Nhiễu phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh: Ai ép giá, ai hưởng lợi?
Với quy mô thị trường còn nhỏ, việc lấy giá chốt hợp đồng phái sinh là giá ATC dường như là lý do khiến chỉ số giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam bị “làm giá” để hưởng lợi ở thị trường phái sinh.
Tự doanh công ty chứng khoán đồng loạt bán ròng trong phiên đáo hạn
Ngày 21/11/2019, ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh VN30F1911, thị trường biến động vào phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) khi lệnh bán các cổ phiếu trong rổ chỉ số VN30 được chất cao khiến nhiều cổ phiếu giảm giá mạnh.
Kết phiên, chỉ số VN30 đã giảm tới 18,77 điểm, tức giảm 2,05% so với phiên trước đó. Theo dữ liệu của FiinGroup, lực bán mạnh đến từ khối tự doanh của công ty chứng khoán, chứ không phải nhà đầu tư nước ngoài.
Tự doanh công ty chứng khoán mua vào 109,5 tỷ đồng và bán ra 916,5 tỷ đồng, tức bán ròng hơn 800 tỷ đồng, chủ yếu là cổ phiếu thuộc VN30 như MWG (74,459 tỷ đồng), TCB (71,313 tỷ đồng), VNM (69,399 tỷ đồng), VIC (63,593 tỷ đồng), HPG (54,082 tỷ đồng)…
Nhà đầu tư lớn đã kiếm tiền như thế nào khi tác động vào chỉ số VN30 vào ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh?
Nếu phái sinh và VN30 chênh lệch dương gần ngày đáo hạn thì nhà đầu tư lớn sẽ liên tục mở các vị thế mới (OI) để tích lũy thêm số lượng vị thế Bán (Short) trong giai đoạn trước ngày đáo hạn phái sinh.
(Chênh lệch chỉ số phái sinh và chỉ số cơ sở được tính bằng chỉ số phái sinh trừ chỉ số VN30. Nếu lớn hơn 0 là dương và nhỏ hơn 0 là âm).
Sau đó, vào ngày đáo hạn, bán mạnh cổ phiếu cơ sở trong tài khoản tự doanh trong phiên ATC để chỉ số VN30 giảm thấp. Nhà đầu tư lớn sẽ hưởng lợi trên thị trường phái sinh do đã bán xuống trước đó.
Tương tự, khi phái sinh và VN30 chênh lệch âm lớn, nhà đầu tư lớn sẽ mua (long) trước hợp đồng phái sinh.
Tới ngày đáo hạn, để thu hẹp biên chêch lệch giữa phái sinh và cơ sở về 0, thường sẽ kéo phái sinh lên hoặc bán cơ sở để thu hẹp khoảng cách này.
Xu hướng bán cổ phiếu thuộc VN30 dễ ảnh hưởng chỉ số nhiều hơn là mua vào do điều kiện thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay thiếu dòng tiền mới là điều kiện tốt để chi phối bằng bán cổ phiếu hàng loạt như những gì diễn ra ngày 21/11.
Cụ thể, thời gian trước ngày đáo hạn 21/11/2019, chênh lệch phái sinh và cơ sở duy trì từ ngày 14/11/2019 là 3,79 điểm, tới 20/11 trước ngày đáo hạn là 4 điểm đã tạo cơ hội kiếm lợi ngắn hạn do chênh lệch giá. Đồng thời, lực cầu yếu trên thị trường là cơ hội để tự doanh công ty chứng khoán bán mạnh VN30 hơn 800 tỷ đồng hưởng chênh lệch.
Chỉ số nhiễu vào ngày đáo hạn, ai hưởng lợi?
Video đang HOT
Trước mỗi kỳ đáo hạn hợp đồng phái sinh, các môi giới đều cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng quan tâm đến các giao dịch nhằm tác động đến chỉ số VN30, sẽ ảnh hưởng đến cả thị trường.
Nhìn lại lịch sử các lần đáo hạn phái sinh kể từ đầu năm 2019, có 7 trong 11 lần chỉ số VN30 biến động mạnh trên 1% (xem bảng) và có tới 8 phiên trong 11 phiên các cổ phiếu trong rổ chỉ số VN30 bị bán mạnh trong ngày đáo hạn.
Chính vì sự biến động bất thường trong ngày đáo hạn phái sinh đã làm nhiễu lên thị trường cơ sở, đặc biệt ảnh hưởng tới nhà đầu tư cầm cổ phiếu thuộc VN30.
Diễn biến chỉ số vn30 trong phiên giao dịch 21/11/2019.
Thống kê diễn biến chỉ số VN30 vào những ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh (xem bảng) cho thấy, khi chênh lệch giữa phái sinh và chỉ số cơ sở (VN30) càng lớn sẽ tạo nên những phiên biến động mạnh trong phiên đáo hạn như các phiên giao dịch 21/11/2019, 15/8/2019, 20/6/2019, 17/1/2019…
Thông thường, khi độ chênh lệch thu hẹp trong khoảng 1 điểm thì trong phiên đáo hạn phái sinh, chỉ số VN30 sẽ biến động nhẹ và không có cú sốc nào lớn với thị trường cơ sở.
Trong các phiên đáo hạn phái sinh trước đây, nhà đầu tư nhìn thấy rõ giá cổ phiếu SAB biến động tác động đến chỉ số VN30 nhiều nhất cùng với một vài cổ phiếu khác trong rổ VN30.
Từ đầu năm tới nay, có 11 lần đáo hạn phái sinh thì có 5 lần giá cổ phiếu SAB nhiễu động trong phiên đáo hạn, nhưng sau đó giá lại quay lại mặt bằng trước đó.
Như phiên ngày 17/10, SAB giảm 3 điểm so với giá tham chiếu, tương đương giảm 1,17%; phiên 22/10, tăng lại 6,9 điểm; phiên đáo hạn 15/8 tăng 8 điểm; phiên 16/8 giảm 9 điểm; phiên 18/7 giảm 2 điểm; sau đó, 25/7 tăng 5,5 điểm; phiên 20/6, giảm 0,5 điểm, phiên 21/6 tăng 3 điểm; phiên 16/6 giảm 8 điểm, hai phiên sau đó tăng 12 và 6 điểm; phiên 18/4 giảm 15,8 điểm, hai phiên sau tăng 9,5 và 2,5 điểm; phiên 21/3 giảm 0,1 điểm, phiên sau tăng 1,6 điểm; phiên 21/2 tăng 4 điểm, phiên sau giảm 1 điểm.
Có thể nói, sau giai đoạn nhìn thấy cơ hội kiếm lời ngắn hạn khi tác động vào chỉ số VN30, cộng với chênh lệch trước thời gian đáo hạn 21/11 lên tới 4 điểm đã tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư lớn tác động chỉ số bằng bán nhiều cổ phiếu trong VN30.
Phải chăng phiên 21/11/2019 là thời điểm thị trường hội đủ các điều kiện cho nhà đầu tư lớn kiếm lời như đã phân tích ở trên, nên đã xảy ra hiện tượng bán ròng 800 tỷ đồng, gây bất ngờ cho nhà đầu tư cá nhân?
Xử lý nhiễu từ phái sinh
Quan sát các thị trường như Thái Lan và Hồng Kông, nếu như vốn hóa thị trường chứng khoán Thái Lan tính tới cuối năm 2018 là 580,7 tỷ USD, thì cơ chế xác định giá đóng cửa cho phái sinh là trung bình khớp lệnh của 15 phút cuối của thị trường cơ sở, loại trừ ba giá cao nhất và ba giá thấp nhất.
Trong khi đó, trên thị trường cơ sở sẽ xác định giá đóng cửa ATC ngẫu nhiên trong thời gian từ 16h35 tới 16h40, điều này hạn chế nhà đầu tư lớn canh giây phút cuối cùng để vào lệnh, ảnh hưởng giá, tác động tới chỉ số.
Còn thị trường chứng khoán Hồng Kồng có vốn hóa là 5.780 tỷ USD vào cuối năm 2018, thực hiện lấy giá đóng cửa phái sinh là giá trung bình 5 phút giao dịch cuối cùng.
Quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ 160,1 tỷ USD tính tới thời điểm hiện tại, nhưng lấy giá đóng cửa phái sinh là giá ATC, không có loại trừ các diễn biến bất thường.
Về mặc logic, khi quy mô thị trường càng nhỏ, càng cần có giải pháp loại bỏ các giao dịch bất thường ngắn hạn, tăng thời gian lấy giá xác định giá trung bình phiên đáo hạn phái sinh thì sẽ giảm bớt biến động lớn của chỉ số ảnh hưởng nhiễu tới thị trường cơ sở, từ đó, giúp thị trường chứng khoản cơ sở ổn định bớt nhiễu động hơn trong thời gian đáo hạn phái sinh.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên sáng 25/11: Dè dặt bắt đáy
Sau tuần lao dốc mạnh trước đó, thị trường tiếp tục bị đẩy sâu khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên, khi VN-Index về vùng 970 điểm, lực cầu bắt đáy ở một số mã bluechip đã được kích hoạt, dù còn dè dặt, những cũng đủ giúp VN-Index trở lại sắc xanh khi chốt phiên sáng.
Mặc dù không có thông tin tiêu cực nào từ vĩ mô hay tác động xấu của quốc tế nhưng thị trường trong nước đã chứng kiến phiên lao dốc mạnh trong ngày 21/11 - ngày hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 11 đáo hạn.
Trạng thái đỏ lửa cùng phần lớn bluechip đều giảm sâu tiếp tục kéo sang phiên cuối tuần 22/11, đã lấy đi thêm hơn 10 điểm nữa dù thị trường chứng khoán chủ chốt khác trong cùng khu vực đang giao dịch khởi sắc. Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index đã để mất tới 3,22% và lùi về dưới mốc 980 điểm, đây cũng là tuần giảm sâu nhất kể từ đầu năm 2019.
Bên cạnh đó, khối tự doanh chứng khoán cũng đã bán mạnh, gia tăng sức ép khiến thị trường cắm đầu đi xuống. Theo dữ liệu của FiinGroup, trong phiên 21/11, khối tự doanh đẩy mạnh bán ròng cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Tổng công, khối này bán ròng hơn 800 tỷ đồng. áng chú ý, khối này tập trung bán ròng các mã thuộc VN30.
Theo nhận định của BVSC, xung lực giảm điểm vẫn đang còn khá mạnh nên kể cả trong kịch bản hồi phục trở lại từ vùng hỗ trợ trên thì chúng tôi cũng lưu ý rằng, chỉ số sẽ còn phải đối mặt với áp lực từ các vùng điểm vừa bị xuyên thủng trước đó.
Mặc dù vẫn kỳ vọng vào khả năng sớm hồi phục của thị trường nhưng chúng tôi vẫn phải để ngỏ khả năng chỉ số có thể giảm về vùng hỗ trợ mạnh trung hạn 949-955 điểm trong kịch bản tiêu cực.
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần 25/11, nhóm cổ phiếu bluechip dần hồi phục đã giúp thị trường le lói sắc xanh. Tuy nhiên, áp lực bán thường trực đã đẩy VN-Index về dưới mốc tham chiếu, thậm chí đe đọa mốc 970 điểm, nhưng chỉ số này cũng đã nhanh chóng bật ngược đi lên.
Sau hơn 1 giờ biến động mạnh gần 9 điểm, thị trường đã trở lại trạng thái lình xình quanh mốc tham chiếu trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm khá mạnh. Diễn biến phân hóa diễn ra trên toàn thị trường.
Trong nhóm VN30, cổ phiếu VNM, cùng với SAB, MSN, GAS, TCB... đã hồi phục thành công với mức tăng nhẹ trên dưới 1%, trong khi bộ ba nhà Vin vẫn giao dịch trong sắc đỏ.
Thị trường lình xình đi ngang trong biên độ hẹp trong hơn nửa cuối phiên giao dịch và may mắn xanh nhẹ nhờ sự khởi sắc của một số bluechip.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 129 mã tăng và 160 mã giảm, VN-Index tăng 0,15 điểm ( 0,02%), lên 977,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 84,52 triệu đơn vị, giá trị 1.628,55 tỷ đồng, giảm 18,26% về khối lượng và 23,8% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (22/11). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,19 triệu đơn vị, giá trị 413,29 tỷ đồng.
Một số mã bluechip hỗ trợ cho sự hồi phục của thị trường như VNM 1,2% lên 122.900 đồng/CP, SAB 1,3% lên 238.000 đồng/CP, MSN 1,4% lên 71.500 đồng/CP, BVH 1,7% lên 72.100 đồng/CP, hay TCB, GAS, CTG nhích nhẹ.
Trái lại, VCB -0,8% xuống 84.800 đồng/CP, VRE -2% xuống 34.100 đồng/CP, BID -0,5% xuống 40.000 đồng/CP, VHM và VIC giảm nhẹ, ROS -1,4% xuống 24.600 đồng/CP cùng thanh khoản sụt giảm mạnh với 7,6 triệu đơn vị được khớp lệnh nhưng vẫn là mã giao dịch sôi động nhất.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, nhiều mã cũng đã đảo chiều khởi sắc như HQC, HAI, DLG, SCR, AMD, KBC... Trong khi FLC quay đầu điều chỉnh nhẹ -0,9% xuống 4.550 đồng/CP và khớp 4,12 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, TSC có phiên giảm sàn thứ 7 liên tiếp và tạm chốt phiên sáng nay tại mức giá 2.640 đồng/CP với khối lượng dư bán sàn gần 2,2 triệu đơn vị.
Cổ phiếu TTB sau 2 phiên thoát đà giảm sâu cũng đã trở lại nằm sàn xuống mức giá 9.770 đồng/CP và dư bán sàn gần 110.000 đơn vị. Mới đây, Tập đoàn Tiến Bộ đã thông qua kế hoạch dự kiến chia cổ tức 10% trong năm 2019, thông tin tích cực này có thể sẽ giúp cổ phiếu TTB sớm ngắt được đà giảm.
Trên sàn HNX, đà tăng duy trì trong suốt cả phiên sáng.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 38 mã tăng và 39 mã giảm, HNX-Index tăng 0,57 điểm ( 0,56%), lên 103,66 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,16 triệu đơn vị, giá trị 119,43 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,61 triệu đơn vị, giá trị 47,4 tỷ đồng, trong đó riêng NET thỏa thuận 1,32 triệu đơn vị, giá trị 42,36 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30 có ACB 1,3% lên 23.500 đồng/CP, MBS 3,4% lên 15.200 đồng/CP, L14 1,7% lên 58.600 đồng/CP, TNG 4,9% lên 15.000 đồng/CP, CEO, VCS, PVI đều tăng nhẹ.
Bên cạnh đó, SHB, PVS, CEO, BVS đứng giá tham chiếu, còn VCG -1,1% xuống 27.000 đồng/CP, PVB -2,1% xuống 18.800 đồng/CP, SHS -1,2% xuống 7.900 đồng/CP...
Thanh khoản trên sàn HNX khá hạn chế với chỉ 2 mã có khối lượng khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị là TIG và SHB. Trong khi SHB đứng giá tham chiếu thì TIG tăng hết biên độ lên 6.200 đồng/CP và dư mua trần 86.600 đơn vị.
Trên UPCoM, diễn biến giằng co trong biên độ hẹp xuyên suốt trong cả phiên sáng.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,16%), xuống 56,48 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,34 triệu đơn vị, giá trị 63,83 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,94 triệu đơn vị, giá trị 31,4 tỷ đồng.
Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất giao dịch thiếu tích cực với BSR, PLX và OIL cùng đứng giá tham chiếu, với khối lượng giao dịch lần lượt đạt 370.100 đơn vị, 204.100 đơn vị và 194.900 đơn vị;
Tiếp đó, VIB -0,6% xuống 17.200 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt 181.300 đơn vị và VGI -3,1% xuống 28.100 đồng/CP với 161.100 đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Nhiều mã trụ cột giảm sâu, VN-Index mất hơn 10 điểm Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 22-11, thị trường cuối phiên nhận lực đỡ từ hai cổ phiếu VHM và VRE; dù vậy, các cổ phiếu trụ cột khác, gồm: VCB, VCS, TCB, SAB, ACB, BID... đều giảm rất sâu, tiếp tục duy trì đà giảm mạnh của thị trường chung. Chốt phiên, VN-Index giảm 10,11 điểm, xuống 977,79 điểm; HNX-Index giảm 1,65...