Nhiều sinh viên cử tuyển người dân tộc ra trường chưa bố trí được việc làm
Đây là thông tin được đề cập tới trong báo cáo của Ủy ban Dân tộc về tình hình thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2010 đến nay.
Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, hiện nay đã có 50/53 dân tộc thiểu số được hưởng chế hộ cử tuyển. Trong đó, một số dân tộc thiểu số có số học sinh cử tuyển khá đông như: Thái (15,17%), Khmer (12,46%), Tày (9,59%), Mông (8,04%), Dao (5,58%)… Tuy nhiên, vẫn còn 3 dân tộc không có học sinh cử tuyển gồm: Brâu, Lự và Ơ đu (thuộc các dân tộc rất ít người).
Những năm qua, nhu cầu đào tạo học sinh cử tuyển của các địa phương giảm mạnh. Nếu như năm 2015 vẫn còn 24/52 tỉnh, TP có nhu cầu tuyển sinh cử tuyển, thì đến năm 2017, chỉ còn 8 tỉnh có nhu cầu này gồm: Hà Giang, Lạng Sơn, Điện Biên, Hòa Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Trà Vinh và Bạc Liêu.
Chính sách dân tộc trong lĩnh vực giáo dục được thực hiên đúng, đủ, kịp thời. Ảnh minh họa
Theo Thứ trưởng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông, nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh viên cử tuyển ngày một giảm là bởi số sinh viên cử tuyển ra trường chưa bố trí được việc làm còn tồn đọng nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cử tuyển cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.
Liên quan tới các chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên nói chung, Ủy ban Dân tộc đánh giá là được thực hiện cơ bản đúng, đủ, kịp thời; đóng vai trò quan trọng trong việc huy động trẻ em, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số đến trường, không bỏ học giữa chừng học hết cấp học và học lên trình độ cao hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên đến nay, một số chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học và sinh viên dân tộc thiểu số đã không còn phù hợp, nhưng chưa được sửa đổi, ban hành mới kịp thời. Bên cạnh đó, vẫn còn một số địa phương chậm, muộn trong thực hiện các chính sách dân tộc thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo…
Theo kinhtedothi
Trường Đại học Tôn Đức Thắng công bố 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Đó là công bố của Đại học Tôn Đức Thắng tại Lễ tốt nghiệp được tổ chức ngày 20/9/2019 cho 125 học viên cao học và 1.758 sinh viên bậc đại học.
Điểm nổi bật trong đợt tốt nghiệp này là kỹ năng giao tiếp tiếng Anh được nâng lên đáng kể.
Đối với các tân cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư thuộc các khối ngành không chuyên ngữ, có 38,3% sinh viên đạt điểm TOEIC quốc tế từ 600 điểm trở lên; 12,3% sinh viên đạt từ 700 trở lên; 45 sinh viên đạt trên mức 800 điểm.
Cùng với các kỹ năng cần thiết khác thì đây là thế mạnh giúp sinh viên giúp sinh viên nhanh chóng có việc làm sau khi ra trường ở cả trong và ngoài nước.
Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ sinh viên tư tao viêc lam va có việc làm trong vòng 01 năm kể từ thời điểm tốt nghiệp của Trường Đại học Tôn Đức Thắng luôn đạt 100% (Ảnh: Trường Đại học Tôn Đức Thắng cung cấp)
Chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ sinh viên tư tao viêc lam va có việc làm trong vòng 01 năm kể từ thời điểm tốt nghiệp của Đại học Tôn Đức Thắng luôn đạt 100%; trong đó, sinh viên tốt nghiệp làm đúng và liên quan đến ngành đã học đạt 92,5%.
Theo thầy Danh, để có được thành tựu này, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã kiên trì thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục gồm: cải tiến chương trình theo chương trình khung và phương pháp giảng dạy, đánh giá của các đại học Top 100 thế giới;
Liên tục nâng lên chuẩn đầu ra về kỹ năng ngoại ngữ và tin học quốc tế cho sinh viên bằng việc áp dụng các chương trình dạy và đánh giá theo chuẩn quốc tế (TOEIC, EILTS đối với tiếng Anh; MOS đối với tin học);
Đầu tư cơ sở hạ tầng (thư viện, tòa nhà sáng tạo, hệ thống thiết bị thực hành, thí nghiệm hiện đại, ...) và liên tục nâng cao chuẩn đầu ra chuyên môn để nhằm đáp ứng nhu cầu sinh viên khởi nghiệp hoặc tự tạo việc làm cả trong và ngoài nước.
Đặc biệt có những ngành sinh viên có việc làm với mức lương khởi điểm rất cao. Theo yêu cầu của ISO (từ năm 2007) và các chuẩn kiểm định quốc tế; việc điều tra sự hài lòng của doanh nghiệp và người sử dụng lao động đối với chất lượng nhân lực do Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo được thực hiện định kỳ hằng năm.Thầy Danh thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng có mạng lưới hợp tác doanh nghiệp rộng với hơn 1.000 doanh nghiệp thân hữu lớn, sẵn sàng tiếp nhận sinh viên nhà trường tham quan, thực tập và ưu tiên tuyển dụng.
Thầy Danh cho biết, kết quả cho thấy trong 5 năm trở lại đây hầu hết doanh nghiệp nhận sinh viên của Trường vào làm việc đều đánh giá cao kiến thức, tay nghề và tính chuyên nghiệp trong công việc.
Được biết, hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng đã được định hướng ngay từ những học kỳ đầu tiên. Trong năm học 2018-2019, 22 sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng có bài báo khoa học được vào cơ sở dữ liệu ISI/Scopus. Đây chính là tiêu chuẩn tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nhiều đại học lớn trên thế giới.
Sinh viên nghiên cứu ứng dụng vào cuộc sống qua các cuộc thi do Hiêp hôi nghề nghiệp tô chưc trong năm qua cũng đat nhiều thành tích như:
Giải thưởng Thanh niên kiến tạo do Trung tâm nghiên cứu, phát triển bền vững và các tổ chức phi chính phủ tổ chức;
Giải A Cuộc thi phương án thiết kế Showroom ô tô do Tập đoàn ô tô Trường Hải tổ chức;
Giải Ba cuộc thi thiết kế "Ngôi nhà mơ ước" do Tạp chí kiến trúc (Hội kiến trúc sư Việt Nam), Câu lạc bộ kiến trúc sư trẻ Việt Nam cùng Tập đoàn Thạch Bàn tổ chức;
Giải Ba cuộc thi "Sáng kiến giải pháp quản lý năng lượng thông minh châu Á" do APEC-ACABT tổ chức;...
Đặc biệt, tháng 8/2019 vừa qua, như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, Hệ thống xếp hạng đại học Academic Ranking for World Universities (ARWU) lần đầu tiên xếp hạng Trường Đại học Tôn Đức Thắng là đại học đầu tiên của Việt Nam vào top 901 đến 1000 các đại học tốt nhất thế giới năm 2019 của Bảng này.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Để có việc làm tốt sau kỳ thực tập ở nước ngoài Khoảng thời gian thực tập ở nước ngoài không chỉ là cơ hội tốt để sinh viên cọ xát, trải nghiệm thực tế, mà còn là một điểm cộng giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Trong quá trình thực tập ở nước ngoài, bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để học hỏi - Shutterstock Làm sao để có...