Nhiều nước Đông Nam Á hướng tới mở cửa kinh tế giữa Covid-19
Nhiều nước Đông Nam Á xem xét nới lỏng hạn chế, trong bối cảnh nền kinh tế hứng chịu thiệt hại nặng vì lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.
Hàng loạt quốc gia khu vực đang thúc đẩy kế hoạch tái mở cửa, tìm cách cân bằng giữa kiểm soát lây lan virus với duy trì hoạt động kinh tế, bảo đảm nguồn lao động và dòng tiền luân chuyển. Họ đang dần nhận ra nền kinh tế không còn đủ sức chịu đựng những lệnh phong tỏa chặt chẽ, vốn được áp đặt để ngăn đại dịch bùng phát.
Tỷ lệ tiêm chủng thấp tại Đông Nam Á khiến đây là một trong những khu vực dễ tổn thương nhất trước biến chủng Delta, trái ngược với Mỹ và châu Âu, những nơi đang dần mở cửa. Tuy nhiên, tình hình tài chính ngày càng khó khăn khiến các lệnh phong tỏa ngày càng khó thực thi.
Người dân trên đường phố khu mua sắm Orchard Road ở Singapore hôm 7/9. Ảnh: AFP .
“Đó là sự cân bằng khó khăn giữa mạng sống và sinh kế”, nhà kinh tế học Krystal Tan tại công ty Australia & New Zealand Banking Group nhận xét, thêm rằng Singapore cũng đang chật vật đối phó với đợt bùng phát ca nhiễm nCoV dù có tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 hàng đầu thế giới.
Các nhà máy bị đóng cửa ở Đông Nam Á đã gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Hãng ôtô Toyoto phải cắt giảm sản lượng, trong khi hãng bán lẻ đồ may mặc Abercrombie & Fitch Co. cảnh báo tình hình đang “vượt tầm kiểm soát”.
Tỷ lệ tử vong hàng ngày ở một số nước trong khu vực đã vượt mức trung bình thế giới, nhưng giới chức nhiều quốc gia ngày càng lo lắng về hậu quả kinh tế nếu các biện pháp hạn chế kéo dài quá lâu. Malaysia đã cắt giảm một nửa dự báo tăng trưởng kinh tế xuống 3-4% trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày liên tục lập kỷ lục, trong khi hy vọng hồi sinh ngành du lịch của Thái Lan đã gần như biến mất.
Wellian Wiranto, nhà kinh tế thuộc tập đoàn Oversea-Chinese Banking Corp, cho rằng các nước Đông Nam Á đang dần hao mòn bởi thiệt hại kinh tế từ những lệnh phong tỏa liên tiếp, cũng như sự mệt mỏi của người dân khi tình hình chưa được cải thiện. ” Hy vọng mở cửa biên giới để thúc đẩy thương mại và du lịch vẫn còn là giấc mơ xa vời “, ông nói.
Sự kiên nhẫn của người dân cũng đang suy giảm, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước phải ứng phó với Covid-19 lâu hơn phần còn lại của thế giới. Ở Singapore và Philippines, các doanh nghiệp liên tục lên tiếng về khó khăn trong kế hoạch dài hạn do thiếu sự rõ ràng trong các chính sách của chính phủ.
Video đang HOT
Người dân tiêm vaccine Covid-19 tại điểm tiêm chủng trong một xe buýt tại Bangkok, Thái Lan, hôm 8/9. Ảnh: AFP .
Kết quả là hàng loạt nước đang hướng tới coi Covid-19 là bệnh đặc hiệu thay vì là đại dịch, trong đó Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Singapore đều đang theo đuổi chiến lược “sống chung với virus”.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, tập trung vào chiến lược dài hạn. Giới chức đang tìm cách củng cố những điều luật như bắt buộc đeo khẩu trang trong những năm tới, thay vì áp dụng các đợt hạn chế đi lại có thời hạn. Họ cũng triển khai quy định riêng cho các khu vực cụ thể như trường học và văn phòng, nhằm chuẩn bị những điều luật cố định trong trạng thái bình thường mới.
Thông báo số ca nhiễm mới hàng ngày giờ đây ít quan trọng hơn mức độ nghiêm trọng của chúng. Điều này có thể áp dụng tại Singapore và Malaysia, hai quốc gia có tỷ lệ tiêm đầy đủ vaccine cao nhất khu vực với mức lần lượt là 80% và 50%.
Thay vì các lệnh phong tỏa toàn quốc hoặc khu vực rộng, Philippines đang tìm cách áp dụng hạn chế đi lại ở những khu vực nhất định , tới cấp độ đường phố hoặc từng ngôi nhà.
Nhân viên y tế chuẩn bị thuốc cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện ở thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/8. Ảnh: Reuters .
Chỉ những người có thẻ xanh vaccine mới được đến trung tâm thương mại và địa điểm tôn giáo ở Jakarta, hoặc đến rạp chiếu phim ở Malaysia. Nhà hàng ở Singapore cũng được yêu cầu kiểm tra tình trạng tiêm chủng của thực khách. Tại thủ đô Manila của Philippines, giới chức đang xem xét thành lập những khu vực “bong bóng vaccine” cho công sở và hệ thống giao thông công cộng.
Chiến lược này có thể giảm thiệt hại tổng thể cho nền kinh tế, nhưng một số chuyên gia vẫn cảnh báo tình trạng phân bố vaccine không đồng đều, tập trung cho những vùng thiết yếu về kinh tế, có thể dẫn tới bất lợi cho những cư dân có thu nhập thấp.
Trung Quốc ưu tiên vaccine Covid-19 cho Đông Nam Á Tiêu chí để các nước sống chung với Covid-19 Sáng kiến luồng vaccine tạo tiền đề mở cửa cho Singapore
WHO chỉ trích các nước tiêm mũi vaccine tăng cường
WHO lên án những nước giàu vội vàng tiêm mũi tăng cường vaccine Covid-19, trong khi nhiều nước đang thiếu vaccine.
"Chúng ta đang định phát thêm áo phao cho người đã có áo phao, trong khi để mặc những người khác chết đuối mà không có chiếc áo phao nào", giám đốc khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan hôm 18/8 bày tỏ.
WHO lên án những quốc gia giàu có đang vội vàng tiêm thêm mũi tăng cường trong khi hàng triệu người trên thế giới mới được tiêm một mũi. Trước khi Mỹ thông báo những người tiêm phòng sớm đủ điều kiện sẽ được phép tiêm liều tăng cường, các chuyên gia WHO khẳng định không đủ bằng chứng khoa học cho thấy cần tiêm liều tăng cường.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một thiếu niên ở bệnh viện Narathiwat, tỉnh Narathiwat, Thái Lan, ngày 18/8. Ảnh: AFP .
Thế giới đã ghi nhận 209.854. 498 ca nhiễm nCoV và 4.401.620 ca tử vong, tăng lần lượt 508.421 và 8.111 ca so với một ngày trước, trong khi 188.070.630 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 37.938.618 ca nhiễm và 640.421 ca tử vong do nCoV, tăng 42.036 ca nhiễm và 331 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Một quan chức Nhà Trắng hôm 18/8 cho biết Mỹ đang chuyển 1,2 triệu liều vaccine Pfizer tới Bờ Biển Ngà, nơi đang đối phó với sự gia tăng đột biến trên toàn lục địa số ca Covid-19. Lô hàng được quản lý qua Covax, chương trình phân phối vaccine do WHO và Liên minh vaccine Gavi hỗ trợ.
Tuy Bờ Biển Nga ghi nhận chưa đầy 400 ca tử vong do Covid-19, nhưng theo WHO, quốc gia Tây Phi này đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ ba trên toàn lục địa. Chưa tới 2% dân số châu Phi được tiêm chủng đủ hai mũi, một số nước phải hủy liều không được sử dụng do thiếu cơ sở hạ tầng y tế.
Pháp , vùng dịch thứ năm thế giới, ghi nhận 6.533.383 ca nhiễm và 112.976 ca tử vong, tăng lần lượt 28.405 và 112 ca so với một ngày trước. Những người từ chối tiêm vaccine ở Pháp đang trả hàng trăm euro mua thẻ y tế giả trên chợ đen trực tuyến, dịch vụ nở rộ từ khi chính phủ yêu cầu người dân xuất trình thẻ khi vào quán cà phê, tàu liên thành phố và những nơi công cộng khác.
Người dân phải xuất trình bằng chứng cho thấy họ đã tiêm chủng, xét nghiệm âm tính Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh để vào bảo tàng, rạp chiếu phim hoặc địa điểm thi đấu thể thao kể từ tháng 7. Yêu cầu này sau đó mở rộng sang nhà hàng, quán bar, bệnh viện và dịch vụ đường sắt hồi đầu tháng 8.
Anh , vùng dịch thứ sáu thế giới, ghi nhận 6.355.887 ca nhiễm tăng 33.904 ca so với một ngày trước. Đây là số ca mắc theo ngày cao nhất mà Anh ghi nhận kể từ 23/7, nhưng chiến dịch tiêm chủng thành công đã khiến số ca tử vong giảm mạnh so với hồi đầu năm.
Dữ liệu ngày 18/8 ghi nhận 131.260 ca tử vong, tăng 111 ca so với một ngày trước, nâng mức tăng trong 7 ngày lên gần 8%. Hồi giữa tháng 1, khi số ca nhiễm hàng ngày ở mức 30.000, thì số ca tử vong trong vòng 28 ngày sau khi phát hiện dương tính Covid-19 trung bình hơn 1.000 ca mỗi ngày.
Singapore , quốc gia được đánh giá là thành công trong kiểm soát Covid-19, ghi nhận 66.334 ca nhiễm và 46 ca tử vong, tăng lần lượt 53 và một so với hôm trước. Tòa án Singapore hôm 18/8 kết án 6 tuần tù giam với một công dân Anh, khi người này liên tục vi phạm quy định phòng chống Covid-19 bằng cách từ chối đeo khẩu trang nơi công cộng, cũng như gây phiền toái cho mọi người và đe dọa công chức.
Tổ chức Chữ thập Đỏ hôm 18/8 cảnh báo Đông Nam Á cần được giúp đỡ nhiều hơn để đảm bảo đủ vaccine Covid-19, trong bối cảnh khu vực này đang vật lộn để ngăn chặn số ca nhiễm mới và tử vong kỷ lục do biến chủng Delta.
"Sự gia tăng Covid-19 do biến chủng Delta lần này gây nhiều thiệt hại bi thảm cho các hộ gia đình khắp Đông Nam Á và nó còn lâu mới kết thúc", Alexander Matheou, giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, nói.
Malaysia hôm 18/8 ghi nhận thêm 22.422 ca Covid-19, con số kỷ lục, đồng thời thông báo 312 ca tử vong, tăng kỷ lục ngày thứ hai liên tiếp. Indonesia báo cáo 1.128 ca tử vong, giảm so với mức tệ nhất là 2.000 ca cuối tháng trước, nhưng vẫn là con số tử vong theo ngày cao nhất thế giới.
Trong khi các quốc gia như Canada, Tây Ban Nha, Anh, đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 60% người dân, còn Mỹ đạt hơn 50%, thì các quốc gia Đông Nam Á đang tụt lại phía sau.
"Trước mắt, chúng ta cần các nước giàu nỗ lực nhiều hơn để chia sẻ khẩn cấp hàng triệu liều vaccine thừa với các nước Đông Nam Á", Matheou nói, nhấn mạnh các công ty vaccine và chính phủ cũng cần chia sẻ công nghệ và thúc đẩy sản xuất vaccine. "Những tuần tới rất quan trọng để mở rộng quy mô điều trị, xét nghiệm và tiêm chủng, ở mọi ngóc ngách của tất cả các quốc gia Đông Nam Á".
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 200 triệu Thế giới ghi nhận hơn 200 triệu người nhiễm nCoV, trong đó hơn 4,3 triệu người chết, trong bối cảnh nhiều khu vực đang vật lộn với biến chủng Delta. Thế giới đã ghi nhận 200.152.677 ca nhiễm nCoV và 4.257.023 ca tử vong, tăng lần lượt 548.404 và 8.543, trong khi 178.735.207 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian...