Ngũ cốc Ukraine gây chia rẽ ở châu Âu, EU xử lý khủng hoảng ra sao
Sự thống nhất của châu Âu trên mặt trận ủng hộ Ukraine đang đứng trước một thử thách mới.
Các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu đang tìm cách xoa dịu một số quốc gia đã tạm thời cấm nhập khẩu nông sản Ukraine. Trong ảnh, nông dân Ba Lan biểu tình phản đối nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Ảnh: Getty Images
Sự nhất trí là một khái niệm thường được đưa vào thử nghiệm trên toàn Liên minh châu Âu (EU). Sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, sự chia rẽ về các vấn đề như viện trợ quân sự và ứng cử viên EU của Ukraine đã từng thách thức một mặt trận thống nhất tổng thể.
Và bây giờ, ngũ cốc Ukraine đang có nguy cơ chia rẽ liên minh.
Trong bối cảnh ngũ cốc và nông sản giá rẻ từ Ukraine tăng đột biến gần đây, Ba Lan và Hungary đã công bố lệnh cấm nhập khẩu tạm thời vào cuối tuần trước, để bảo vệ lợi ích cho nông dân của họ. Slovakia đã tiếp nối lệnh cấm này vào ngày 17/4 và và Bulgaria vào 19/4.
Romania, một quốc gia khác đã chứng kiến các cuộc biểu tình của nông dân về vấn đề này, cho đến nay vẫn chưa ban hành lệnh cấm, nhưng cho biết sẽ áp dụng lệnh niêm phong và giám sát đối với nông sản Ukraine quá cảnh.
Mặc dù thừa nhận những lo ngại của nông dân châu Âu, chính quyền Tổng thống Zelensky nói rằng người Ukraine gặp khó khăn hơn. Trong một tuyên bố, Bộ Nông nghiệp Ukraine đã lên án quyết định của Ba Lan, một trong những quốc gia ủng hộ quốc tế nhiệt thành nhất của Kiev. Bộ này viết: “Chúng tôi hiểu rằng nông dân Ba Lan có hoàn cảnh khó khăn, nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng hiện nay tình hình khó khăn nhất là với nông dân Ukraine”. “Chiến tranh đang diễn ra trên lãnh thổ Ukraine, chính những người nông dân Ukraine phải chịu tổn thất to lớn từ cuộc xung đột, và chính những người nông dân Ukraine đã chết trên cánh đồng của họ” vì chiến sự.
Tuy vậy, có một số dấu hiệu cuộc khủng hoảng đang giảm nhẹ.
Các quan chức hàng đầu tại EU đã lên án các biện pháp của một số quốc gia Đông Âu, nhưng hứa sẽ giải quyết vấn đề bằng tiền, với việc đề xuất thêm hàng triệu euro để hỗ trợ nông dân.
Và sau cuộc hội đàm với những người đồng cấp Ba Lan tại Warsaw, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi hôm 19/4 xác nhận rằng việc vận chuyển các sản phẩm ngũ cốc và thực phẩm của Ukraine sẽ nối lại qua Ba Lan. Kiev cũng dự kiến tổ chức các cuộc đàm phán với các quốc gia EU đã áp đặt lệnh cấm vào cuối tuần này.
Nguồn gốc của bất hòa
Sau khi cuộc xung đột bùng phát ở Ukraine, Moskva đã chặn các tuyến đường vận chuyển từ các cảng Biển Đen, cản trở tàu Ukraine vận chuyển ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác ra thế giới.
Tình trạng phong tỏa đã kết thúc vào tháng 8 năm ngoái, với một thỏa thuận được ký kết giữa Nga và Ukraine để tiếp tục xuất khẩu, dự kiến hết hạn vào 18/5. Theo EU, tính đến tháng 3/2023, hơn 23 triệu tấn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác đã được xuất khẩu thông qua Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
Video đang HOT
Ukraine nổi tiếng là vựa lúa mì của châu Âu. Ảnh: Notefrompoland
Nhưng ngay cả khi thỏa thuận đó có hiệu lực, một phần lớn nông sản Ukraine đã được vận chuyển bằng đường bộ qua các nước Đông Âu, làm tràn ngập thị trường các nước này, dẫn đến giá nông sản nội địa sụt giảm.
Để đảm bảo không còn trở ngại nào với nông sản Ukraine, EU còn nhất trí dỡ bỏ tất cả các loại thuế đối với ngũ cốc của Ukraine và áp dụng “các tuyến đường đoàn kết” cho việc vận chuyển ngũ cốc vào năm ngoái.
Hơn một năm sau cuộc chiến, động thái này của khối đã bắt đầu khiến nông dân khắp Đông và Trung Âu tức giận.
“Ngũ cốc Ukraine nên đến các quốc gia cần chúng gấp. Nhưng đồng thời, điều này gây khó khăn cho các quốc gia như Romania, nơi xuất khẩu hơn một nửa sản lượng nông sản nội địa”, Alina Cretu, giám đốc điều hành Diễn đàn Nông dân và Nhà chế biến Chuyên nghiệp Romania, nói với đài truyền hình Al-Jazeera.
Bà nói: “Nếu một số thương nhân địa phương mua những loại ngũ cốc này từ Ukraine, thay vì mua từ nông dân địa phương – điều đang xảy ra hiện nay, nông dân của chúng tôi sẽ đối mặt với phá sản vì chúng tôi không thể cạnh tranh với giá ngũ cốc của Ukraine”.
“Chúng tôi cảm thấy rằng EU không hiểu rõ tình hình của những người nông dân như chúng tôi. Cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine vào thị trường của chúng tôi trong một thời gian xác định và đảm bảo hoạt động quá cảnh nghiêm ngặt qua Romania sẽ giúp nông dân ca chúng tôi vượt qua giai đoạn phức tạp này”, bà Cretu, một chủ nông trại ở đông nam Romania, cho biết.
Các hiệp hội nông dân ở Ba Lan và các nước Trung và Đông Âu khác cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Giới chức EU xử lý khủng hoảng như thế nào?
Ủy ban châu Âu đã bác bỏ các lệnh cấm nhập khẩu và cho biết trong một tuyên bố rằng “chính sách thương mại của EU là thống nhất và do đó, các hành động đơn phương là không thể chấp nhận được”.
Một chiếc xe tăng Nga bị phá hủy nằm trên cánh đồng lúa mì phủ đầy tuyết ở vùng Kharkiv vào ngày 22/2/2023. Ảnh: AFP/Getty Images
Mats Cuvelier, một luật sư chuyên về EU và thương mại quốc tế có trụ sở tại Brussels, nói với Al Jazeera rằng điều này không ngăn cản được các quốc gia thành viên EU ngăn chặn các sản phẩm nông nghiệp vào EU nếu họ xác định rằng các sản phẩm đó không đáp ứng các vấn đề cụ thể, như tiêu chuẩn vệ sinh.
“Ví dụ, Slovakia dường như đã biện minh cho lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine với lý do nước này phát hiện thuốc trừ sâu không được phép sử dụng ở EU”, ông nói.
Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia Samuel Vlcan cho biết lệnh cấm này là một biện pháp bảo vệ ngành nông sản thực phẩm của Slovakia và chủ yếu là sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng nói thêm rằng việc vận chuyển ngũ cốc và các sản phẩm khác của Ukraine qua Slovakia có thể tiếp tục.
Các quan chức EU sẽ thảo luận về các lệnh cấm trong tuần này.
Chuyên gia Cuvelier nói thêm rằng mặc dù Ủy ban châu Âu (EC) có thể bắt đầu các thủ tục tố tụng vi phạm đối với một quốc gia thành viên EU nếu quốc gia đó không tuân thủ luật thương mại của khối, nhưng ông hy vọng EC sẽ chọn một giải pháp ít đối đầu hơn như hỗ trợ thêm cho những người nông dân bị ảnh hưởng.
Vào tháng 3, Ủy viên Nông nghiệp Châu Âu Janusz Wojciechowski đã phân bổ 29,5 triệu euro (32 triệu USD) cho Ba Lan, 16,75 triệu euro (18 triệu USD) cho Bulgaria và 10,05 triệu euro (11 triệu USD) cho Romania, nhằm tìm cách hỗ trợ nông dân.
Hôm 19/4, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã đề xuất một quỹ hỗ trợ thêm 100 triệu euro cho nông dân.
Nhưng Jacob Funk Kirkegaard, thành viên cao cấp tại Quỹ Marshall tại Brussels, nói rằng tiền sẽ không giải quyết được căn bản vấn đề bởi vì đối với các quốc gia như Ba Lan và Hungary, khối này trước tiên phải giải quyết vấn đề chính trị đang diễn ra.
“Trong bối cảnh lạm phát lương thực, một số nước EU cũng có thể thầm hài lòng với ngũ cốc giá rẻ của Ukraine. Vì vậy, các cuộc đàm phán về các lệnh cấm nhập khẩu này, vốn bất hợp pháp theo luật của EU, sẽ gặp khó khăn”, ông Kirkegaard nói.
EU đã giữ lại các quỹ trị giá 138 tỷ euro (151 tỷ USD) dành cho Ba Lan và Hungary trong nỗ lực buộc các quốc gia tôn trọng luật của khối.
“Bên cạnh những căng thẳng về ngân sách với EU, chính phủ Ba Lan cũng đang chịu áp lực trước thềm bầu cử và họ cần sự ủng hộ của các nhóm cử tri nông thôn, nếu không chính phủ sẽ thua trong cuộc bầu cử”, ông Kirkegaard nhận xét.
“Trong trường hợp của Hungary, Thủ tướng Viktor Orban cũng có nhiều cơ hội hơn, ông là người thường tạo áp lực trong khối khi phải đưa ra các quyết định nhất trí. Đối với Slovakia, đây cũng là mùa bầu cử nên tình hình chính trị cũng vậy. Nhưng nếu Ba Lan bỏ lệnh cấm, các quốc gia EU khác cũng sẽ làm theo”, chuyên gia này nhận định.
Giới chức EU khẩn cấp giải quyết khủng hoảng liên quan ngũ cốc Ukraine
Các quan chức của Liên minh châu Âu (EU) đang khẩn trương xoa dịu một số quốc gia vừa tạm thời cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Ngũ cốc trữ tại kho trong nông trại gần Izmail, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera, trong bối cảnh ngũ cốc và nông sản giá rẻ từ Ukraine tăng đột biến gần đây, Ba Lan và Hungary đã công bố lệnh cấm nhập khẩu tạm thời để bảo vệ lợi ích của nông dân trong nước. Slovakia đã có động thái cấm tương tự, tiếp đó là Bulgaria. Dù nông dân trong nước cũng biểu tình nhưng Romania cho đến nay vẫn chưa ban hành lệnh cấm.
Ủy ban châu Âu (EC) đã chỉ trích các lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine của một số quốc gia và cho biết trong một tuyên bố: "Các hành động đơn phương là không thể chấp nhận được".
Tuy nhiên, ông Mats Cuvelier, một luật sư chuyên về EU và thương mại quốc tế, nhận định rằng tuyên bố của EU không khiến các quốc gia thành viên ngừng chặn nông sản Ukraine vào EU nếu họ xác định rằng các sản phẩm đó không đáp ứng các vấn đề cụ thể, ví dụ như tiêu chuẩn vệ sinh của EU. Slovakia đã dùng tiêu chuẩn vệ sinh để giải thích lý do cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia, ông Samuel Vlcan cho biết lệnh cấm này là một biện pháp bảo vệ ngành nông nghiệp của Slovakia và chủ yếu là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng nói thêm rằng việc vận chuyển ngũ cốc và các sản phẩm khác của Ukraine qua Slovakia có thể tiếp tục.
Các quan chức EU sẽ thảo luận về các lệnh cấm ngũ cốc Ukraine trong tuần này.
Theo ông Cuvelier, mặc dù EC có thể bắt đầu các hành động pháp lý đối với một quốc gia thành viên EU nếu quốc gia đó không tuân thủ luật thương mại của khối, nhưng ông hy vọng EC sẽ chọn một giải pháp ít đối đầu hơn, như hỗ trợ thêm cho nông dân bị ảnh hưởng.
Vào tháng 3, Ủy viên phụ trách nông nghiệp châu Âu, ông Janusz Wojciechowski, đã phân bổ 29,5 triệu euro cho Ba Lan, 16,75 triệu euro cho Bulgaria và 10,05 triệu euro cho Romania nhằm tìm cách hỗ trợ nông dân.
Vào ngày 19/4, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, cho rằng cần bổ sung một khoản hỗ trợ 100 triệu euro cho nông dân.
Dù vậy, ông Jacob Funk Kirkegaard, thành viên cao cấp tại Quỹ Marshall Đức (GMF), cho rằng tiền sẽ không giải quyết được các vấn đề cơ bản bởi vì đối với các quốc gia như Ba Lan và Hungary, khối này trước tiên phải giải quyết vấn đề chính trị đang diễn ra.
Ông Kirkegaard phân tích: "Bên cạnh những căng thẳng về ngân sách với EU, chính phủ Ba Lan cũng đang chịu áp lực trước thềm bầu cử và họ cần sự ủng hộ của các nhóm cử tri nông thôn, nếu không chính phủ sẽ thua trong cuộc bầu cử. Trong trường hợp của Hungary, Thủ tướng Viktor Orban cũng sử dụng cơ hội này và ông thường tạo áp lực trong khối khi khối này cần phải đưa ra một quyết định mà tất cả thành viên cần nhất trí. Đối với Slovakia, đây cũng là mùa bầu cử nên tình hình chính trị cũng vậy. Dù vậy, nếu Ba Lan bỏ lệnh cấm, các quốc gia EU khác cũng sẽ làm theo".
EU cũng đã giữ lại khoản tiền trị giá 138 tỷ euro từ Ba Lan và Hungary để khiến các quốc gia này tôn trọng luật.
Theo ông Kirkegaard, EU nên nhìn rộng ra toàn cảnh, tìm cách đạt được sự nhất trí trong khối.
Về phần mình, mặc dù Ukraine thừa nhận những lo ngại của nông dân châu Âu, nhưng họ nói rằng người Ukraine gặp khó khăn hơn.
Đại diện Ba Lan và Ukraine tại cuộc họp báo sau vòng đàm phán ở Ba Lan, ngày 18/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau cuộc hội đàm với những người đồng cấp Ba Lan tại Warsaw, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã xác nhận rằng sẽ nối lại vận chuyển các sản phẩm ngũ cốc và thực phẩm của Ukraine qua Ba Lan.
Ukraine cũng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với các quốc gia EU khác đã áp đặt lệnh cấm vào cuối tuần này.
Trước đó, trong bối cảnh các cảng ở Biển Đen bị phong tỏa, một số quốc gia trong khu vực như Ba Lan, Hungary và Bulgaria đã đề nghị giúp trung chuyển ngũ cốc Ukraine tới các thị trường thứ ba. EU đã miễn thuế hải quan và hạn ngạch nhập khẩu để hỗ trợ quá trình vận chuyển ngũ cốc tới những nơi cần.
Trong thực tế, thay vì được chuyển tới các nước thứ ba như ở châu Phi và Trung Đông, số ngũ cốc Ukraine lại xuất hiện ồ ạt trên thị trường các nước trung chuyển. Tình trạng này khiến giá ngũ cốc giảm và gây thiệt hại lớn cho nông dân các nước này khi họ phải trả chi phí phân bón và năng lượng cao. Kết quả là nông dân biểu tình hàng loạt, gây sức ép lên các chính phủ, dẫn tới lệnh cấm ngũ cốc Ukraine ở một số nước nói trên.
EU lên kế hoạch đền bù nông dân bị ảnh hưởng bởi ngũ cốc nhập khẩu từ Ukraine Người phát ngôn cho biết EC sẽ áp dụng cái gọi là "các biện pháp phòng vệ" dành cho một số loại ngũ cốc và hạt dầu, đặc biệt là bột mì, ngô, hạt hướng dương và cải dầu. Thu hoạch lúa mì tại Kharkiv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) ngày 19/4 cho biết Liên minh châu...