Nhiều nước châu Âu dần nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch
Nhiều nước châu Âu, trong đó có Pháp, Phần Lan, Hy Lạp nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng, chống dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Helsinki, Phần Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguồn tin từ Phủ Tổng thống Pháp ngày 21/4 cho biết chính phủ nước này có kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế đi lại và nới lỏng lệnh giới nghiêm trên toàn quốc từ ngày 2/5, dựa trên hy vọng số ca nhiễm mới theo ngày sẽ sớm bắt đầu giảm.
Theo nguồn tin trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng dự định vào giữa tháng 5 sẽ cho phép các hàng ăn mở cửa đón khách ở khu vực ngoài trời cũng như cho phép mở cửa trở lại các rạp chiếu phim, nhà hát và bảo tàng với điều kiện giảm năng lực đón khách. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không kinh doanh thực phẩm cũng sẽ được phép mở cửa trở lại từ thời điểm này.
Nguồn tin trên cũng cho biết từ ngày 2/5 tới, người dân sẽ được nới lỏng quy định hiện nay chỉ được phép ra khỏi nhà trong phạm vi 10 km và thực hiện lệnh giới nghiêm từ 19h00. Học sinh mẫu giáo và tiểu học dự kiến sẽ đi học trở lại vào ngày 26/4, trong khi học sinh lớn hơn sẽ đi học từ ngày 3/5.
Video đang HOT
Dự kiến, trong ngày 21/4, Tổng thống Macron sẽ chủ trì cuộc họp với các bộ trưởng để đánh giá các nỗ lực của chính phủ trong việc đối phó với dịch bệnh.
Trước đó, Chính phủ Pháp nhận định trong vòng một tháng, số ca nhiễm mới mỗi ngày ở nước này sẽ giảm xuống còn khoảng 20.000 người.
Ngày 21/4, Bộ Y tế Pháp thông báo nước này đã ghi nhận thêm 43.098 ca mắc COVID-19 và 375 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 5.339.920 và 101.597.
* Cùng ngày, nhà chức trách Phần Lan cho biết nước này có thể bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp và hoạt động của giới trẻ từ tuần tới, tuy nhiên vẫn đóng cửa biên giới ít nhất là trong vài tháng.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp có thể được đưa ra trong tuần tới “nếu tình hình tiếp tục được cải thiện”. Bà cũng cảnh báo đại dịch vẫn diễn biến xấu ở nhiều nước châu Âu và điều tương tự có thể xảy ra ở Phần Lan nếu nước này lơ là cảnh giác.
Văn phòng Thủ tướng Phần Lan đã công bố lộ trình mở cửa lại đất nước từ nay đến tháng 8. Theo đó, các hạn chế về hoạt động thể thao và giải trí của thanh niên sẽ dần được dỡ bỏ từ tháng 4. Các thư viện và bảo tàng sẽ mở cửa trở lại trong tháng 5 tới. Lệnh cấm tụ tập từ 10 người trở lên trong các sự kiện ngoài trời sẽ được dỡ bỏ trong tháng 7 và các sự kiện tổ chức trong nhà có thể bắt đầu từ tháng 8.
* Trong khi đó, tại Hy Lạp, Ngoại trưởng George Gerapetritis cho biết nước này sẽ cho phép các nhà hàng mở cửa trở lại từ đầu tháng sau.
Ngay trong tháng này, Chính phủ Hy Lạp đã bắt đầu phân phát một số lượng lớn bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà và đặt mục tiêu mở lại các trường phổ thông trung học và một số dịch vụ trước khi bắt đầu mùa du lịch vào ngày 14/5.
Trong 24 giờ qua, Hy Lạp ghi nhận 3.789 ca mắc mới COVID-19 và 87 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 320.629 và 9.627.
Phần Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Chính phủ Phần Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Helsinki, Phần Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, các nhà hàng, trường học phải đóng cửa, hoạt động đi lại giữa các vùng bị hạn chế. Tình trạng khẩn cấp cũng cho phép chính phủ nước này áp đặt các biện pháp khác để kiềm chế dịch bệnh lây lan.
Quốc gia Bắc Âu này đã đóng cửa biên giới. Một vài vùng tại Phần Lan ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong hai tuần qua, với ổ dịch bùng phát ở những người đi trượt tuyết tại vùng Lapland và công nhân làm việc ở các xưởng đóng tàu và công trường xây dựng.
Phần Lan đến nay nằm trong số những nước ít chịu tác động nhất của dịch bệnh tại châu Âu. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 58.064 ca mắc COVID-19 và 742 ca tử vong.
Theo truyền hình nhà nước Oman ngày 1/3, mọi hoạt động thương mại tại nước này sẽ đóng cửa từ 20h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau trong khoảng thời gian từ ngày 4/3-20/3. Đây là một trong số những biện pháp của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Đến thời điểm này, Oman ghi nhận tổng cộng 141.808 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.577 ca tử vong.
Thảm kịch Biển Baltic: Tàu ngầm của ai? Ca Tallinn, Stockholm và Helsinki bàng hoàng: Thảm kịch xảy ra la do tàu ngầm Thụy Điển. Ảnh: Truc vơt chiếc phà chở khách "Estonia" bi chim ở biển Baltic, 1994 (Ảnh: Lehtikuva / TASS) Bô phim tài liệu "Estonia: Một phát hiện đa thay đổi mọi thứ" của đạo diễn Thụy Điển Henrik Evertsson đã gây chân đông lơn vê một gia...