Nhiều nước áp lệnh cấm ngũ cốc Ukraine sau quyết định của EU
Ba Lan, Slovakia và Hungary ngày 15/9 (giờ địa phương) lần lượt công bố hạn chế nhập khẩu ngũ cốc đối với Ukraine, sau khi Ủy ban châu Âu (EC) quyết định không gia hạn lệnh cấm ngũ cốc của nước này.
Cụ thể, tuyên bố của EC nhấn mạnh nhờ hoạt động của nền tảng điều phối và các biện pháp tạm thời được đưa ra từ ngày 2/5, những bất cập đối với thị trường nông sản ở 5 quốc gia thành viên giáp Ukraine ( Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria và Slovakia) đã không còn.
Vì thế, EC sẽ không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine đối với 5 nước này.
Trước đó, do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và sự gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc của quốc gia Đông Âu này qua Biển Đen, các nước láng giềng thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành tuyến đầu trung chuyển và điểm đến xuất khẩu chính của ngũ cốc Ukraine.
Hồi tháng 5, EC đã đồng ý cho phép 5 quốc gia trên cấm bán lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine tại thị trường nội địa, đồng thời cho phép quá cảnh những hàng hóa đó để xuất khẩu đi nơi khác, nhằm đảm bảo quyền lợi của nông dân địa phương. Song, các hạn chế này đã hết hạn vào ngày 15/9.
Ngũ cốc được thu hoạch trên cánh đồng Ukraine. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis nhấn mạnh, ngay cả khi không gia hạn lệnh cấm, các nước nên kiềm chế các biện pháp đơn phương chống lại việc nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine. Nhưng Ba Lan, Slovakia và Hungary đã ngay lập tức phản ứng bằng cách áp đặt lại các hạn chế của riêng họ.
Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus cho biết trong một tuyên bố đăng trên Facebook: “Lệnh cấm của Ba lan bao gồm bốn loại ngũ cốc, nhưng cũng theo yêu cầu của tôi và của nông dân, lệnh cấm đã được mở rộng để bao gồm các bữa ăn từ các loại ngũ cốc này: ngô, lúa mì, hạt cải dầu, để những sản phẩm này cũng không ảnh hưởng đến thị trường Ba Lan”.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói thêm: “Chúng tôi sẽ gia hạn lệnh cấm này bất chấp sự bất đồng của họ, bất chấp sự bất đồng của Ủy ban châu Âu. Chúng tôi sẽ làm điều đó vì đó là lợi ích của người nông dân Ba Lan”.
Hungary cùng ngày cũng đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu quốc gia đối với 24 sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, bao gồm ngũ cốc, rau, một số sản phẩm thịt và mật ong, theo một nghị định do chính phủ công bố.
Tương tự, Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia cũng công bố các lệnh cấm ngũ cốc riêng. Theo đó, cả ba lệnh cấm của Slovakia đối với ngũ cốc Ukraine chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu trong nước và không ảnh hưởng đến việc vận chuyển sang các thị trường tiếp theo.
Reuters nhận định, vấn đề này đã làm nổi bật sự chia rẽ trong EU về tác động của tình hình chiến sự ở Ukraine đối với nền kinh tế của các quốc gia thành viên, vốn có các hoạt động vận động hành lang nông nghiệp và nông nghiệp mạnh mẽ.
Liên quan đến quyết định của EC và các nước trên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ hoan nghênh quyết định không gia hạn thêm lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc của Kiev mà EU đưa ra, nhưng cho biết chính phủ của ông sẽ phản ứng “một cách văn minh” nếu các nước thành viên EU vi phạm các quy tắc của EU.
Ba Lan dọa cấm biên nông sản Ukraine
Ba Lan thông báo sẽ đóng cửa biên giới với nông sản Ukraine để bảo vệ nông dân trong nước, ngay cả khi châu Âu không gia hạn biện pháp hạn chế nhập khẩu ngũ cốc Ukraine.
Interfax ngày 4/8 dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Robert Telus thông báo, ngay cả trong trường hợp Ủy ban châu Âu không gia hạn các biện pháp hạn chế nhập khẩu ngũ cốc Ukraine sau hạn chót vào ngày 15/9 tới, Ba Lan sẽ đơn phương đóng cửa biên giới với nông sản Ukraine.
Xe tải xếp hàng dài ở biên giới Ba Lan- Ukraine hồi tháng 4/2023. Ảnh: LeMonde
Theo ông Telus, "một số quốc gia tuyến đầu khác cũng có thể làm giống Ba Lan", ám chỉ các nước chia sẻ biên giới chung với Ukraine. "Điều này không nhằm chống lại bất cứ ai mà là vì cuộc sống của nông dân Ba Lan", vị quan chức nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan cũng khẳng định, Warsaw muốn giúp đỡ và trên thực tế đang giúp đỡ Ukraine. Tuy nhiên, Ba Lan cần bảo vệ lợi ích của nông dân trong nước. "Phúc lợi của nông dân Ba Lan luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi", ông nói thêm.
Hãng tin Ukrinform của Ukraine cho hay, hồi tháng 7/2023, 5 nước Liên minh châu Âu (EU) gồm Ba Lan, Hungary, Bulgaria, Slovakia và Romania đã gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine trước lo ngại ngũ cốc giá rẻ của Kiev tràn ngập thị trường có thể gây tổn hại cho nông dân của họ.
Tuy nhiên, các quốc gia này sẵn sàng để ngũ cốc Ukraine quá cảnh qua lãnh thổ để tới quốc gia khác miễn là có thỏa thuận phù hợp, trong bối cảnh Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sụp đổ sau khi Nga dừng gia hạn các văn kiện liên quan do điều khoản về lợi ích của Nga không được thực hiện.
Chưa rõ khả năng Ba Lan đóng cửa biên giới với ngũ cốc Ukraine sẽ gây ra những tác động thế nào và liệu nông sản Ukraine có thể được trung chuyển tới quốc gia thứ ba qua lãnh thổ Ba Lan sau khi lệnh cấm được ban bố hay không.
Sau khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát cuối tháng 2/2022, Ba Lan là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ Ukraine và áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Warsaw cũng thuyết phục các đồng minh cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev.
Quan hệ giữa hai nước gần đây ghi nhận một số bất đồng xung quanh việc Ba Lan dẫn đầu nhóm các nước EU hạn chế ngũ cốc Ukraine.
Ukraine tìm kiếm đảm bảo cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen Ukraine đang tìm kiếm sự bảo đảm từ Nga và Liên hợp quốc (LHQ) để thỏa thuận xuất khẩu an toàn ngũ cốc qua Biển Đen sẽ vận hành bình thường nếu Kiev cho phép amoniac của Nga quá cảnh lãnh thổ Ukraine. Thứ trưởng Bộ Cải cách Ukraine Yuriy Vaskov đưa ra thông tin này tại một hội nghị về ngũ cốc...