Nhiều nước phản đối can thiệp quân sự vào Syria
Trung Quốc và các nước Arab cùng hối thúc các bên đối địch ở Syria thực thi đầy đủ kế hoạch hòa bình ngừng bắn của Đặc phái viên Kofi Annan.
Trước những diễn biến ngày càng xấu đi của cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria, nhiều nước lên tiếng phản đối hành động can thiệp quân sự, cho rằng điều này sẽ dẫn đến thảm kịch không chỉ đối với Syria mà toàn bộ khu vực Trung Đông. Trong khi đó, Trung Quốc và các nước Arab thúc giục các bên tại Syria nghiêm túc thực thi kế hoạch hòa bình do Đặc phái viên Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab đưa ra nhằm tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Khủng hoảng tại Syria đang ngày càng tồi tệ (Ảnh: Internet)
Phát biểu tại Diễn đàn Liên minh các nền văn hóa của Liên Hợp Quốc, khai mạc ngày 31/5 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ban Ki-moon cảnh báo, nếu tình hình bạo lực tại Syria tiếp diễn, quốc gia này sẽ rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện.
Đặc phái viên Kofi Annan bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về tình bạo lực lên đến đỉnh điểm tại Syria sau khi xảy ra vụ thảm sát dân thường trong tuần qua. Điều này có thể đẩy Syria vào một cuộc nội chiến thảm khốc mà đất nước này khó có thể phục hồi được.
Tổng thư ký Ban Ki-moon thúc giục các bên ngay lập tức chấm dứt bạo lực nhằm tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Ông nhấn mạnh, việc Liên Hợp Quốc triển khai phái đoàn quan sát viên tại Syria không phải là chỉ để chứng kiến tình trạng bạo lực tại nước này, mà là thúc đẩy thực thi kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên Annan.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố, Mỹ sẽ không có bất cứ hành động can thiệp quân sự nào tại Syria trừ khi nhận được sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, Mỹ vẫn sẽ “bảo lưu mọi phương án hành động trong tương lai” và chỉ trích tình hình tại Syria thời gian gần đây là “không thể chịu đựng nổi”.
Phát biểu trên được đưa ra một ngày sau khi Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice ám chỉ việc Mỹ và các đồng minh sẽ cân nhắc hành động đơn phương nếu Nga và Trung Quốc tiếp tục phản đối những biện pháp cứng rắn nhằm vào Syria.
Video đang HOT
Phát biểu trong chuyến thăm Đan Mạch ngày 31/5, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh, Mỹ tiếp tục ủng hộ kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên Kofi đề xuất, đồng thời bác bỏ phương án can thiệp quân sự tại Syria. Tuy nhiên, bà Clinton nhấn mạnh, cần thành lập một liên minh quốc tế để giúp người dân Syria và Mỹ cũng sẽ tìm kiếm sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế.
Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục kêu gọi Nga đứng về phía phương Tây nhằm tiếp tục gây sức ép lên chính quyền Syria chấm dứt tình trạng bạo lực tiếp diễn cũng như ngăn chặn một cuộc nội chiến có thể bùng nổ.
Cũng trong ngày 31/5, Trung Quốc và các nước Arab đã cùng hối thúc các bên đối địch ở Syria thực thi đầy đủ kế hoạch hòa bình ngừng bắn của Đặc phái viên Kofi Annan. Tuyên bố chung bế mạc Diễn đàn Trung Quốc – Arab tại thành phố miền Đông Hammamet của Tunisia cũng nhấn mạnh, cần tránh sự can thiệp nước ngoài cũng như kịch bản vô chính phủ và nội chiến ở Syria.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Diễn đàn, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng: Để tìm ra một giải pháp chính trị và tránh leo thang xung đột tại Syria, cộng đồng quốc tế cần nỗ lực và thúc giục các bên ngay lập tức thực thi các quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên Annan và cơ chế giám sát ngừng bắn. Mục tiêu là ngừng bắn, chấm dứt bạo lực, bảo vệ dân thường, thúc đẩy tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện nay”.
Trong khi đó, theo một số nguồn tin ngoại giao phương Tây, lực lượng quân sự quốc tế có thể “can thiệp” vào Syria để “phòng ngừa nguy cơ các kho vũ khí hóa học của nước này rơi vào tay khủng bố”. Bởi lẽ, Phương Tây vẫn cho rằng, Syria đang sở hữu hàng trăm tấn vũ khí hóa học nguy hiểm… Những yếu tố này cho thấy rất có thể phương Tây sẽ can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad./.
Theo VOV
Tổng thống Syria đối mặt với áp lực phải từ chức
Sau vụ thảm sát kinh hoàng tại Houla, nhiều nước phương Tây cho rằng, Tổng thống Bashar al-Assad nên từ bỏ quyền lực.
Sau vụ thảm sát làm ít nhất 116 người thiệt mạng và khoảng 300 người bị thương vừa xảy ra tại thị trấn Houla ở miền Trung Syria, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang phải đối mặt với áp lực mới của cộng đồng quốc tế về thời hạn để chấm dứt đổ máu tại đất nước này.
Trong khi đang ở thăm Damascus, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc (LHQ) và Liên đoàn Arab, ông Kofi Annan kêu gọi Chính phủ Syria có những bước đi táo bạo để khẳng định mong muốn nghiêm túc nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại nước này một cách hòa bình.
Những người thiệt mạng trong vụ thảm sát kinh hoàng tại Houla, Syria (Ảnh: Reuters)
Ngày 28/5 - một ngày sau khi lực lượng đối lập cho biết, có ít nhất 41 người chết trong vụ nã pháo ở thành phố Hama, quan điểm của Nga và Trung Quốc cho thấy, ít có khả năng áp dụng quan điểm của Mỹ và phương Tây yêu cầu Tổng thống Assad phải từ bỏ quyền lực. Cả hai nước cho rằng, Chính phủ Syria và phe đối lập nên cùng nhau thỏa thuận để đảm bảo một giải pháp hòa bình.Trung Quốc vừa lên tiếng bày tỏ sự sửng sốt trước số lượng dân thường thương vong, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em chết trong vụ thảm sát kinh hoàng tại thị trấn Houla.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bày tỏ quan điểm ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn, giải pháp hòa bình do Đặc phái viên Kofi Annan đưa ra. Thỏa thuận này kêu gọi các bên sử dụng vũ khí hạng nặng rút hết quân ra khỏi các thành phố, thị trấn, chấm dứt cuộc chiến bằng cách đối thoại.
Tuy nhiên, ông Ôn Gia Bảo cho rằng, cuộc tấn công ở Hama cũng là một cảnh báo đối với kế hoạch của LHQ đưa 300 quan sát viên đến Syria nhằm ngăn chặn bạo lực tại đất nước này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: "Chúng tôi đang đối mặt với tình huống mà trong đó quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad hoặc phe đối lập ở Syria có thể gây ra vụ thảm sát đối với những người dân vô tội".
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Anh David Cameron cũng vừa có cuộc trao đổi qua điện thoại về tình hình tại Syria.
Lãnh đạo hai nước đều ủng hộ kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên Kofi Annan. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, sẽ kêu gọi một cuộc họp "Những người bạn của Syria" bao gồm các nước phương Tây và Arab được tổ chức tại thủ đô Paris. Cuộc họp này nhằm kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ bỏ quyền lực.
Về phía Mỹ, Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân của nước này khẳng định trên kênh truyền hình CNN rằng: "Washington đã nói là Tổng thống Bashar al-Assad nên từ bỏ quyền lực".
Ông Martin Dempsey cho rằng, để ông Assad từ bỏ quyền lực, các giải pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế nên được áp dụng trước tiên.
Tuy nhiên, tại lễ tưởng niệm các binh sĩ đã chết trong cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan được tổ chức ngày 28/5, Tổng thống Barack Obama đã nói về "ánh sáng cho một ngày mới" với việc Mỹ sẽ rút quân khỏi hai nước này trong thời gian tới.
Tổng thống Obama đã hứa rằng, nếu tái cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới, ông sẽ không đưa quân đội ra nước ngoài, trừ khi thực sự cần thiết.
Khi nhiều nước có những quan điểm trái chiều trong việc giải quyết bạo lực tại Syria thì trong một bức thư gửi đến Hội đồng Bảo an LHQ, Bộ Ngoại giao Syria đã thẳng thừng phủ nhận vai trò của quân đội trong vụ thảm sát kinh hoàng tại Houla. Chính phủ Syria cho rằng, lực lượng chiến binh Hồi giáo đã cầm đầu trong vụ thảm sát này./.
Theo VOV
Syria phủ nhận liên quan đến vụ thảm sát tại Houla Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria Jihad Makdissi ngày 27/5 khẳng định, quân đội Chính phủ không đứng sau vụ thảm sát nhằm vào một số ngôi làng ở nước này làm hơn 90 người thiệt mạng. Phát biểu tại cuộc họp báo tại thủ đô Damacus, ông Makdissi đã phủ nhận trách nhiệm về vụ thảm sát, đồng thời nói rằng,...