Nhiều rối rắm tuyển sinh
Năm nay, Bộ GD-ĐT ban hành một số quy định mới trong tuyển sinh. Tuy nhiên khi thực hiện, trường và thí sinh gặp không ít khó khăn.
TS nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ ở bộ phận tuyển sinh của cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Lúng túng mã ngành
Theo quy định của Bộ, năm nay các trường phải công bố thông tin tuyển sinh với mã ngành mới, không theo mã của chuyên ngành như những năm trước đây. Thực tế này khiến thí sinh (TS) khá lúng túng khi đăng ký dự thi.
Nhiều TS muốn vào một chuyên ngành cụ thể nhưng không biết phải đăng ký như thế nào. Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ – Địa chất, cho biết: “Năm nay, Bộ chỉ cho công bố mã ngành lớn chứ không được công bố tên các chuyên ngành nhỏ trong cuốn Những điều cần biết nên TS lo lắng không biết trong ngành có những chuyên ngành nào. Thậm chí tên một số ngành thay đổi khiến TS không hiểu. Ví dụ như: tên ngành là công nghệ hóa học nhưng thực chất đối với Trường Mỏ – Địa chất là ngành lọc hóa dầu”.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, cũng cho biết: “Trường vẫn phải tuyển sinh theo chuyên ngành. Tuy nhiên TS phải xem ở website của trường về những thông tin này. Để đảm bảo TS đăng ký được đúng chuyên ngành, trường cho phép TS đăng ký theo mẫu phiếu đăng ký của trường trong buổi làm thủ tục dự thi”.
Video đang HOT
Các trường phải công bố tiêu chí Ông Đỗ Thanh Duy, Trưởng phòng Quản lý thi tuyển sinh và công nhận văn bằng – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho biết: “Với đối tượng học sinh ở các huyện nghèo, Bộ đã đưa ra quy định trong đó có 2 yêu cầu: điều kiện cần là TS phải học ở đó và có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên. Điều kiện đủ thì do hiệu trưởng các trường tự quyết định và công bố. Các trường có thể đặt ra yêu cầu cho phù hợp với trường mình. Để đảm bảo quyền lợi của TS, các trường phải công bố tiêu chí để xét tuyển. Nếu không tuyển là không đúng quy định. Về việc tổ chức học bổ sung kiến thức một năm theo quy định, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể. Theo đó, trường nào có điều kiện thì dạy theo chương trình dự bị hoặc có thể gửi vào các trường dự bị ĐH để đào tạo văn hóa. Sau đó cho TS vào học chứ không phải thi tuyển. Nếu phải thi tuyển thì không còn ý nghĩa của việc ưu tiên”. VŨ THƠ
Trước đây khi áp dụng mã tuyển sinh cũ, mỗi chuyên ngành của Trường ĐH Luật TP.HCM đều có mã tuyển sinh và điểm trúng tuyển riêng. Nay theo quy định mã ngành mới, chỉ còn một mã ngành chung cho ngành luật. Thạc sĩ Ngô Đức Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: “Trường có 2 phương án giải quyết: Trước hết, trong phiếu đăng ký hồ sơ dự thi của TS có thêm phần để ghi tên chuyên ngành. Nếu TS đăng ký đầy đủ các thông tin này thì trường sẽ tạo thêm mã chuyên ngành trong phần mềm tuyển sinh, rồi nhập dữ liệu chuyên ngành vào để tuyển sinh như bình thường. Nếu phần đăng ký của TS không thể hiện đầy đủ thông tin, trường sẽ phát cho TS phiếu đăng ký vào các chuyên ngành luật ngay tại phòng thi”.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có 10 ngành mà chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật song song với công nghệ. Khi áp dụng theo mã ngành mới, trường phải sử dụng chung một mã ngành cho cả 2 chương trình trên. Vì vậy, sau khi TS đăng ký dự thi vào ngành rồi nhà trường sẽ tiến hành phân chương trình đào tạo sau đó. Tiến sĩ Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng lên tiếng: “Việc áp dụng mã ngành mới vào các ngành đào tạo của trường nhiều khi rất bất hợp lý ngay từ tên gọi. Ví dụ, nhà trường đào tạo ngành ngữ văn Anh tức vừa đào tạo tiếng Anh vừa đào tạo về văn học Anh, nên chuyển thành ngôn ngữ Anh chưa hoàn toàn đúng. Đặc biệt, ngành song ngữ Nga – Anh chuyển thành song ngữ Nga thì càng bất hợp lý”.
Lý giải về những “rắc rối” này, ông Đỗ Thanh Duy, Trưởng phòng Quản lý thi tuyển sinh và công nhận văn bằng – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD (Bộ GD-ĐT), cho biết: “Theo quy định, Bộ chỉ quản lý và công bố mã ngành, còn việc tuyển sinh theo chuyên ngành do các trường tự công bố trên website của trường. Trên phiếu đăng ký dự thi năm nay cũng đã có phần để cho TS đăng ký chuyên ngành. Vì vậy, TS cần xem thông tin của các trường chứ không chỉ căn cứ vào cuốn Những điều cần biết”.
Mỗi trường xét tuyển một kiểu
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm nay những đối tượng TS thuộc các huyện nghèo sẽ được xét tuyển vào ĐH. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn lúng túng với quy định này.
Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Mỏ – Địa chất, cho biết: “Nhà trường chưa biết phải đặt điều kiện như thế nào. Nếu muốn học, TS phải đạt một trình độ nhất định nhưng nếu không trải qua kỳ thi ĐH thì rất khó xác định. Nếu yêu cầu học lực phổ thông đạt loại khá, giỏi thì rất dễ nảy sinh tiêu cực. Đồng thời nhà trường chưa biết phải đào tạo một năm kiến thức bổ sung ra sao vì nhà trường chưa có chương trình nào như vậy”. Tương tự, ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thông tin: “Năm nay, trường không thông báo tuyển đối tượng này vì thực tế không phù hợp với yêu cầu của trường. Trường hướng tới đào tạo chất lượng cao vì vậy TS phải có trình độ đạt yêu cầu mới có thể theo học được”. Ông Sơn cho rằng quy định này chỉ phù hợp với một số trường địa phương vì sẽ đào tạo các em để phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.
PGS-TS-BS Lý Văn Xuân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nói: “Nếu yêu cầu học sinh dân tộc thiểu số và các huyện nghèo này phải đạt loại giỏi các năm học phổ thông, thì sẽ rất khó cho các em để được tuyển thẳng vào trường. Nhưng nếu “cửa” mở quá rộng thì cũng khó khăn cho việc đào tạo các trường. Chủ trương hiện nay của trường là sẽ cho các em được đăng ký vào nhưng khống chế bằng tiêu chuẩn đầu vào và hạn chế tỷ lệ từng ngành”.
Trong khi đó, một số trường như: ĐH Ngoại thương, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội… công bố tiêu chuẩn đối với những TS này ở mức cao như phải có học lực giỏi hoặc học lực khá trong 3 năm học phổ thông và tốt nghiệp THPT loại khá, giỏi… Tuy vậy, theo đánh giá của các trường thì yêu cầu này rất khó để TS ở các huyện nghèo đủ điều kiện xét tuyển.
Theo TNO
Bằng cấp không qua năng lực
Nhiều doanh nghiệp ngày nay chọn người làm được việc, không coi trọng bằng cấp.
CĐ cũng có ưu thế riêng
Ông Huỳnh Thanh Minh - Giám đốc Công ty giải pháp phần mềm Asoft - cho biết: "Tôi không phân biệt giữa sinh viên (SV) tốt nghiệp CĐ và ĐH. Nhìn chung trong đội ngũ hiện tại của công ty, các bạn trình độ CĐ và ĐH không có sự khác biệt nhiều. Các yếu tố mình đánh giá cao khi tuyển dụng là có đam mê công việc lập trình, hiểu biết về công việc sẽ làm và có tinh thần tích cực, cầu tiến. Có khả năng tự tìm hiểu, tự học kiến thức mới và các kỹ thuật, nghiệp vụ đang áp dụng để phát triển. SV bậc CĐ khi có được môi trường phù hợp, có động lực thì họ đều có thể phát huy hết năng lực của mình".
Theo ông Minh, SV tốt nghiệp CĐ còn có các lợi thế mà nhiều nhà tuyển dụng ưa thích. Đó là được đào tạo theo hướng nghề nghiệp thực tế, thực hành nhiều chứ không quá hàn lâm như ở ĐH. Vì vậy khi ra trường có thể tiếp cận công việc nhanh, giảm thời gian đào tạo thêm tại doanh nghiệp. Thứ hai, SV CĐ ít có sự lựa chọn hơn nên thường chịu khó, siêng năng và ít nhảy việc. Thứ ba, SV CĐ cơ bản về kiến thức đáp ứng được công việc tại hầu hết các doanh nghiệp nhưng chi phí lương phải trả cũng thấp hơn cho SV ĐH.
SV tốt nghiệp CĐ vẫn có nhiều cơ hội nghề nghiệp - Ảnh: Mỹ Quyên
Ông Lê Quang Hưng - Giám đốc Công ty Kizciti, hiện đang tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp CĐ - nhận định: "Một số SV tốt nghiệp ĐH thường nghĩ mình giỏi, không chịu được áp lực, thích nhảy việc. Trong khi SV tốt nghiệp CĐ có tâm lý cảm thấy mình thấp hơn nên luôn nỗ lực. Đồng thời cơ hội tìm việc khó hơn nên khi có được một công việc tốt họ thường rất cố gắng, chịu áp lực công việc giỏi, có ý định gắn bó lâu dài. Đó là những tố chất mà nhà tuyển dụng rất thích ở nhân viên".
Đánh giá khả năng làm việc thực sự
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM - có những thông tin đáng lưu ý: "Cơ chế tuyển dụng ngày nay là phỏng vấn trực tiếp, bằng cấp chỉ là thứ yếu. Nhà tuyển dụng muốn ứng viên phải làm việc được ngay và họ đánh giá trên khả năng làm việc thực sự chứ không phải là bạn tốt nghiệp ĐH hay CĐ. Bên cạnh đó là khả năng nắm bắt nhanh, sáng tạo, luôn nỗ lực vươn lên". Tiến sĩ Nghĩa cho rằng hiện nay chương trình đào tạo trong các trường ĐH vẫn chưa thực sự bắt kịp thực tế, học lý thuyết nhiều, thực hành ít nên điểm yếu của người tốt nghiệp ĐH là khó hòa nhập ngay với công việc. Trong khi đó, những doanh nghiệp về sản xuất, dịch vụ lại cần người vận hành nên thường thích tuyển SV tốt nghiệp CĐ hay trung cấp hơn.
Theo thống kê của Trường ĐH Sài Gòn, khoảng 89% SV bậc CĐ được tuyển dụng ngay sau tốt nghiệp. Tiến sĩ Lê Anh Duy - Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp - thông tin: "Có những ngành mà nhiều doanh nghiệp thích tuyển dụng bậc CĐ hơn ĐH là kế toán, quản trị kinh doanh, khoa học môi trường, thư ký văn phòng... Bởi họ cần người có kỹ năng, tay nghề và khả năng xử lý công việc cụ thể được trôi chảy".
Theo TNO
Trục lợi từ thí sinh Website tuyensinhdhcd.vn có nhiều thông tin không chính xác về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Mục đích cuối cùng nhằm thu hút quảng cáo các trường và lấy thông tin cá nhân của thí sinh. Thông tin sai lệch Theo lời giới thiệu của website này, đây là "nơi cung cấp đầy đủ thông tin tuyển sinh hằng năm của các trường...