Nhiều quần thể ong đang chết vì một loại bệnh tương tự COVID-19
Theo những tin tức mới nhất đang lan truyền trong giới khoa học, ong mật đang chết vì một loại bệnh kỳ lạ nào đó tương tự như những gì xảy ra với virus SARS-CoV-2.
Các bầy ong trên thế giới đang chết hàng loạt vì virus giống như SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu người Anh đã phát hiện ra rằng, các quần thể ong trên toàn cầu đang bị tàn phá bởi một loại bệnh do virus xâm nhập vào tổ ong thông qua côn trùng không có triệu chứng và có sức lây lan nhanh chóng như cháy rừng. Nghiên cứu của họ thậm chí còn cho thấy côn trùng có thể đang phát triển mạnh trong thời gian cách ly xã hội.
Bên ngoài tổ ong, các nhà khoa học đã tìm thấy hàng đống xác ong bị nhiễm virus gây tê liệt mạn tính, vô vàn con ong này đang quằn quại, không thể bay lên và tử vong trong vòng một tuần, tờ The Guardian đưa tin.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle, sau khi kiểm tra các quần thể ong ở 25 quốc gia, từ trước tới nay, việc một quần thể ong bị nhiễm bệnh thường rất hiếm khi xảy ra, nhưng giờ hiện tượng này đang lan nhanh.
Video đang HOT
Đơn cử như ở Anh, virus gây tê liệt ong mãn tính chỉ mất một thập kỷ để xâm chiếm 39 trong số 47 quận của Anh và 6 trong số 8 quận của xứ Wales. Tại Mỹ, tỷ lệ lây nhiễm đã tăng từ 0,7% năm 2010 lên 16% vào năm 2014.
Các phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature Communications. Nó cho thấy căn bệnh này có mức độ lây nhiễm gấp đôi ở những quần thể ong nuôi thương mại và sẽ dễ dàng lây lan hơn ở những lãnh địa nuôi ong nằm cách nhau không xa.
Phát biểu trên trang web nghiên cứu, giáo sư Giles Budge cho biết: “Thật không dễ dàng để tiến hành giãn cách xã hội đối với loài ong, nhưng điều đó cũng có thể khắc phục bằng cách giãn cách khoảng cách nuôi thả những bầy ong”.
Hàng nghìn con hổ ở Mỹ có nguy cơ nhiễm virus corona
Hàng nghìn con hổ được nuôi nhốt trên khắp nước Mỹ có thể sẽ trở thành những nạn nhân tiếp theo của virus corona, theo cảnh báo của các chuyên gia về thú y và các nhà bảo tồn.
Theo NBC, các chuyên gia về động vật cảnh báo rằng trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ, hàng nghìn con hổ đang bị nuôi nhốt ở nước này có thể sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của virus corona.
Có tổng cộng hơn 5.000 con hổ sống trong môi trường nuôi nhốt ở Mỹ, nhiều hơn số hổ còn lại trong tự nhiên. Chỉ có 6% trong số này là sống trong các sở thú đạt tiêu chuẩn của chính quyền liên bang.
Hầu hết số còn lại được nuôi dưỡng trong các cơ sở tư nhân - một ngành công nghiệp đầy lợi nhuận mới được mọi người chú ý tới đằng sau sự nổi tiếng của bộ phim tài liệu nhiều tập Tiger King đang làm mưa làm gió trên Netflix.
Nhưng thậm chí những con mèo lớn sống ở vườn thú cũng nguy hiểm. 4 con hổ và 3 con sư tử ở vườn thú Bronx tại thành phố New York được xác nhận nhiễm Covid-19 từ những nhân viên của sở thú.
Mặc dù virus corona chủng mới có vẻ chỉ khiến các con hổ ốm nhẹ, và chưa có bằng chứng virus có thể lây từ hổ sang người, các sở thú đã bắt đầu áp dụng quy định chặt chẽ hơn với nhân viên khi tiếp xúc các loài mèo lớn.
Những con hổ ở sở thú sẽ may mắn hơn vì ít nhất chúng được quan tâm. Đồng loại của chúng ở những cơ sở tư nhân thường phải sống trong điều kiện chật hẹp, và không được chăm sóc một cách tốt nhất.
Vườn thú Bronx ở New York, nơi phát hiện 4 con hổ và 3 con sư tử nhiễm virus corona. Ảnh: Getty.
Ông Saff Saffery, người từng làm việc với nhiều cơ sở nuôi nhốt hổ tư nhân trên khắp nước Mỹ, cho rằng hầu hết cơ sở kiểu này không thể bảo vệ những con vật của họ, và sự bùng phát rất có thể sẽ xảy ra.
"Trừ khi có một đội ngũ bác sĩ thú y được cấp phép để chăm sóc riêng cho những con vật này với các giao thức thích hợp, khó mà ngăn chặn được dịch bệnh bùng phát", ông Saffery cho biết.
Thêm vào đó, việc chăm sóc động vật mà không có thiết bị bảo hộ cũng đặt các nhân viên vào nguy hiểm, theo ông Saffery, người đã mất một cánh tay vì hổ.
Các nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng virus corona không nguy hiểm với chó, lợn và gà nhưng chồn và các loài mèo dễ bị nhiễm.
Kể từ khi các trường hợp hổ và sư tử đầu tiên nhiễm Covid-19, các sở thú trên khắp nước Mỹ đã áp dụng biện pháp an toàn mới để đảm bảo không có sự lây lan từ người sang động vật, mặc dù đang thiếu hụt nhiều nguồn lực vì bệnh dịch.
Ông Randy Junge, phó chủ tịch phụ trách thú y tại Sở thú và Thủy cung Columbus, bang Ohio, cho biết nhóm của ông đang làm việc để ngăn chặn sự bùng phát trong số 10.000 con vật ở đây.
Người mẹ Mỹ lây nhiễm Covid-19 cho 17 người con Năm tuần qua là khoảng thời gian khủng khiếp với chị Brittany Jencik khi gia đình 18 người phải chữa trị Covid-19. Chị Brittany Jencik hiện sống ở New York (Mỹ) với 18 người con, trong đó có một số con nuôi. Người mẹ này bị nhiễm virus nCoV mà không hề hay biết. Thời gian đó, chị đang ở nhà cùng 17...