Nhiều quy chế mới trong đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 21/10/2022, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký Quyết định số 3626/QĐ-Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Quy chế Đào tạo đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quy chế gồm 9 chương, 51 điều quy định về đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, bao gồm: chương trình đào tạo; tổ chức và quản lý đào tạo; nghiên cứu khoa học của sinh viên; quyền lợi và nghĩa vụ của giảng viên, cố vấn học tập, sinh viên; kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập; công nhận tốt nghiệp.
Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị và cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo bậc đại học theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, bao gồm: chương trình đào tạo và thời gian học tập; tổ chức và quản lý đào tạo; nghiên cứu khoa học của sinh viên; quyền lợi và nghĩa vụ của giảng viên, cố vấn học tập, sinh viên; kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập; công nhận tốt nghiệp.
Năm học 2022-2023, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức chuyển trụ sở làm việc tới cơ sở Hòa Lạc. Ảnh: VNU
Hiện nay, hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo đại học gồm hai cấp: cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp đơn vị đào tạo.
Quy chế mới nêu rõ, Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiệm vụ chỉ đạo và điều hành thống nhất công tác tổ chức và quản lý đào tạo theo cơ chế mở, liên thông, liên kết và hợp tác giữa các đơn vị đào tạo; Điều phối sử dụng các nguồn lực chung (nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật) phục vụ đào tạo; Đồng thời, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện công tác tổ chức và quản lý đào tạo của các trưởng/khoa trực thuộc.
Các đơn vị đào tạo có nhiệm vụ tổ chức và quản lý đào tạo các ngành học, học phần đã được Đại học Quốc gia Hà Nội giao nhiệm vụ; công nhận kết quả học tập của sinh viên giữa các đơn vị đào tạo; kết quả học tập của sinh viên được tích lũy ở các trường đối tác thông qua trao đổi sinh viên; xây dựng học liệu dùng chung. Ngoài ra, xây dựng những ngành học mới, chương trình đào tạo mới, chú trọng các chương trình đào tạo có tính liên ngành, báo cáo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét thẩm định, ban hành và giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo.
Một số điểm đáng chú ý tại quy chế đào tạo mới của Đại học Quốc gia Hà Nội như thời gian ban hành chỉ tiêu tuyển sinh.
Video đang HOT
Cụ thể, hàng năm, căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng, nhu cầu xã hội và tình hình sinh viên có việc làm đúng chuyên môn sau tốt nghiệp, đơn vị đào tạo xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh cho từng ngành học, từng hình thức đào tạo với chương trình đào tạo tương ứng của năm học tiếp theo, trước ngày 31 tháng 12 báo cáo và đề nghị Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt;
Từ đó, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các đơn vị đào tạo trước ngày 01 tháng 3 hàng năm và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi có quyết định phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội, các đơn vị đào tạo mới được tổ chức tuyển sinh, tổ chức đào tạo.
Về tổ chức tuyển sinh, hàng năm, căn cứ quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh áp dụng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào số tín chỉ tích lũy, sinh viên được xếp năm đào tạo như sau:
Ảnh chụp màn hình.
Đặc biệt, đối với chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, với chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3, hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, tức ngày 21/11/2022 và áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ. Trường hợp đặc biệt, đơn vị báo cáo Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét quyết định.
Đề xuất quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.
Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa để định hướng cho người học
Theo dự thảo, đào tạo từ xa là hình thức đào tạo sử dụng chủ yếu phương thức Mạng máy tính và viễn thông trong đó: các hoạt động giảng dạy được thực hiện từ xa hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc cơ sở phối hợp đào tạo; riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế, tự học, tự nghiên cứu và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo; thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
Phương thức đào tạo từ xa gồm: Mạng máy tính và viễn thông; Thư tín; Phát thanh - truyền hình.
Chương trình đào tạo từ xa và thời gian học tập
Chương trình đào tạo từ xa là chương trình đào tạo đang áp dụng cho hình thức chính quy ngành đào tạo tương ứng của cơ sở đào tạo được thiết kế lại cho phù hợp với hình thức đào tạo từ xa ở một số nội dung như kế hoạch và phương pháp giảng dạy - học tập, học liệu, phương pháp đánh giá kết quả học tập, hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo và đề cương chi tiết của từng học phần; đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Quy chế này.
Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa để định hướng cho người học. Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa của chương trình đào tạo từ xa không ngắn hơn so với chương trình đào tạo đang được áp dụng cho hình thức chính quy cùng ngành đào tạo.
Thời gian tối đa để người học hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa. Đối với người học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để người học hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa
Dự thảo đề xuất yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa như sau: Hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo đã được xây dựng hoàn chỉnh.
Đã được hội đồng trường hoặc hội đồng đại học (gọi chung là hội đồng trường) phê duyệt chủ trương và hội đồng khoa học và đào tạo thông qua đề án thực hiện đào tạo từ xa đối với từng chương trình đào tạo từ xa.
Cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định cho phép mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 03 khóa liên tục theo hình thức chính quy. Không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Quy chế này.
Bộ máy tổ chức và quản lý đào tạo từ xa bảo đảm quản lý, giám sát được quá trình giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, đánh giá và cấp bằng tốt nghiệp; đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo từ xa là đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo chính quy (khoa hoặc bộ môn); có quy định, cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ và lấy ý kiến phản hồi từ người học và các bên liên quan khác.
Có hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bảo đảm khách quan, trung thực; đánh giá được quá trình học tập, đánh giá kết thúc học phần, môn học; kiểm soát và xác thực được việc học, làm bài kiểm tra, thi và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong chương trình học tập của người học.
Quy chế của cơ sở đào tạo bảo đảm tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong đó có quy định về quy trình bồi dưỡng, đánh giá năng lực về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa của giảng viên trước khi tham gia thực hiện chương trình đào tạo từ xa.
Đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng; có đủ kiến thức, đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa; giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy tối đa 30% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo từ xa.
Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, học liệu để triển khai thực hiện chương trình đào tạo từ xa.
Đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo trực tuyến.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Nâng cao kỹ năng tự học trong đào tạo từ xa Đào tạo từ xa góp phần thúc đẩy năng lực tự học, phát huy tối đa các thế mạnh và sự làm chủ của người học. Nâng cao kỹ năng tự học trong đào tạo từ xa. Giúp người học chủ động lĩnh hội kiến thức Đặc điểm đặc trưng nhất trong đào tạo từ xa chính là đề cao và thúc đẩy...