Nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á mở cửa lại trường học
Theo thống kê, tính đến 6h ngày 2-9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 25.862.032 ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2, trong đó có 859.428 người tử vong.
Các học sinh tại Pháp đã trở lại trường học từ ngày 1-9 với các quy định nghiêm ngặt về phòng, chống Covid-19.
Châu Á
Hàn Quốc ngày 1-9 ghi nhận thêm 235 ca mắc mới, trong đó có 222 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này lên 20.182 ca. Mặc dù số ca nhiễm mới duy trì ở mức dưới 300 ca/ngày trong ngày thứ ba liên tiếp, song cơ quan y tế nước này vẫn cảnh giác trước sự gia tăng các ca không rõ đường lây nhiễm và ngày càng có nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Tình hình dịch bệnh ở Philippines tiếp tục diễn biến căng thẳng với gần 3.500 ca nhiễm mới trong ngày 1-9, trong khi Indonesia dự báo đỉnh dịch sẽ đến vào giữa tháng 9. Tổng thống Indonesia Joko Widodo tin tưởng Indonesia sẽ sản xuất vắc xin phòng Covid-19 kể từ tháng 1-2021, đồng thời cho biết, nước này đã ký hợp đồng cung cấp với các nhà sản xuất ở Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để cung cấp 30 triệu liều vắc xin Covid-19 trong đợt đầu vào tháng 11 tới.
Cùng ngày, Bộ trưởng cao cấp Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết, những người có giấy phép cư trú dài hạn đến từ Ấn Độ, Indonesia và Philippines sẽ không được phép nhập cảnh Malaysia kể từ ngày 7-9.
Video đang HOT
Ngày 1-9, Bộ Y tế Thái Lan khẳng định hoàn toàn sẵn sàng cho tình huống Thái Lan phải đối mặt với đợt bùng phát dịch lần thứ hai trong bối cảnh các ca bệnh xuất hiện trở lại ở một số quốc gia.
Tại Trung Quốc, khi năm học mới bắt đầu, sinh viên đại học đang trở lại ký túc xá ở thủ đô Bắc Kinh với các biện pháp phòng và kiểm soát nghiêm ngặt dịch Covid-19. Từ giữa tháng 8, hơn 170.000 sinh viên đại học và cao đẳng đã trở lại ký túc xá ở Bắc Kinh. Đến ngày 31-8, hơn 50 trường đại học đã mở cửa cho khóa học mới.
Tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), học sinh cũng bắt đầu khai giảng năm học mới, nhưng trước mắt tạm thời học trực tuyến tại nhà. Do tình hình dịch Covid-19 tại đặc khu này có chiều hướng giảm trong thời gian gần đây, Hong Kong đã có đủ điều kiện để dần đưa học sinh đến trường trở lại. Dự kiến, ngày 23-9, học sinh các khối lớp 1, 5, 6, 7, 11, 12 và học sinh mẫu giáo lớn sẽ quay trở lại trường học trước.
Tại Ấn Độ, hơn 2 triệu học sinh bắt đầu tham gia kỳ thi vào các trường đại học y và kỹ thuật trên cả nước trong bối cảnh số ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 đã lên tới gần 3,7 triệu người. Các quy định về giãn cách xã hội, sát khuẩn tay và đo thân nhiệt, đeo khẩu trang được tuân thủ. Kỳ thi này đã bị hoãn 2 lần trong năm nay do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Cùng ngày, tại Mông Cổ, năm học mới 2020-2021 đã được bắt đầu ở tất cả các trường từ cấp mầm non đến phổ thông sau nhiều tháng đóng cửa do dịch. Theo quy định mới của Bộ Giáo dục, Văn hóa và Khoa học, mỗi lớp chỉ được phép có 25 học sinh trong phòng. Học sinh phải đeo khẩu trang và được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào lớp.
Châu Mỹ
Tại Mỹ, chính quyền bang California đã quyết định cho phép các hàng quán tại 19 hạt được phục vụ thực khách trong nhà, song giới hạn số khách. Bên cạnh đó, câu lạc bộ thể thao, các khu vực cầu nguyện và rạp chiếu bóng tại những hạt này cũng được phép tiến hành các hoạt động trong nhà với số người tham gia hạn chế. Tại thành phố New York, vốn từng là tâm điểm của dịch Covid-19, Thị trưởng Bill de Blasio đã loại trừ khả năng nối lại hoạt động phục vụ thực khách trong quán ăn vào bất kỳ thời điểm nào.
Châu Âu
Theo báo cáo công bố ngày 1-9, trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 4.729 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên tới 1.000.048 ca. Hiện, Nga là nước có số ca mắc Covid-19 cao nhất châu Âu và đứng thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Brazil, Ấn Độ.
Tại Pháp, giới chức y tế ngày 1-9 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 3.082 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2, giảm mạnh so với mức trên 5.000 ca/ngày trong hai ngày trước đó.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan nhanh trở lại tại châu lục này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, châu Âu có thể sống chung với dịch Covid-19 mà không cần có vắc xin, thông qua việc kiểm soát dịch bệnh bằng các biện pháp phong tỏa cục bộ.
Cũng trong ngày 1-9, hàng chục triệu học sinh châu Âu đã tựu trường sau kỳ nghỉ hè, bất chấp số ca Covid-19 tại lục địa này đang tăng trở lại trong vài tuần qua. Bộ trưởng Giáo dục Anh Gavin Williamson nhấn mạnh, việc học sinh, sinh viên trở lại trường học có vai trò quan trọng cho sự nghiệp giáo dục và phát triển tương lai của các em. Tại Nga, Ukraine, Bỉ, Pháp, Anh…, giáo viên và học sinh trên 11 tuổi tựu trường phải đeo khẩu trang bắt buộc.
Việt Nam có thể tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 trên người vào tháng 12
Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Vũ Tuấn Cường cho biết theo kế hoạch, tháng 12 năm nay có thể thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 trên người.
Thông tin từ báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày 29/9 của Bộ Y tế cho biết, đoàn công tác của Bộ Y tế đã họp tham vấn với Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (Khu công nghệ cao, quận 9, TP.HCM). Đây là 1 trong 4 đơn vị ở Việt Nam đang "chạy đua" thực hiện đề án nghiên cứu sản xuất vắc xin chống COVID-19 vừa được Bộ Y tế phê duyệt.
Tại buổi làm việc, Cục trưởng qục Quản lý dược (Bộ Y tế) Vũ Tuấn Cường cho biết theo kế hoạch, tháng 12 năm nay có thể thử nghiệm lâm sàng vắc xin trên người. Tuy nhiên, trước nhu cầu bức thiết mới đây, Thủ tướng chỉ đạo phải sớm hơn nữa. Do đó, Bộ Y tế khẩn trương đồng hành cùng công ty đẩy nhanh nhất tiến độ nhưng vẫn đảm bảo an toàn hiệu quả trong quy trình nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất.
Theo báo cáo của Công ty, đến nay đơn vị đã nghiên cứu sản xuất thành công 4 loại kháng thể dựa trên trình tự của 4 loại kháng thể được phân lập từ các bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi. Thay vì tạo ra một loại kháng thể, công ty tạo ra 4 loại kháng thể sử dụng thành một chuỗi hỗn hợp và được bào chế thành hai loại sản phẩm gồm tiêm và xịt, có khả năng khóa được nhiều vị trí ngăn virus xâm nhập vào tế bào
Công ty cũng đã phát triển xong và có khả năng sản xuất chế phẩm scFv và peg-scFv kháng RBD của protein S của SARS-CoV-2. Quy mô sản xuất là 10.000 liều/tuần (loại liều 2mg).
Ngoài ra, đơn vị đã gửi mẫu cho Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương để đánh giá tính an toàn, đồng thời hoàn thiện hồ sơ xin chủ trương từ Bộ Y tế thử nghiệm lâm sàng. Bước đầu, kết quả kiểm tra hoạt tính trung hòa trên virus của đơn vị đạt yêu cầu.
Đánh giá cao vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tái tổ hợp vào trong nghiên cứu sản xuất vắc xin chống COVID-19, ông Nguyễn Ngô Quang - Phó cục trưởng Cục khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), khẳng định Bộ Y tế sẽ điều phối để công ty hoàn thành hồ sơ tiền lâm sàng sớm nhất có thể.
Thái Lan cho phép mở cửa các trường học, cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ hai Sau 78 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới nào trong cộng đồng và ngày thứ hai hoàn toàn không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào nhiễm bệnh . Ngày 11/8, Văn phòng Ủy ban Giáo dục cơ bản (OBEC) của Thái Lan đã gửi thư cho tất cả cơ sở giáo dục trên cả nước, thông báo về việc có...