Nhiều phụ nữ mắc kẹt với cảnh bị ngược đãi trong hôn nhân
‘ Tôi cũng có lỗi’ hay ‘ Chỉ lần này mới vậy’ rồi ‘Anh ấy sẽ thay đổi’, là những câu nói phổ biến tiến sĩ Geraldine Tan thường nghe từ các nạn nhân bị lạm dụng trong hôn nhân.
Sự lạm dụng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức từ lời nói, cảm xúc đến tâm lý, thể chất.
Theo Channel News Asia, sự lạm dụng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức từ lời nói, cảm xúc đến tâm lý, thể chất hay thậm chí gây áp lực thông qua tài chính.
“Phổ biến nhất là hành về tâm lý và thể chất. Ban đầu, nó sẽ được thể hiện bằng các hành vi gây hấn, dù điều đó hướng đến bạn hay người khác thì đây vẫn là một dấu hiệu đáng cảnh báo”, Shriveen Naidu, luật sư về gia đình và ly hôn tại Withers KhattarWong, cho biết.
Những nạn nhân tiến sĩ Geraldine Tan, giám đốc kiêm nhà tâm lý học tại The Therapy Room, từng tiếp xúc thường là những người có học thức, thông minh và tài giỏi trong công việc. Tuy nhiên, bà cho biết nghịch lý là họ hoàn toàn bất lực khi đối mặt với việc bị ngược đãi ở chính ngôi nhà của mình.
Nhiều nạn nhân bị ngược đãi trong hôn nhân chọn cách im lặng vì sợ bạn đời gặp rắc rối.
Muôn kiểu lạm dụng trong hôn nhân
Lim Fung Peen, luật sư gia đình tại Yuen Law LLC, nói: “Định nghĩa thuật ngữ ‘abuse’ (tạm dịch: lạm dụng) trong hôn nhân rất phức tạp và có tính chủ quan. Tôi biết nhiều phụ nữ đã chịu cảnh ngược đãi trong nhiều năm. Luôn có nhiều lý do khiến họ không thể thoát ra. Họ không muốn chồng mình gặp rắc rối”.
Luật sư Naidu cho hay có nhiều dấu hiệu cho thấy người phụ nữ đang bị lạm dụng.
Khi người chồng nói những lời thiếu tế nhị, không tôn trọng hoặc hạ thấp vợ mình, đó có thể là biểu hiện của sự lạm dụng bằng lời nói. Còn ngược đãi tâm lý thường được nhận thấy qua việc kiểm soát quá đà.
Video đang HOT
“Họ sẽ cố gắng hạn chế bạn gặp người thân, bạn bè và luôn đòi hỏi được biết vị trí, lịch trình cụ thể của bạn. Đôi khi việc lạm dụng tâm lý còn xuất hiện dưới hình thức nhắn tin liên tục. Điều này sẽ làm tinh thần người phụ nữ bị suy sụp. Thậm chí, có nhiều hình thức thao túng tâm lý rất tinh vi và khiến nạn nhân tin rằng tất cả là lỗi của họ và bản thân xứng đáng bị như vậy”, Tan bổ sung.
Hành vi thao túng tâm lý trong hôn nhân ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận diện hơn.
Theo Naidu, bất kỳ điều gì gây nên sự sợ hãi bao gồm cả việc đe dọa, chửi bới và đánh đều được coi là lạm dụng thể chất. Ngay cả khi người trực tiếp gánh chịu điều đó là con cái hay một thành viên khác trong gia đình, nó vẫn sẽ tạo ra một môi trường không lành mạnh khiến cho người vợ gặp ám ảnh và hoảng sợ.
Thêm vào đó, hành vi chiếm giữ tài sản và từ chối chu cấp cho vợ cũng như con cái của mình sẽ được coi là lạm dụng tài chính. Luật sư Lim ví dụ về trường hợp nhiều phụ nữ phải cố gắng bươn chải để nuôi con, trong khi không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ chồng.
“Hãy tìm sự giúp đỡ chứ đừng đau khổ trong im lặng”
“Điều đầu tiên bạn cần phải làm khi cảm thấy nguy hiểm đó là chia sẻ trực tiếp với người thân hoặc bạn bè. Hãy chia sẻ cho họ biết những gì bạn đã phải trải qua cả về lời nói hoặc thể chất”, Naidu đưa ra lời khuyên.
Cô cho rằng điều này sẽ giúp những người xung quanh biết được tình trạng khó khăn của nạn nhân và có thể giúp đỡ hoặc can thiệp kịp thời. Không chỉ vậy, trò chuyện với những người thân yêu cũng là một cách để giải tỏa tinh thần cũng như giúp xóa đi cảm giác tiêu cực.
Cô nói thêm: “Họ cũng có thể cùng bạn đối mặt với kẻ bạo hành và đóng vai trò như một nhân chứng. Nếu cảm thấy mình sự an toàn của mình bị đe dọa, hãy mang theo những đồ đạc quan trọng và cùng con rời khỏi nơi đó ngay lập tức. Phải dọn hết đồ đạc như thể bạn sẽ không bao giờ quay trở lại nữa”.
Cách tốt nhất để thoát ra khỏi cảnh bị lạm dụng là đứng lên tìm sự giúp đỡ.
Trong trường hợp nguy hiểm cận kề hoặc đã có những tổn thương về mặt thể chất, nạn nhân cần báo cảnh sát càng sớm càng tốt.
Lim cho biết: “Điều này nhằm đảm bảo họ sẽ được cung cấp sự chăm sóc y tế phù hợp. Đồng thời cũng có được một báo cáo y tế chính xác để làm bằng chứng hữu ích khi ra tòa”.
Naidu chia sẻ đối với nạn nhân bị lạm dụng về lời nói, họ nên nói chuyện với một cố vấn trước hoặc nhận tư vấn pháp lý với luật sư có chuyên môn, bởi họ sẽ có kinh nghiệm thực tế để đưa ra lời khuyên phù hợp.
“Hãy tìm sự giúp đỡ chứ đừng đau khổ trong im lặng. Nhiều nạn nhân thường chịu đựng những gánh nặng một mình. Hãy nói chuyện với người có thể giúp bạn thoải mái hơn”, cô tâm sự.
Thứ cần nhất trong hôn nhân không phải là tình yêu mà là 2 chữ này: Bạn biết sớm càng tránh đau thương
Thứ mà hôn nhân cần không phải là tình yêu và là sự cam kết. Đảm nhận trách nhiệm của hôn nhân, chịu áp lực của cuộc sống, chấp nhận những rủi ro chưa xác định được.
Chịu trách nhiệm về hôn nhân
Tình yêu như là một câu chuyện cổ tích và hôn nhân chính là cuộc sống. Tình yêu trong truyện cổ tích kết thúc lúc nào cũng là hoàng tử và công chúa sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng tình yêu trong thực tế bắt đầu một bước ngoặt lịch sử từ ngày họ bước vào cuộc hôn nhân.
Một cuộc hôn nhân dựa trên tình yêu thì lúc nào cũng hạnh phúc hơn một cuộc hôn nhân vì lợi ích. Nhưng sự trường tồn của hạnh phúc này phụ thuộc vào việc vợ và chồng có thể chia sẻ trách nhiệm trong hôn nhân hay không.
Nhưng trách nhiệm của hôn nhân là gì? Đó chính là người đàn ông và phụ nữ cùng nhau nuôi dạy con cái, cùng nhau phụng dưỡng người già.
Hiện nay có nhiều người đàn ông trong cuộc sống hiện tại vẫn còn giữ quan điểm rằng việc nhà họ sẽ không làm. Họ nghĩ rằng mọi việc vặt vãnh như việc nhà, chăm sóc con cái là việc của phụ nữ; dù có nhàn rỗi họ cũng không sẵn lòng giúp đỡ. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, phụ nữ không thể chịu đựng được nữa và cuộc hôn nhân rất có thể đi đến hồi kết.
Đón nhận những căng thẳng của cuộc sống
(ảnh minh họa)
Khi còn độc thân thì nhiều người không cảm nhận quá sâu về những áp lực ở trong cuộc sống này. Nhưng với đàn bà khi đã kết hôn, sinh con, và cha mẹ bạn ngày càng già đi, mọi thứ đã khác.
Nhiều người than thở rằng khi ở tuổi trung niên, họ chịu áp lực nhiều, chỉ có thể cắn răng mà hịu đựng. Trong hầu hết các gia đình, đàn ông là người căng thẳng nhất. Suy cho cùng, đàn ông là trụ cột và phải làm chỗ dựa cho vợ con.
Người đàn ông càng có tinh thần trách nhiệm cao thì càng có nhiều áp lực tinh thần lớn. Nếu vợ là một người phụ nữ hiểu chuyện, biết cách xoa dịu trái tim đàn ông thì đó là điều may mắn nhất cho người đàn ông trong cuộc đời. Nếu người vợ là người thực tế và trọng vật chất, luôn than vãn cuộc sống và mắng mỏ đàn ông thì đó sẽ là nỗi đau của đời đàn ông.
Một cuộc hôn nhân hòa thuận, bền vững lâu dài thì cả hai vợ chồng phải biết chia sẻ những áp lực trong cuộc sống này.Cái gọi là áp lực cuộc sống không chỉ giới hạn ở áp lực kinh tế, có rất nhiều, rất nhiều khía cạnh.
(ảnh minh họa)
Chấp nhận rủi ro không xác định
Cuộc sống này đầy rẫy những ẩn số và biến số, không ai có thể lường trước được. Có câu: "Vợ chồng là chim rừng, gặp tai họa thì bay riêng". Điều này nói lên bản chất con người, khó phân xử đúng sai. Nhưng nếu một người dám chấp nhận những rủi ro không xác định; anh ta sẽ không bỏ đi một cách nhẹ nhàng khi đối phương bất lực nhất.
Thứ mà hôn nhân cần không phải là tình yêu và là sự cam kết. Đảm nhận trách nhiệm của hôn nhân, chịu áp lực của cuộc sống, chấp nhận những rủi ro chưa xác định được.
Tình yêu là mơ mộng và giản dị, hôn nhân là thế tục và thiêng liêng
Tình yêu đích thực sẽ dần thăng hoa sau khi bước vào hôn nhân. Tuy chẳng còn mặn nồng như trước nhưng cũng sẽ khiến hai người nhanh chóng trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn. Vì thứ mà hôn nhân thực sự cần không phải là tình yêu vương vấn, mà là sự cam kết và niềm tin dám đón nhận mọi thứ!
Bồ trẻ của chồng liên tục thách thức tôi ly hôn còn hứa thưởng lớn Ả bồ của chồng liên tục nhắn tin nịnh nọt, thách thức tôi ly hôn chồng. Hôn nhân bình yên của tôi sau 6 năm giờ đây đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, ngày tôi phát hiện ra chồng có bồ, đau đớn vô cùng chưa kịp trách móc chồng đã nhận ngay thêm cú sốc nữa. Ả bồ trẻ của chồng...