Nhiều sai phạm về đất đai, đầu tư ngân sách tại Quảng Ngãi
Từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2013, tỉnh Quảng Ngãi để xảy ra nhiều sai phạm liên quan công tác quản lý, sử dụng đất đai và quản lý đầu tư xây dựng, gây thất thoát hàng chục tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước.
Trong ngày 4/9, Thanh tra Chính phủ thông báo Kết luận thanh tra số 332/KL-TTCP về việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Quản lý đất lỏng lẽo, tiền mất tật mang
Trong công tác quản lý, sử dụng đất đai; điển hình như UBND tỉnh ra Quyết định số 172/QĐ-UBND ngày 29/9/2003 ban hành Quy chế đầu tư xây dựng khu dân cư không phù hợp với Luật đất đai năm 2013 nhưng không hủy bỏ mà kéo dài hiệu lực thực hiện đến tháng 3/2009. Do đó, các địa phương trong tỉnh không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian dài, đặc biệt tại 12 dự án kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ .
Ngoài ra, UBND tỉnh cho cơ chế đặc cách trong việc giao đất có thu tiền sử dụng đất cho các hộ thuộc gia đình quân đội tại thị trấn Đức Phổ (huyện Đức Phổ) và phường Quảng Phú (TP Quảng Ngãi) là không đúng quy định, gây thất thu ngân sách hơn 10,6 tỷ đồng. Tại dự án xây dựng Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, UBND TP Quảng Ngãi ra quyết định thu hồi 172.828m2 đất của 10 hộ dân, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng với số tiền hơn 5,4 tỷ đồng, thế nhưng dự án đã dừng triển khai mà các hộ dân vẫn tiếp tục sử dụng đất cho đến nay.
Tại Khu Công nghiệp Tịnh Phong, có 17/34 doanh nghiệp được chấp thuận địa điểm cho thuê đất, doanh nghiệp sử dụng đất không đúng quy hoạch phân khu chức năng với hơn 25ha; có 3 dự án đã hợp đồng thuê đất nhưng không triển khai và 2 dự án đã dừng hoạt động nhưng chưa xử lý thu hồi đất.
Đối với KCN Đô thị Dịch vụ VSIP – Quảng Ngãi, UBND tỉnh chưa có quyết định giao đất và chưa được bàn giao đất trên thực địa, tuy nhiên đơn vị VSIP đã tiến hành san lấp mặt bằng là không đúng quy định của Luật Đất đai. Phần diện tích đã san lấp là 84,5ha đất trồng lúa của 311 hộ nông dân, chủ đầu tư chưa lập phương án sử dụng lớp đất mặt đối với đất chuyên trồng lúa theo quy định.
Liên quan đến Khu Kinh tế Dung Quất, dự án phê duyệt đầu tư ban đầu với 10.300ha đất; đến năm 2011, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mở rộng lên 45.332ha đất. Tuy nhiên, đến tháng 5/2014, phần diện tích mở rộng chưa được lập quy hoạch, chưa bàn giao đất để thực hiện chức năng quản lý. Mặt khác, hiện còn 10.752ha mặt nước không thể hiện trong hồ sơ quản lý.
Khu đô thị Phú Mỹ chiếm dụng đất và bỏ hoang
Tại dự án Khu đô thị mới Phú Mỹ do Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư. Quá trình xác định giá đất chưa thực hiện đúng Thông tư số 145/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính. Vì vậy, việc UBND tỉnh phê duyệt số tiền sử dụng đất gồm 267,5 tỷ đồng là không chính xác; do diện tích tăng 58ha nhưng tiền sử dụng đất lại giảm gần 290 tỷ đồng so với số tiền sử dụng đất được phê duyệt tại Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 của UBND tỉnh.
Video đang HOT
Đầu tư dàn trải, lãng phí tiền ngân sách
Trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ một số dự án có tính cần thiết và cấp bách liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân nhưng chưa được quan tâm đúng mức; không được đầu tư kịp thời, đồng bộ. Đồng thời, có nhiều hạng mục đầu tư xây dựng dở dang và hiệu quả đầu tư mang lại thấp. Bên cạnh đó, từ năm 2008 – 2013, UBND tỉnh phê duyệt 78 dự án với tổng mức đầu tư 11.868 tỷ đồng, cho đến thời điểm thanh tra, địa phương vẫn chưa được bố trí vốn đầu tư.
Đối với dự án Lâm viên Thiến Ấn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, vào năm 2009, Ban Quản lý dự án cho Cty CP Thanh niên xung phong Quảng Ngãi tạm ứng 1,28 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng thi công; sau đó, dự án bị dừng thi công và cho đến nay vẫn chưa thu hồi lại khoản tiền này về cho ngân sách.
Tại dự án xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng đường 623 (tuyến đi từ huyện Sơn Tịnh – Sơn Tây) được phê duyệt năm 2010 với tổng kinh phí 963,6 tỷ đồng, do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Đến năm 2011, DA dừng thực hiện vì tuyến đường này đã được Bộ GTVT quyết định đưa vào đoạn đường của Quốc lộ 24B, làm lãng phí 19,5 tỷ đồng.
Cũng thuộc dự án gây lãng phí nguồn ngân sách, dự án đường (cầu) vào KCN Phổ Phong (huyện Đức Phổ) được UBND tỉnh đề nghị Thường trực Tỉnh ủy cho dừng thực hiện, chuyển qua giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chỉ đạo dừng triển khai khi chưa xác định được nhà đầu tư và nguồn vốn xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh vẫn tiếp tục cấp vốn và triển khai công trình vào ngày 1/1/2012, giá trị khối lượng thi công đạt hơn 54,7 tỷ đồng nhưng không mang lại hiệu quả đầu tư, trong khi cầu làm xong không thể đưa vào sử dụng, gây lãng phí tiền ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở thanh tra trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh hủy 2 Quyết định, bao gồm Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 1/6/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt tiền sử dụng đất của dự án Khu đô thị Phú Mỹ và Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 21/9/2010 của UBND tỉnh phê duyệt tiền sử dụng đất Khu dân cư Sơn Tịnh. Đề nghị địa phương truy thu 13,7 tỷ đồng tiền thất thu, thất thoát nguồn ngân sách; thu hồi nợ đọng nộp vào ngân sách tỉnh hơn 36 tỷ đồng.
Liên quan đến Kết luận số 332/KL-TTCP trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kết luận này của Thanh tra Chính phủ, yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức thực hiện nghiêm túc những kiến nghị nêu trong kết luận; tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến vi phạm và có hình thức xử lý nghiêm theo quy định. Giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, xử lý những kiến nghị về tài chính của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Hồng Long
Theo Dantri
Cuộc săn lùng những trùm lừa đảo người Hàn
Những năm gần đây, số lượng người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để du lịch, thăm thân hay tìm kiếm cơ hội làm ăn ngày càng nhiều. Ít ai biết rằng trong số hàng ngàn người mang quốc tịch Hàn Quốc đến Việt Nam hằng năm, có những đối tượng từng là trùm lừa đảo.
Sau khi thực hiện những phi vụ lớn, bọn chúng mò sang Việt Nam để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.
1. Nhiều tháng nay người dân ở khu vực xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) thấy xuất hiện một cặp đôi người Hàn Quốc thuê nhà tại một khu chung cư khá hiện đại. Cặp đôi này không có việc làm ổn định, song lại có cuộc sống khá vương giả. Hằng ngày, cả hai thường đưa nhau đến những khu phố dành cho người Hàn ở khu vực Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) để ăn uống, mua sắm. Tối đến lại vào quán bar, karaoke... giải trí. Nhưng có một điều lạ là mỗi khi có người lạ xuất hiện, gọi cửa, người ta lại thấy căn nhà mà cặp đôi người Hàn Quốc thuê điện đóm đột nhiên tắt phụt. Mọi hoạt động bị ngừng lại một thời gian...
Hành tung bí ẩn đó không qua được mắt của các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội. Đầu tháng 5 vừa qua, sau khi tiến hành trinh sát kỹ nơi ở và các địa điểm mà cặp đôi người Hàn Quốc kia xuất hiện, đồng thời cũng có đủ tài liệu xác định bọn chúng là tội phạm đang bị Interpol truy nã, các chiến sĩ Đội 10 quyết định tiến hành "cất vó". Buổi chiều ngày 13/5, hai tổ công tác của đội 10 bí mật bao vây căn nhà của hai đối tượng và một quán cà phê trên địa bàn quận Thanh Xuân, bất ngờ tóm cả hai đối tượng.
Cặp đôi là Kang Yoon Yong (SN 1959) và You You Young (SN 1962). Theo tài liệu của Cơ quan điều tra, tháng 4/2012, Kang cùng You "chém gió" với nhiều người tại quê nhà rằng đang đầu tư kinh doanh đua ngựa với lợi nhuận cao. Chúng đã cấu kết với hai đối tượng người Hàn Quốc khác để lừa bịp những nhiều người rằng chỉ cần đầu tư một khoản tiền vào đó là vài tháng sau sẽ có lợi nhuận lớn. Chỉ với thủ đoạn "buôn nước bọt" như vậy, 4 đối tượng trên đã "chăn" được cả chục người, chiếm đoạt số tiền lên tới 10 tỉ won (khoảng 200 tỉ đồng).
Vợ chồng Kang Yoon Yong và You You Young.
Sau khi vụ việc bị đổ bể, cảnh sát Hàn Quốc đã tiến hành bắt giữ hai đối tượng trong ổ nhóm kia. Thấy "động", Kang Yoon Yong và You You Young lập tức chuồn sang Việt Nam. Cả hai đã nhập cảnh vào nước ta theo con đường du lịch, và cứ ở lỳ đến vài năm nay.
Theo một điều tra viên Đội 10, không dễ để bắt được "cặp đôi hoàn hảo" này. Nhập cảnh vào Việt Nam một thời gian dài, thông thạo tiếng Việt, Kang và You thường xuyên thay đổi chỗ ở, khiến cho việc truy bắt gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, hai đối tượng cũng rất cảnh giác. Khi thấy một hoạt động bất thường nào xảy ra ở nơi chúng ở liền lập tức nằm im hoặc biến mất. Để làm bình phong, đối tượng Kang cũng xin vào làm việc tại một công ty xây dựng của Hàn Quốc tại Việt Nam.
Tại cơ quan điều tra, hai đối tượng tỏ ra là những kẻ lừa đảo có "nghề". Mặt lạnh tanh, điều tra viên hỏi gì chúng đều suy nghĩ rất kỹ trước khi trả lời. Những tài liệu chứng cứ rõ ràng về hành vi lừa đảo của mình thì Kang và You nhận, còn lại thì chối bay chối biến. Kể cả số tiền 200 tỷ đồng mà chúng chiếm đoạt của các bị hại cũng được đổ cho hai tên đồng phạm đã bị bắt từ trước đó.
Được biết, You đã có 3 đứa con với người chồng cũ. Còn Kang cũng đã bỏ vợ con để cặp với You.
2. Tháng 2/2015, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự cũng đã bắt được một đối tượng lừa đảo cáo già người Hàn Quốc. Hắn là Kim Jong Soo (SN 1969). Khác với cặp đôi ở trên, Kim tham gia một đường dây lừa người Việt Nam sang Hàn Quốc tìm việc, dưới vỏ bọc là đi du lịch. Đường dây của Kim bị phát hiện là bất hợp pháp và cá nhân Kim bị cảnh sát Hàn Quốc phát lệnh truy nã toàn cầu.
Đối tượng Kim Jong Soo.
Với khuôn mặt rất "trí thức" - giống một giáo sư hơn là đối tượng lừa đảo, Kim đã có một cuộc sống không đến nỗi nào ở Việt Nam. "Nghề" chính của Kim là môi giới, chỉ trỏ và sống dựa vào những người Hàn Quốc sang Việt Nam du lịch. Ở Việt Nam một thời gian, Kim đã kịp "chăn" được một cô gái 9X rất xinh đẹp.
Phạm Thị P. (SN 1990, từng là sinh viên đại học) gặp Kim khi P. đang làm bán thời gian cho một nhà hàng Hàn Quốc. Vốn từ một miền quê nghèo ra Hà Nội học, P. mong ước sẽ có một ngày đổi đời bằng việc kiếm được một người chồng giàu có. Khi gặp Kim, dù ông ta bằng tuổi bố song P. vẫn chấp nhận lời tỏ tình của hắn chỉ để hy vọng sẽ được sang Hàn Quốc sống cuộc đời vương giả. Tuy nhiên, P. không biết Kim là một kẻ lừa đảo có hạng. Đồng thời, Kim cặp với P. chỉ để làm bình phong cho việc trốn truy nã của hắn.
Với số tiền hàng triệu won sau những phi vụ lừa đảo tại quê hương, Kim tỏ ra là một doanh nhân thành đạt. Kim ăn chơi ngút trời. Tuy thế hắn thường xuyên "ẩn mình" tại các nhà hàng, nơi có nhiều người Hàn Quốc sinh sống. Kim nghĩ bằng thủ đoạn này, Công an Việt Nam rất khó có thể phát hiện ra hắn. Và dù cho có phát hiện ra chăng nữa thì hắn cũng có thể trốn chạy trước khi bị bắt. Tuy nhiên, Kim không biết rằng, chính từ cô bồ người Việt là điểm đột phá để các trinh sát có thể tóm gọn Kim.
Biết rằng chỉ cần hơi "động" một chút là "cá" sẽ "nhảy", các trinh sát lặng lẽ tiếp cận nơi ở, nơi làm việc và nơi ăn chơi của Kim và P. Từ đó, một kế hoạch mật phục được phác thảo để có thể tóm đối tượng khi hắn bất ngờ nhất. Và trong một buổi trưa, khi Kim và cô bồ vừa bước ra khỏi một nhà hàng Hàn Quốc thì các trinh sát ập đến tóm gọn...
Một "quý ông" người Hàn có thành tích lừa đảo không kém phần hoành tráng là Her Hyun Jae (SN 1947, có hộ khẩu tại Pyung San Dong 1108-88, Yang San, St Gyung Nam, Hàn Quốc). Nhiều năm trước, Her Hyun Jae từng "nổi danh" ở Hàn Quốc với 10 tiền sự. Sau khi gây ra một vụ lừa đảo chiếm đoạt vài trăm triệu won, Her Hyun Jae biến sang Việt Nam.
Đối tượng Her Hyun Jae.
Her Hyun Jae thành lập Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng VIKONEX Bookang - Hàn Quốc do chính Her Hyun Jae làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Từ tháng 3 đến tháng 6-2011, Công ty VIKONEC của Her Hyun Jae mặc dù không phải tổng thầu, không có gói thầu nào về san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình thuộc dự án Formosa tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhưng Her Hyun Jae đã lừa và ký 3 hợp đồng về san lấp, xây dựng các công trình thuộc dự án Formosa với 3 công ty của Việt Nam.
Her Hyun Jae lừa gạt và chiếm đoạt của ông Phạm Ngọc Thọ, Giám đốc Công ty TNHH Hòa Tiến (Bình Dương) 4 tỉ đồng, ông Nguyễn Tiến Cường, Giám đốc Công ty TNHH Tuấn Cường (Quảng Ninh) 1,35 tỉ đồng và ông Phạm Bá Bình, Giám đốc DNTN Bình Phát (Hà Tĩnh) 400 triệu đồng.
Hyun Jae Her đã phải trả giá 15 năm tù giam cho hành vi phạm tội của mình.
Theo Minh Tiến
An ninh thế giới
Vụ tranh chấp khách sạn tại Sa Pa (Lào Cai): Người lao động mong sớm trở lại làm việc Đang mùa du lịch nhưng Khách sạn Đỉnh Cao ở Sa Pa vẫn phải đóng cửa vì tranh chấp, trong khi không chỉ du khách cần phòng nghỉ mà nhiều cán bộ, công nhân viên khách sạn đều mong khách sạn sớm hoạt động trở lại. Đỉnh cao của việc tranh chấp là sự việc xảy ra vào khoảng 11 giờ ngày 11-5...