Nhiều sinh viên còn ‘ảo tưởng sức mạnh’
Tại hội thảo ‘Kết nối doanh nghiệp trong đào tạo ĐH’ tổ chức sáng nay, ông Đỗ Võ Thắng, Giám đốc Athena Group, thẳng thắn cho rằng nhiều sinh viên hiện nay tự tin kiểu ‘ảo tưởng sức mạnh’ chứ không phải tự tin vì mình làm được việc.
Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại hội thảo – Đăng Nguyên
Ngày 29.6, Trường ĐH Gia Định đã tổ chức hội thảo ‘Kết nối doanh nghiệp trong đào tạo ĐH’. Tại đây, nhiều doanh nghiệp cho rằng các trường ĐH cần trang bị kỹ năng, thái độ làm việc cho sinh viên. Vì đây là một trong những điểm yếu mà sinh viên hiện nay mắc phải khi đến thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp.
Ngồi ngửa rung đùi khi xin việc
Bà Nguyễn Quang Thụy Cao Khoa, Giám đốc Công ty Cao Khia, cho biết sinh viên về công ty thực tập hoặc sinh viên mới ra trường về làm việc rất năng nổ. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp còn kém. Nhiều bạn luôn nói “yes”, “no” với sếp, trong khi những người chuyên về ngoại ngữ không nói vậy. Nhiều sinh viên lại chuyên nhá máy điện thoại. Bà Khoa cho biết lúc này bà rất lo, nghĩ rằng có chuyện gì xảy ra, khi gọi lại thì sinh viên nói “cô ơi, máy em hết tiền”!.
Bà Khoa cũng cho biết nhiều bạn trẻ đến xin việc, nhận việc lại “ngồi ngửa rung đùi” rất phản cảm. Những sinh viên kiểu này rất thiếu trách nhiệm với công ty, thiếu ý thức kỷ luật.
Ông Đỗ Võ Thắng, Giám đốc Athena Group, cũng thẳng thắn cho rằng nhiều sinh viên hiện nay tự tin kiểu “ảo tưởng sức mạnh” chứ không phải tự tin vì mình làm được việc. Tuy nhiên, ông Thắng cho biết ông không trách thái độ làm việc của sinh viên mới ra trường không tốt. Các bạn còn trẻ và có thể doanh nghiệp chưa đủ sức hút. Thay vì vậy, doanh nghiệp cần có cách lọc nhân viên ngay từ đầu bằng cách để bạn trẻ hiểu được mô hình công ty có phù hợp với họ để họ gắn bó không.
Doanh nghiệp muốn đến trường chia sẻ, nhưng…
Video đang HOT
Trong hội thảo, ông Lưu Đức Tiến, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, cho biết có nhiều trường ĐH, CĐ cho biết rất muốn nâng cao kiến thức thực hành cho sinh viên bằng cách mời doanh nghiệp về giảng dạy. Tuy nhiên, những quy định hiện nay về bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khiến doanh nghiệp khó tham gia giảng dạy.
Ông Hà Hữu Phúc phát biểu tại hội thảo – Đăng Nguyên
Nói về việc này, ông Hà Hữu Phúc, Hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định, cho biết thời điểm ông làm ở một trường ĐH khối công an, có một kinh nghiệm rất hay là trường thường mời các cán bộ thanh tra, viện kiểm sát… về báo cáo thực tế. Vì sinh viên ngành này ra trường cần phải có kiến thức để làm việc.
Hiện nay quy định của Bộ GD-ĐT là giảng viên phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Quy định này không thể vi phạm được. Nhưng các trường có thể mời doanh nghiệp về đứng lớp ở các buổi báo cáo thực tế. Mục đích cuối cùng là truyền tải thông tin thực tiễn cần thiết đến sinh viên thì làm cách nào không vi phạm quy định mà đảm bảo mục đích là được. Điều này rất cần thực hiện vì trước đây các trường chỉ quan tâm đến việc đào tạo thứ mình có. Trong khi phải quan tâm đến việc “bán” sản phẩm đào tạo của mình theo nhu cầu của xã hội.
Trong hội thảo, nhiều doanh nghiệp còn đề nghị trường ĐH để sinh viên đi kiến tập, thực tập ngay từ năm 1, năm 2. Vì như vậy mới đủ thời gian doanh nghiệp và sinh viên “hiểu” về nhau, từ đó làm việc với nhau tốt hơn. Cũng cần giải thích đặc thù công việc của doanh nghiệp trước khi kiến tập, thực tập để sinh viên nắm rõ.
Theo thanhnien
Hai lời khuyên thấu tim can của cựu sinh viên Bách khoa gửi hậu bối về thái độ khi đi làm, đọc xong ai cũng gật gù công nhận sao đúng quá
Sinh viên mới ra trường, không quan trọng là làm ở công ty nào đâu, mà quan trọng là bạn tìm được ông sếp nào để đi theo và học hỏi.
Năm 18 tuổi, bỡ ngỡ tốt nghiệp cấp 3 để bước chân vào môi trường Đại học. Năm 22, lóng ngóng tốt nghiệp Đại học để bước chân vào đời. Những cái giật mình tuổi trẻ khiến cho con người ta dễ sa ngã, dễ sai lầm, dễ ngộ nhận và dễ thất bại.
Đi học, thầy cô hỏi có thể ấp úng: Em không biết cái này. Em chưa học. Nhưng khi ra đời đi làm, không thể mở miệng nói với sếp là: Em không biết làm. Cái này em chưa được dạy. Người ta trả công cho bạn, trả lương hàng tháng không phải để nghe bạn nói những câu đó. Nhiều bạn sinh loay hoay mãi suốt 4, 5 năm sau khi ra trường vẫn không tìm được chỗ làm tử tế, nhảy việc như cóc nhảy vì mãi chẳng hiểu những điều trong bài viết mà một cựu sinh viên Bách khoa gửi đến hậu bối sau đây:
Dạo gần đây mình có phỏng vấn vài bạn mới ra trường, mình nhận thấy các bạn còn rất mơ hồ và không nắm được mấy thứ cơ bản này.
Mới ra trường đi làm công ty nhỏ hay công ty to?
Sinh viên mới ra trường rất coi trọng việc lương cao hay thấp, đó là điều đúng đắn, ai đi làm chẳng muốn lương cao. Nhưng, các bạn phải biết rằng mình đang chưa làm được gì, phải học lại từ đầu khoảng 6-10 tháng mới làm được việc mà đòi lương cao ngay từ đầu có thấy quá đáng không? Tất nhiên các công ty vẫn sẵn sàng trả bạn lương cao nếu như trình độ, khả năng của bạn đủ để họ trả mức lương như vậy.
Muốn lương cao ngay từ đầu thì cố học Tiếng Anh rồi đi làm công ty nước ngoài. Ở đó, họ trả cho các bạn lương cao. Nhưng đi làm ở các công ty lớn, công ty nước ngoài thì bạn chỉ là một mắt xích cực kỳ nhỏ, 1-2 năm tăng lương một lần. Còn khi làm công ty nhỏ, công ty tư nhân, lương khởi điểm chỉ khoảng 5-6 triệu, nhưng khi đó các bạn là một mắt xích vô cùng lớn, các bạn sẽ học được rất nhiều thứ từ kĩ thuật đến hồ sơ giấy tờ, kinh doanh, cách xây dựng các mối quan hệ... và sẽ trưởng thành rất nhanh. Một điều khá dễ hiểu là những nơi này có thể tăng lương 2-3 lần/năm miễn bạn làm được việc. Lương ban đầu có thể kém các công ty lớn nhưng sau vài năm bạn sẽ nhận được nhiều thứ hơn thế nữa.
Khoảng thời gian ngay sau tốt nghiệp nên được dành để học hỏi, đa dạng hoá những kỹ năng cứng và mềm hơn là hướng ngay đến một vị trí được trả lương cao.
Jack Ma cũng từng khuyên rằng: "Khi bạn tốt nghiệp từ trường nào đó và bắt đầu tìm việc. Công việc đầu tiên quan trọng vô cùng. Không cần nhắm tới những công ty có tên tuổi lớn làm gì cả, quan trọng là bạn phải tìm được một vị sếp tốt, sẵn sàng dạy cho bạn nên người, dạy bạn cách làm mọi thứ đúng đắn, thích đáng. Thế rồi hãy tự hứa với bản thân, tôi sẽ làm việc ở đây ít nhất 3 năm. Rồi sau đó hãy bắt đầu thay đổi công việc. Đó chính là điều chúng ta nên dạy bọn trẻ. Phải sáng tạo hơn, cải tiến hơn, để làm những thứ máy móc không thể nào làm được.
Hãy làm việc ở một công ty nhỏ. Thông thường, công ty lớn là một môi trường rất tốt để học hỏi quy trình làm việc, vì các bạn sẽ là một cấu thành trong một bộ máy lớn. Nhưng khi làm việc ở một công ty nhỏ, bạn sẽ học được cách đam mê, cách khát khao. Bạn học được cách làm nhiều việc cùng một lúc.
Vì vậy, không quan trọng là làm ở công ty nào đâu, mà quan trọng là bạn tìm được ông sếp nào để đi theo và học hỏi."
Thái độ làm việc: Mọi sự xuất sắc trên đời này đều bắt đầu từ một thái độ đúng đắn!
Thứ nhất, sinh viên mới ra trường thường ít kinh nghiệm trong cách đối nhân xử thế. Các bạn cứ nghĩ vào làm các anh mặc định sẽ dạy các bạn mọi thứ, không phải thế đâu. Kiến thức là cái có thể kiếm ra tiền, mọi thứ đều phải có giá có nó. Muốn được chỉ bảo, dạy dỗ, bạn phải có thái độ tốt, làm việc nghiêm túc và hiệu quả. Khi mình mới đi làm, mình muốn học hỏi kiến thức của một người anh ở công ty khác, mình đã phải đi hỗ trợ anh đó rất nhiều, đi theo các event, hội thảo, toạ đàm để học hỏi với một thái độ rất thành tâm, chịu khó lắng nghe. Và giờ mình ở level cao hơn anh ấy luôn rồi. Muốn hỏi ai đó thứ gì, trước tiên hãy tự tìm hiểu về nó đã. Họ sẽ thích giải đáp những thắc mắc của bạn hơn là phải giảng giải lại từ đầu cho một kẻ chưa biết gì.
Thứ hai, đi làm, điều cơ bản nhất là phải biết đâu là người quản lý trực tiếp của mình để làm việc và để tránh cả bị họ lợi dụng và bắt bạn làm những công việc không tên vào những thời điểm trái khoáy như giữa đêm hay cuối tuần.
Thứ ba, bằng cấp không nói lên nhiều về khả năng hay mức lương. Dù tốt nghiệp Bách khoa, Ngoại thương hay bất kỳ trường gì top dưới thì họ đề xem bạn là người mới, là những tờ giấy trắng. Bạn vẽ gì lên đó và cho người ta vẽ gì lên đó là tuỳ bạn.
Điều thực sự quyết định thu nhập của bạn chính là thái độ. Mọi sự xuất sắc trên đời này đều bắt đầu từ một thái độ đúng đắn!
Khoảng 5 năm đầu tiên sau khi ra trường là khoảng thời gian cực kì quan trọng quyết định đến sự nghiệp nên đừng bỏ phí 5 năm sau đấy. Đừng cố kiếm tìm một công việc yêu thích kiểu viễn vông, đừng đứng núi này trông núi nọ và nhảy việc nhiều quá.
Nhiều lúc nghề chọn người chứ người không chọn nghề, cứ làm việc hết mình đi biết đâu một ngày nào đó sau này bạn mới nhận ra đâu là nghề đúng để mình theo đuổi.
Theo Trí Thức Trẻ
8 điều sinh viên mới tốt nghiệp cần biết khi viết CV CV là một tài liệu phác thảo nền tảng và kinh nghiệm để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự phù hợp của bạn đối với công việc. Là một sinh viên mới ra trường, bạn thường không có nhiều kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên bạn vẫn có thể viết một CV thu hút để tăng cơ hội có được việc...