Nhiều sinh viên mắc kẹt ở vùng dịch
Năm học mới 2020-2021 của các trường ĐH ở TP.HCM sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8, đầu tháng 9-2020 nhưng hàng ngàn sinh viên vẫn đang mắc kẹt tại các địa phương có dịch COVID-19, chưa thể trở lại trường.
Trường ĐH Luật TP.HCM yêu cầu tất cả sinh viên trở về từ vùng dịch phải thực hiện nghiêm khai báo y tế và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 – Ảnh: THÀNH AN
Theo quy định của Bộ Y tế, những người trở về từ vùng dịch COVID-19 phải khai báo y tế và tự cách ly 14 ngày. Điều này khiến nhiều sinh viên đang nghỉ hè ở quê nhà hoặc đến vùng dịch rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Bị “chôn chân”
Tại tâm dịch Đà Nẵng và một số huyện, thị xã của tỉnh Quảng Nam đang thực hiện cách ly xã hội, thậm chí có khu vực phong tỏa nên không ít sinh viên đang bị “chôn chân”. Bạn T.N.T., sinh viên năm 3 Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay giấy chứng minh nhân dân bị mờ nên phải đón xe đò về quê ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam làm lại chứng minh nhân dân. “Mình dự tính về quê làm giấy tờ vài ngày trở vô lại TP.HCM ngay để thi cho kịp nhưng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đến giờ vẫn kẹt ở đây”.
Còn bạn N.Đ.H.V., sinh viên năm 3 Trường ĐH Y dược TP.HCM, tranh thủ thời gian nghỉ hè về quê ở Thăng Bình (Quảng Nam) thăm gia đình từ đầu tháng 8-2020 và bị kẹt lại quê vì địa phương này đang tiếp tục cách ly xã hội. “Hiện nay, dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nhưng mọi người ở quê ai cũng lo lắng, nhất là sau khi có ca tử vong tại thị trấn Hà Lam. Do toàn huyện Thăng Bình đang bị cách ly, xe khách dừng hoạt động, xe cá nhân bị hạn chế nên không đi đâu được hết” – V. nói.
Video đang HOT
V. cho biết Trường ĐH Y dược TP.HCM đã thông báo tổ chức tuần sinh hoạt công dân – sinh viên cho sinh viên khóa 2019 trở về trước theo hình thức học trực tuyến, không tập trung trên giảng đường trong khoảng thời gian từ 24-8. Nhà trường còn yêu cầu sinh viên trở về phải tự cách ly ở nhà 14 ngày. “Hiện tôi chưa biết đến khi nào mới vô lại TP.HCM được. Với tình hình này chắc chắn ảnh hưởng đến việc học tập, thi hết môn của tôi” – V. lo lắng.
Yêu cầu cách ly, cho phép hoãn thi
Hiện hàng loạt trường ĐH ở TP.HCM đã ra thông báo về việc tổ chức nhập học năm 2020 – 2021 và triển khai các quy định phòng chống dịch COVID-19. Nhìn chung, các trường đều yêu cầu sinh viên thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch và cho biết sẽ kỷ luật nghiêm những sinh viên sai phạm. Đồng thời, các trường đều tạo điều kiện giải quyết cho sinh viên hoãn thi các học phần đăng ký học trong học kỳ II năm học 2019 – 2020 và hủy học phần đã đăng ký do phải thực hiện cách ly trong đợt dịch COVID-19 hiện nay.
Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa ra thông báo việc tổ chức nhập học năm 2020 – 2021 và triển khai các quy định phòng chống dịch COVID-19. ThS Trương Văn Đạt – trưởng phòng công tác sinh viên nhà trường – cho hay trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhà trường tổ chức tuần sinh hoạt công dân – sinh viên cho sinh viên khóa 2019 trở về trước theo hình thức học trực tuyến, không tập trung trên giảng đường trong khoảng thời gian từ 24-8 đến 31-8. Trường yêu cầu 100% sinh viên tham gia học tập và đánh giá kết quả theo quy định của quy chế công tác sinh viên.
“Theo quy định của Bộ Y tế, các sinh viên trở về từ vùng dịch COVID-19 phải khai báo y tế, tự cách ly 14 ngày. Sinh viên thuộc diện phải tự cách ly hoặc đang ở khu vực thực hiện giãn cách xã hội và không thể đến TP.HCM nhập học thì phải nhanh chóng liên hệ và báo cáo về tổ đào tạo – văn phòng khoa.
Các khoa sẽ có kế hoạch tổ chức để sinh viên học trực tuyến và bố trí lịch học phù hợp, do đó sinh viên liên hệ văn phòng khoa để có lịch học chi tiết. Đối với các sinh viên ở ký túc xá thuộc diện phải thực hiện tự cách ly thì liên hệ ban giám đốc ký túc xá để được bố trí khu vực tự cách ly trong ký túc xá” – ông Đạt nhấn mạnh.
Chỉ còn 1 môn là hoàn thành khóa học…
Trong khi đó, bạn L.T.P., sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), vừa qua về quê thăm nhà ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) và bị kẹt luôn ngoài đó cho đến nay. P. cho biết: “Tôi chỉ còn thi một môn cuối là hoàn thành khóa học nhưng vừa qua phải xin hoãn thi học phần đăng ký do phải thực hiện cách ly trong đợt dịch COVID-19. Tôi đang tìm cách để vô TP.HCM nhưng vẫn chưa biết phải làm sao”.
Tạo điều kiện cho sinh viên
Theo ThS Phùng Quán – trưởng phòng thông tin – truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), trường sẽ xem xét cho sinh viên đại học và cao đẳng xin hoãn thi các học phần đăng ký học trong học kỳ II năm học vừa qua, do phải thực hiện cách ly trong đợt dịch COVID-19 hiện nay.
“Thời gian tổ chức thi học kỳ này kéo dài 5 tuần, từ ngày 3-8 đến 5-9. Để sinh viên yên tâm trong việc tuân thủ quy định cách ly do dịch bệnh đồng thời tạo điều kiện tối đa trong học tập và hạn chế việc trễ hạn tốt nghiệp, trường sẽ giải quyết cho sinh viên xin hoãn thi các học phần đăng ký học trong học kỳ II đối với các trường hợp thuộc diện phải thực hiện cách ly. Trường tiếp nhận thông tin sinh viên phải thực hiện cách ly theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước đến hết ngày 5-9″ – ông Quán chia sẻ.
Đổi mới tín dụng sinh viên
Thực hiện Luật Giáo dục đại học sửa đổi, từ năm 2020 các trường đại học sau khi đủ điều kiện tự chủ sẽ xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Ảnh minh họa/INT
Chuyển dịch từ cơ chế tài chính Nhà nước bao cấp sang người học chi trả là xu thế không thể đảo ngược, và theo lộ trình, học phí đại học trong thời gian tới tiếp tục tăng. Cân bằng mục tiêu, bảo đảm cơ hội được đi học cho người nghèo và chất lượng đào tạo là vấn đề lớn Việt Nam đang đối diện như phần lớn các nước phát triển gặp phải trước đây.
Một trong những giải pháp để cân bằng mục tiêu này là sự ra đời của chương trình tín dụng sinh viên. Hoạt động này ở Việt Nam được thực hiện từ năm 2004 và triển khai rộng rãi năm 2007 với Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua hơn 10 năm triển khai, chương trình đã cho hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn, góp phần bảo đảm cơ hội học tập của những người có năng lực và nguyện vọng vào đại học.
Là chính sách nhân văn với những đóng góp đáng ghi nhận, nhưng khi đối diện với yêu cầu đổi mới nhanh chóng của giáo dục đại học, tín dụng sinh viên vẫn có độ trễ, thiếu linh hoạt. Chỉ tính riêng mức vay, số tiền cho vay tối đa được quy định áp dụng cho cả 3 năm học (từ 2016 - 2018) mà không có điều chỉnh, trong khi học phí đại học tăng đều qua các năm theo lộ trình được xác định. Gần đây nhất, với đề xuất của các Bộ GD&ĐT, Tài chính, cuối năm 2019, Chính phủ ban hành quyết định điều chỉnh mức cho vay lên 2,5 triệu đồng/sinh viên/tháng. Dù mức cho vay tăng hơn so với trước nhưng học phí cũng tăng cao và nhanh hơn nhiều, có nơi tăng 4 - 5 lần như thông tin mới đây của Trường ĐH Y Dược TPHCM.
Một trong những vướng mắc hiện nay là tín dụng sinh viên ở Việt Nam mới được xem xét trong phạm vi hẹp là chương trình tín dụng chính sách, chưa được định hướng trở thành tín dụng thương mại, chưa được nhìn nhận vai trò trong cải cách giáo dục đại học. Với mức vay thấp, học sinh nghèo muốn học đại học chỉ có thể lựa chọn trường/chương trình đại trà, học phí thấp nhất, khó có thể tiếp cận trường/chương trình chất lượng cao, học phí cao. Và như vậy, tín dụng sinh viên vẫn chưa thực sự giải quyết được bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học giữa người giàu và người nghèo.
Để chương trình tín dụng sinh viên theo kịp đổi mới tự chủ đại học, cần thiết rà soát, sửa đổi một số nội dung khoản vay cho phù hợp hơn, cải thiện nguồn vốn cho chương trình, mở rộng đối tượng vay... Đặc biệt, để chương trình này không những thực hiện tốt vai trò xã hội mà còn là giải pháp cho cải cách tài chính giáo dục đại học, cần định hướng trở thành tín dụng thương mại trong tương lai, giảm dần vai trò tín dụng chính sách. Giải pháp xây dựng một chương trình tín dụng sinh viên tùy theo thu nhập (Income contingent loan - ICL) như các nước đã làm, với vốn vay nước ngoài cũng có thể xem xét, qua đó vừa giúp cải thiện chất lượng giáo dục đại học thông qua việc tăng học phí, mà vẫn bảo đảm sinh viên nghèo có thể chi trả học phí đã được vay tiền Nhà nước từ ICL.
Những thay đổi về mặt chính sách vĩ mô còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Quan trọng vào lúc này, các trường đại học phải nâng cao trách nhiệm xã hội, huy động nhiều nguồn hỗ trợ chia sẻ, đồng hành với sinh viên. Thời gian qua, ngoài chương trình tín dụng theo Quyết định 157, nhiều trường đã triển khai mô hình vốn vay học tập cho sinh viên một cách khá linh hoạt bằng chính nguồn lực tài chính của mình hoặc phối hợp với ngân hàng thương mại. Đây là những mô hình cần thiết được nhân rộng trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ, nâng cao chất lượng đại học nhưng vẫn phải bảo đảm cơ hội học tập của người nghèo.
Học phí trường Y lên 70 triệu đồng/năm: Không nên đẩy gánh nặng sang sinh viên Nhiều chuyên gia cho rằng, các trường có thể huy động tài chính từ nhiều nguồn lực khác, không nên đẩy gánh nặng sang sinh viên bằng cách tăng học phí lên quá cao. Thông tin các đại học tăng học phí gấp 4-5 lần sau khi tự chủ khiến nhiều học sinh, sinh viên lo lắng, nhất là với những gia đình...