảng viên nhà trường có lập trường chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện nghiêm túc việc nói và làm đúng theo quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.
Nhà trường đã phát động nhiều phong trào thi đua như: "Hội thi Giảng viên dạy giỏi cấp trường", " Hội thi nét đẹp cán bộ, giảng viên Trường Chính trị", "Cuộc thi Thuyết trình ý tưởng", cuộc thi "Tìm hiểu di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Hội thi "Cán bộ công đoàn cơ sở giỏi"; đối với học viên có "Hội thi Rung chuông vàng"... Qua các hội thi, những tấm gương điển hình tiên tiến trong giảng dạy và học tập được tôn vinh và nhân rộng trong toàn trường. Ngoài ra, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt của Câu lạc bộ giảng viên trẻ, sinh hoạt chi bộ hàng tháng... nhà trường đã tuyên truyền, giáo dục về phong cách nêu gương Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mỗi cán bộ, giảng viên, giúp cho cán bộ, giảng viên luôn thấm nhuần trong mọi lời nói, việc làm và cách ứng xử của mình hằng ngày đối với đồng chí đồng nghiệp và học viên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nêu gương của một bộ phận cán bộ, giảng viên nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trở ngại vì đặc thù của giảng viên nhà trường luôn phải đi công tác tại các huyện nên nhiều hoạt động chung chưa thực sự có mặt đầy đủ, việc chấp hành giờ giấc làm việc ở một số cán bộ, giảng viên vẫn chưa nghiêm; công tác tự phê bình và phê bình, kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên.
Để khắc phục những hạn chế, phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh việc học tập và làm theo phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trư ớc hết, để kế thừa và phát huy truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc, thực hiện tư tưởng của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh luôn cố gắng phấn đấu thi đua rèn đức luyện tài, trong từng bài giảng, trong từng công việc chuyên môn hằng ngày luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu về đạo đức, lối sống, thực hiện tốt phương châm "dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt". Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "nếu kh ông có th ầy giáo thì không có giáo d ục...Không có giáo d ục, không có cán b ộ thì không nói gì đ ến kinh tế văn hóa"(Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.8, tr.184). Người luôn đề cao vai trò, vị trí của người thầy, người cô trong sự nghiệp trồng người, trong việc hình thành nên những công dân tốt cho một đất nước. Vì vậy, để người thầy, người cô thực sự là người lái đò cần mẫn thì trước hết đòi hỏi người thầy đó phải tuân thủ nội quy, quy trình làm việc, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, khoa, phòng. Trong công việc cần tận tụy, tâm huyết đầu tư thời gian, nỗ lực phấn đấu, thường xuyên tự trau dồi tri thức để từng bước hoàn thiện mình. Ngoài ra, cán bộ, giảng viên cần nêu gương về tình thương và trách nhiệm, luôn sâu sát, gần gũi với học viên để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, sẵn sàng giúp đỡ học viên những khó khăn trong học tập, trong công việc cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
Th ứ hai, người cán bộ, giảng viên nhà trường đầu mỗi năm học mới luôn thực hiện việc đăng ký trước tập thể về danh hiệu thi đua, phương hướng phấn đấu để đạt được danh hiệu cao trong năm học, thể hiện nội dung trách nhiệm nêu gương trên cả ba phương diện: đối với mình, đối với người, với tổ chức và đối với công việc. Ngoài ra, bản thân mỗi người cần xây dựng mục tiêu, kế hoạch rèn luyện rút kinh nghiệm để nêu tấm gương sáng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Th ứ ba, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, giảng viên còn thể hiện ở ý thức tổ chức kỷ luật. Biểu hiện quan trọng nhất là việc thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; cần nêu cao trách nhiệm cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, phải xem tự phê bình và phê bình trở thành công việc thường xuyên, với tinh thần nghiêm túc, thẳng thắn, tránh tình trạng nể nang, né tránh; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sống có tình thương yêu, đồng cảm, chia sẻ, thân ái, giúp đỡ với đồng chí, đồng nghiệp. Đặc biệt, trong môi trường sư phạm cần phát huy tốt sự sẻ chia, giúp đỡ, học tập lẫn nhau. Tránh tình trạng chia bè phái, lợi ích nhóm, đố kị gây khó dễ cho nhau trong công việc. Luôn xây dựng phương châm ứng xử khiêm tốn, nhã nhặn, lịch sự , linh hoạt, có lý, có tình chứa đựng những giá trị nhân văn, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục - đào tạo phải đi trước một bước nhằm chuẩn bị nhân tài, lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Trước những đòi hỏi đó, hơn ai hết mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cần thấm nhuần sâu sắc hơn nữa tư tưởng của Bác Hồ kính yêu về nghề dạy học; từ đó vận dụng sáng tạo và tổ chức tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Đó cũng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của mỗi người thầy, người cô, người lao động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trong tiến trình hội nhập và phát triển của nước ta trong giai đoạn hiện nay và mai sau.
Nguy ễn Thị Quy
Gi ảng Viên Khoa Nhà Nư ớc Và Pháp Lu ật, Trường Chính Trị Tỉnh
(1). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2002. Tập 1, trang 263
(2). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2011. Tập 6, trang 130
(3). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2011. Tập 6, trang 16
(4). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2011. Tập 15, trang 612
(5). Hồ Chí Minh toàn tập NXBCTQG, H.2001. Tập 5, trang 130
Theo baothanhhoa
Cô giáo trường làng tỏa sáng toàn cầu - Bài 1: Việc làm nhỏ thắp sáng giấc mơ lớn Luôn chay bong đam mê, tim toi sang tao, đi tiên phong trong đổi mới công nghệ giáo dục trung học phổ thông 4.0, chắp cánh ước mơ cho học trò vươn lên, đê rôi lọt top 50 giáo viên nhận giải Giáo viên xuât săc Toàn cầu năm 2019. Đo la thanh tich cua cô giáo Trần Thị Thúy, môt giao viên...