Nhiều sinh viên bỏ học phần, trường ra thông báo cảnh cáo
Nhiều đại học cho biết sẽ xem xét buộc thôi học với những sinh viên không tham gia học tập học kỳ 1 năm học 2022-2023.
Ngày 28/10, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM công bố danh sách sinh viên không đăng ký học phần học kỳ 1 năm học 2022-2023. Danh sách gồm 170 sinh viên thuộc các khóa 2021, 2020 và 2019.
Nhà trường yêu cầu tất cả sinh viên trong danh sách đã công bố phải phản hồi cho nhà trường về lý do không đăng ký học phần để nhà trường xem xét từng trường hợp cụ thể.
Sau ngày 7/11, những sinh viên không phản hồi hoặc không cung cấp những lý do chính đáng sẽ bị xét xử lý thôi học theo quy chế hiện hành.
Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM công bố danh sách sinh viên không đăng ký học phần học kỳ 1 năm học 2022-2023. Ảnh: Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.
Trước đó, vào ngày 26/10, Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế) thông báo rà soát những sinh viên nghỉ học không lý do. Theo thông tin trường đăng tải trên website, trong học kỳ 1 năm học 2022-2023, 89 sinh viên được nêu tên trong danh sách này.
Để xử lý kịp thời những sinh viên nghỉ học không có lý do khi xóa tên trong hệ thống quản lý của trường, ban giám hiệu đề nghị lãnh đạo các khoa chỉ đạo trợ lý công tác sinh viên, cố vấn học tập và ban cán sự các lớp xem xét, phối hợp với phòng công tác sinh viên rà soát lại danh sách trên và phản hồi thông tin sai sót (nếu có) về trường thông qua phòng công tác sinh viên trước ngày 8/11.
Sau thời gian trên, nhà trường sẽ lập danh sách quyết định buộc thôi học sinh viên và rút tên khỏi danh sách lớp truyền thống.
Video đang HOT
Bên cạnh thông báo liên quan việc sinh viên bỏ học phần, một số trường đại học tại TP.HCM ra thông báo cảnh cáo học vụ và cảnh cáo buộc thôi học đối với những sinh viên nợ môn hoặc điểm trung bình học tập quá thấp.
Cụ thể, vào ngày 27/9, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM công bố danh sách sinh viên bị cảnh báo học vụ (dự kiến) năm học 2021-2022 với hệ đại học và hệ cao đẳng.
Nhà trường thông tin 3 trường hợp bị cảnh báo học vụ là: Sinh viên thuộc diện cảnh báo học vụ; sinh viên quá hạn thời hạn tạm dừng học tập; sinh viên hết thời gian đào tạo.
Theo danh sách do nhà trường đăng tải, 1.460 sinh viên bậc đại học bị cảnh cáo học vụ lần 1. Khoảng 1.000 em trong số này là sinh viên năm nhất.
Số sinh viên bị cảnh cáo học vụ lần 2 là 713 em. Sinh viên năm nhất cũng chiếm tỷ lệ lớn trong danh sách này.
1030 là số sinh viên bậc đại học bị cảnh cáo học vụ thôi học. Đặc biệt, danh sách này chỉ có 2 em là sinh viên năm 4, còn lại đều là sinh viên năm 1 của năm học 2021-2022.
Tương tự, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thông báo danh sách dự kiến cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học học kỳ 1 năm học 2022-2023. Trong đó, 487 sinh viên khóa 2021 bị cảnh báo kết quả học tập, 452 sinh viên khóa 2020 trở về trước bị cảnh báo kết quả học tập học kỳ 2.
Các sinh viên trong danh sách do trường công bố đều nợ tín chỉ, một em nợ đến 33 tín chỉ.
10 trường đại học khối kinh tế hợp tác trao đổi sinh viên
Sáng nay 29.10, tại Hà Nội, 10 trường đại học, học viện khối kinh tế đã ký kết thỏa thuận hợp tác trao đổi sinh viên.
Đó là các trường, học viện:Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Ngoại thương; Trường Đại học Thương mại; Học viện Tài chính; Học Viện Ngân hàng; Học viện Chính sách và Phát triển; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế; Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện lãnh đạo 10 trường khối kinh tế cùng nhau ký kết thỏa thuận hợp tác
Mục đích của hợp tác nhằmtrao đổi thống nhất về các nội dung, phương thức hợp tác trao đổi giảng viên, sinh viên đa phương và song phương;Xác định và xây dựng các chương trình đào tạo mời sinh viên của các trường cùng học hàng năm; Chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý đào tạo, đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục và các vấn đề liên quan trong bối cảnh tự chủ;Ký thỏa thuận hợp tác trao đổi sinh viên đa phương giữa 10 trường.
Theo đó, 10 trường sẽ tổ chức các khóa trao đổi sinh viên/học viên. Các khóa dài hạn (01 học kỳ tương ứng khoảng 15 tuần): cho phép sinh viên/học viên của các trường được đăng ký học tập/thực tập/nghiên cứu tại trường đối tác. Người học đăng ký tối đa 25 tín chỉ.
Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Người học được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng các với người học của trường tiếp nhận trong các lớp học được mở theo kế hoạch học tập của trường.
Các khóa ngắn hạn (tương ứng từ 3 đến 8 tuần): các trường đại học tổ chức khóa học ngắn hạn trong thời gian hè, công bố chương trình, nội dung khóa học và cho phép người học của các trường được đăng ký học tập tối đa 12 tín chỉ.
Ngoài thời gian lên lớp, người học có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài nội dung học tập chuyên môn, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa, hoạt động cộng đồng... Khóa ngắn hạn được tổ chức chung cho tất cả người học của các trường tham gia.
Chương trình bắt đầu được mở từ học kỳ hè năm học 2022-2023 tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, các chương trình tiếp theo sẽ được tổ chức luân phiên tại các trường (theo đăng ký tự nguyện của các trường).
Về đăng ký, tuyển chọn sinh viên/học viên,người học có nhu cầu đăng ký học chương trình trao đổi tại trường khác, thì trường cử đi có trách nhiệm lập danh sách người học đủ điều kiện gửi cho trường tiếp nhận trước khóa trao đổi chậm nhất 02 tuần trước khi học kỳ bắt đầu.
Số lượng người học và điều kiện đầu vào (bao gồm kết quả học tập, điều kiện ngoại ngữ...) của người học tham gia chương trình trao đổi cho từng năm học sẽ được trường tiếp nhận công bố ít nhất 01 kỳ trước khi năm học bắt đầu. Trường tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận người học và biên chế vào các lớp phù hợp.
Người học đăng ký các chương trình trao đổi sinh viên sẽ đóng học phí theo số tín chỉ được miễn, công nhận tại trường cử đi. Người học không phải đóng học phí cho trường tiếp nhận đào tạo. Chi phí ăn ở, đi lại và tham gia các hoạt động (ngoài học phí) do người học tự chi trả.Các trường tiếp nhận có thể hỗ trợ về ký túc xá hoặc các thông tin cần thiết khác.
Kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận có trách nhiệm cấp bảng điểm, xác nhận hoàn thành chương trình.
Trường cử đi có trách nhiệm công nhận/miễn hoặc chuyển đổi kết quả học tập của các học phần đã học theo qui định (bao gồm học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do tương ứng với chương trình đào tạo cử nhân hoặc thạc sĩ) của người học, hoặc tính điểm rèn luyện khi người học tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào qui định của từng trường.
Trường cử đi có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của người học trong thời gian thực hiện chương trình trao đổi về chính sách học bổng hỗ trợ học tập, sinh hoạt đoàn thành niên...
Ngoài ra, các trường phối hợp tổ chức Hội nghị thường niên về đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục và các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đồng thời, chia sẻ bài giảng điện tử, các khóa học trực tuyến dùng chung; Chia sẻ dữ liệu thư viện điện tử dung chung; Chia sẻ kinh nghiệm về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; công tác sinh viên, công tác hợp tác quốc tế và các hoạt động khác...
Sinh viên có cơ hội học tập trải nghiệm trong các môi trường đào tạo khác nhau ở các lĩnh vực chuyên môn là thế mạnh của các trường, tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Các trường sẽ có cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau trong công tác đào tạo, quản lý đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Một trường đại học ở TP.HCM tạo điều kiện cho sinh viên về Tết sớm Trước và sau Tết nguyên đán 2023, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ dạy học trực tuyến để tạo thuận lợi cho sinh viên nghỉ Tết. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa ra thông báo giảng viên, sinh viên các hệ, trình độ đào tạo tại TP.HCM và các địa phương thực hiện hình thức giảng dạy và học tập trực tuyến trong...