Nhiều nơi tuyển giáo viên Philippines
Sau TP.HCM, ngành giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã lên phương án tuyển giáo viên (GV) người Philippines.
Việc tuyển dụng GV Philippines của một số địa phương như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… nhằm hiện thực hóa đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020″ đã được Thủ tướng phê duyệt. Từ đề án chung của cả nước, mỗi tỉnh sẽ xây dựng đề án riêng với những giải pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu tới năm 2020 chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông sẽ đạt được những chuyển biến nhất định.
Bình Dương: lương 2.000 USD/tháng
Theo tìm hiểu của PV, tỉnh Bình Dương hiện cũng đang có kế hoạch tuyển GV Philippines để dạy tiếng Anh trong trường phổ thông. Ông Dương Thế Phương, giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương, cho biết UBND tỉnh vừa phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông giai đoạn 2012-2017 trên địa bàn tỉnh” và Sở GD-ĐT đang chuẩn bị triển khai đề án này ngay trong năm học 2012-2013.
Theo đó, tỉnh Bình Dương sẽ dành 228,5 tỉ đồng (chủ yếu từ ngân sách) trong năm năm tới để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông. Ngoài việc trang bị cơ sở vật chất, băng đĩa…, một giải pháp được Sở GD-ĐT Bình Dương cho rằng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh là tuyển một số GV Philippines tăng cường cho các trường phổ thông. Vừa qua, một đoàn cán bộ của Sở GD-ĐT Bình Dương đã sang Philippines khảo sát và đã lựa chọn được hơn mười người để đề xuất UBND tỉnh tuyển dụng họ về VN dạy tiếng Anh. Theo kế hoạch, sẽ có tổng cộng 20 GV được tuyển dụng để làm việc tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh từ năm học 2013-2014.
GV tiếng Anh bậc tiểu học và THCS tỉnh Bình Dương tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ với người nước ngoài tại ĐH Quốc tế Miền Đông ngày 12/12
Tại sao lại tuyển GV Philippines dạy tiếng Anh mà không tuyển dụng GV trong nước? Ông Dương Thế Phương cho rằng việc tuyển dụng GV Philippines chỉ là một giải pháp bổ sung để cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh. Hiện nay Bình Dương vẫn đang đào tạo mới và bồi dưỡng nghiệp vụ cho hàng trăm GV dạy tiếng Anh trên địa bàn tỉnh tại Trường ĐH Quốc tế Miền Đông, ĐH Thủ Dầu Một… Các GV Philippines sẽ làm việc toàn thời gian trong giờ hành chính tại một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh, có nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh theo chương trình học hiện hành, đặt trọng tâm trong việc phát triển hai kỹ năng nghe và nói cho học sinh. Ngoài ra, các GV Philippines còn tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, các hoạt động ngoại khóa, dự giờ và góp ý xây dựng tiết học cho GV người VN…
Video đang HOT
Sở GD-ĐT Bình Dương đặt ra nhiều tiêu chí để tuyển chọn GV Philippines như có chuyên môn từ ĐH trở lên, có năng lực giảng dạy tiếng Anh, hiểu biết về hệ thống giáo dục của VN… Trước mắt, tỉnh Bình Dương sẽ dành khoảng 960.000 USD (hơn 20 tỉ đồng) để trả lương cho 20 GV Philippines dạy tiếng Anh trong năm học 2013-2014 và 2014-2015 (trung bình mỗi năm hơn 10 tỉ đồng). Tính ra, mức lương cho mỗi GV Philippines dạy tiếng Anh là 2.000 USD/tháng (hơn 40 triệu đồng/tháng).
Đồng Nai: 24 giáo viên đạt yêu cầu
Tại Đồng Nai, Sở GD-ĐT tỉnh này cũng đã có chuyến đi nước ngoài để khảo sát tuyển GV người Philippines về giảng dạy ngoại ngữ. Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Phan Đình Chương cho biết: “Qua chuyến đi, đoàn đã khảo sát 24 GV người Philippines đáp ứng được yêu cầu, trong đó có GV có hai bằng thạc sĩ. Tuy nhiên sở vẫn đang tính toán, xin ý kiến UBND tỉnh trước khi tuyển”.
Dựa trên đề án này, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho sở đi khảo sát tuyển GV nước ngoài. Ông Chương cho hay: “Mới đây khi nghe việc khảo sát để tuyển GV Philippines, lãnh đạo sở đã yêu cầu các phòng chuyên môn trước khi tuyển GV nước ngoài phải tính toán chặt chẽ, kỹ lưỡng. Còn mức lương, phân bổ GV nước ngoài đến các trường ra sao hiện chúng tôi chưa tuyển nên chưa thể nói gì được”. Trả lời vì sao không đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh để làm công tác giảng dạy ngoại ngữ, ông Chương nói: “Sở có nhiều chương trình, đề án đào tạo cán bộ giảng dạy ở trong và ngoài nước chứ không phải đến bây giờ mới đặt ra”.
Bà Rịa – Vũng Tàu: sở xin, tỉnh không đồng ý
Ông Nguyễn Thanh Giang, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, cho biết trước đây sở có công văn đề nghị UBND tỉnh cho phép được tuyển GV người Philippines dạy tiếng Anh trong các trường công lập, thế nhưng tỉnh đã không đồng ý với chủ trương này. Theo ông Giang, lý do là bởi khi lấy ý kiến, có nhiều sở ngành sợ không hiệu quả vì Philippines cũng là người châu Á. Có ý kiến còn đề xuất mời luôn người bản xứ dạy tiếng Anh. Lý giải vì sao xin chủ trương trên, ông Giang cho biết, chắc chắn trình độ tiếng Anh của người Philippines sẽ hơn người Việt vì họ được học và dạy bằng tiếng Anh. Giá thuê họ cũng rẻ hơn Tuy nhiên, tỉnh không đồng ý nên sở chưa tuyển người Philippines để dạy tiếng Anh.
“Nguyện vọng của sở là muốn tuyển GV nước ngoài dạy tiếng Anh cho học sinh bởi học sinh tiếp xúc với GV chỉ nói tiếng Anh sẽ hiệu quả hơn so với GV người Việt”, ông Giang cho biết. Hiện Sở GD-ĐT tỉnh đang trình UBND tỉnh đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục quốc dân đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020″, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Trong đề án này có nội dung tuyển GV nước ngoài về làm tư vấn và giảng dạy trực tiếp, đồng thời đưa GV VN ra nước ngoài học tiếng Anh. Hiện đề án này đang chỉnh sửa, chưa được thông qua. “Chúng tôi sẽ nghiên cứu lại và tham mưu cho tỉnh có phương án tốt nhất về việc thuê người nước ngoài dạy tiếng Anh”, ông Giang cho biết.
Theo Bá Sơn – Đông Hà – Hà My (Tuổi Trẻ)
Sở Giáo dục "chê" SV sư phạm giỏi?
"Thay vì bị loại từ vòng hồ sơ, sinh viên đợi đến vòng xét tuyển chính thức mới bị loại".
Phân vùng chỉ tiêu
Như tin đã đưa, sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH Hùng Vương, ĐH Tây Bắc, hệ cử nhân của trường ĐHSP Hà Nội... bị Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc từ chối xét tuyển công chức năm 2012. Tuy nhiên, sau khi dư luận và báo chí lên tiếng phản ứng, sở này đã "nới" điều kiện dự tuyển cho sinh viên tốt nghiệp các trường trên.
Theo đó, sở này tuyển dụng giáo viên theo kiểu phân vùng 30%, 50%, 20% số chỉ tiêu tuỳ vào trường ĐH sinh viên tốt nghiệp. Cụ thể, sở này tuyển dụng giáo viên THPT theo kiểu phân vùng chỉ tiêu tuỳ vào trường ĐH sinh viên tốt nghiệp. Các sinh viên trường ĐH bị "chê" được xếp nằm ở vùng 3, với 20% số chỉ tiêu.
Điểm khác biệt ở vùng 3, Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc đã không "điểm mặt chỉ tên" trường ĐH được tham gia dự tuyển. Do vậy, có thể hiểu sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH Hùng Vương, ĐH Tây Bắc, hệ cử nhân của trường ĐHSP Hà Nội... được tham gia thi tuyển.
Hướng dẫn cơ cấu tuyển dụng giáo viên năm 2012 của tỉnh Vĩnh Phúc
Theo phản ánh của nhóm sinh viên các trường ĐH bị "chê", quy định mới này khiến họ không bị loại ngay từ vòng hồ sơ như trước. Tuy nhiên, họ chỉ được phép xét tuyển làm giáo viên cho các Trung tâm GD thường xuyên và Trường dân tộc nội trú tỉnh.
Thông báo của Sở GD- ĐT Vĩnh Phúc, chỉ tiêu tuyển dụng GV khối THPT, Trung tâm GD thường xuyên và Trường dân tộc nội trú tổng số 155 chỉ tiêu. Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc cũng thừa nhận, số chỉ tiêu cho các sinh viên trường ĐH bị chê khá thấp, khoảng trên 20 người.
Cơ hội ít ỏi
Sinh viên Nguyễn Văn T. (ĐH Hùng Vương) phản ánh, hơn trăm người thuộc diện bị "chê" chỉ được nộp hồ sơ ở vùng 20% nên cơ hội rất ít. Chưa kể, những người chưa trúng tuyển ở các chỉ tiêu vùng trên lại tiếp tục xét tuyển.
Anh T. Nêu ví dụ như trong thông báo chỉ tiêu tuyển dụng GV cho môn sinh học với 7 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ có 1 chỉ tiêu nằm ở vùng 3 dành cho sinh viên tất cả các trường. Nếu chỉ cần 1 sinh viên chưa trúng tuyển ở vùng 2 xuống xét duyệt, cơ hội cho các sinh viên bị "chê" coi như hết. "Khác với trước đây, chúng tôi đứng ngoài cuộc chơi, nay được dự tuyển, nhưng biết mình loại ngay từ vòng đầu", anh T. Cho biết.
Xem lịch thi tuyển giáo viên tại Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Theo chị Dương Thị N. (ĐH Tây Bắc), thông báo mới này thể hiện Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc đã nới hơn cho sinh viên các trường ĐH bị "chê". Tuy nhiên, Sở vẫn thể hiện sự phân biệt khi "cấm cửa" các sinh viên này dự tuyển vào giáo viên hệ THPT. Trong khi đó, chỉ tiêu hệ Trung tâm GD thường xuyên và Trường dân tộc nội trú ít hơn nhiều so với hệ THPT.
Chị Nguyễn Thị Th. (hệ cử nhân trường ĐHSP Hà Nội) cho rằng, kỳ thi tuyển GV này là "sân chơi không bình đẳng". Chị Th. nói: Cùng một chương trình đào tạo như nhau, điểm thi đầu vào của cử nhân trường ĐHSP Hà Nội cao hơn nhiều so với các trường khác. Hơn nữa, nhiều sinh viên có kết quả học tập loại giỏi, đạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi nghiệp vụ sư phạm. Vậy tại sao lại lại chỉ cho chúng tôi dự tuyển ở vùng 3 ít ỏi. Quy định "nới" của Sở GD & ĐT rõ ràng có cũng như không".
Anh Nguyễn Văn T. (ĐH Hùng Vương) đại diện cho nhóm sinh viên các trường ĐH bị "chê" mong muốn Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi tuyển bỉnh đẳng. Tất cả sinh viên sư phạm và ngoài sư phạm (nhưng có chứng chỉ nghiệp vụ SP) được tham gia. Ai giỏi, ai kém sẽ được đánh giá qua kỳ thi khách quan, công bằng chứ không phải qua hồ sơ trường học.
Thông báo của Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc, thời gian nhận hồ sơ từ 14/12 đến 18/12/2012. Thời gian kiểm tra, sát hạch bắt đầu từ 23/1, kết quả xét tuyển được niêm yết ngày 21/1/2013.
Dương Tùng (Khampha.vn)
Nghề thiết kế - sự 'bẻ lái' thông minh Qua khảo sát các ứng viên là sinh viên mới ra trường, khá nhiều sinh viên muốn học thêm bằng đại học thứ 2 hoặc học cao học, thạc sĩ. Đó là do họ đánh mất sự tự tin khi đối mặt với thị trường tuyển dụng, khi đã chọn ngành học không đúng với sở trường và sở thích. Việc lựa chọn...