Nhiều nỗi lo khi mang thai sau tuổi 35
Xu hướng kết hôn muộn, sinh ít con và phụ nữ hiện nay lại nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong xã hội khiến độ tuổi mang thai cũng trở nên muộn hơn.
Sinh con khi đã lớn tuổi, phụ nữ dễ mắc các bệnh về thai kỳ như tăng huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật, sinh non và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi…
Theo kết quả điều tra biến động dân số, xu hướng kết hôn tại Việt Nam với độ tuổi trung bình tăng rõ rệt, thậm chí có những địa phương nam giới gần 30 tuổi mới lập gia đình. Đặc biệt, ngại sinh thêm con cũng là một xu hướng hiện nay mặc dù nhiều gia đình người mẹ đã lớn tuổi. Nguyên nhân một phần do kết hôn muộn kéo theo việc sinh con muộn. Bên cạnh đó, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế đã lớn tuổi vẫn chưa muốn sinh thêm con. Ngoài ra, nhiều cặp vợ chồng chủ quan, không sử dụng biện pháp tránh thai dẫn đến sinh con ngoài ý muốn, phải đi phá thai.
Nguy cơ sinh con dị tật ở tuổi tứ tuần hiện nay do xu hướng kết hôn và sinh con muộn ngày càng phổ biến, nhiều phụ nữ 34-35 tuổi mới có con đầu lòng. Mẹ càng lớn tuổi càng làm tăng nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển về hệ thần kinh, hệ vận động. Việc mang thai con đầu lòng ở độ tuổi ngoài 35, phụ nữ nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường cao hơn. Thai nhi thường rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn so những bà mẹ khác như nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sảy thai, thai chết lưu, phải sinh mổ…
Từ những nguy cơ này, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để phát hiện các rối loạn di truyền cũng như các bệnh lý cho cả mẹ và bé. Với phụ nữ từ 35 tuổi, khi đã lập gia đình nếu không thể mang thai sau 6 tháng thì cần đi khám chuyên khoa hỗ trợ sinh sản để được tư vấn sớm nhất; không nên tiếp tục chờ đợi thêm vì tuổi càng lớn, khả năng sinh sản càng giảm.
Chi cục Dân số tổ chức tập huấn cho cộng tác viên các xã thuộc huyện Hòn Đất về nội dung công tác dân số – phát triển hiện nay.
Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo phụ nữ nên khám sức khỏe sinh sản định kỳ; nếu mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc cao huyết áp, cần được bác sĩ điều trị và tư vấn kỹ để kiểm soát tốt các tình trạng này khi mang thai.
Video đang HOT
Đối với nam giới, dù khả năng sinh sản sẽ kéo dài hơn so với nữ giới nhưng tinh trùng ở nam giới lớn tuổi thường có nhiều bất thường về gen hơn ở nam giới trẻ tuổi và khả năng thụ thai cho trứng cũng sẽ giảm đáng kể. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo nam giới hãy lựa chọn có con khi còn trẻ, tốt nhất là trước tuổi 40.
Việc sinh con khuyết tật có thể do bố mẹ lớn tuổi, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật bẩm sinh ở trẻ là độ tuổi của bố mẹ. Mẹ ngoài 35 tuổi, bố trên 45 tuổi có nguy cơ cao sinh con khuyết tật. Ở độ tuổi 40, khoảng 75% số noãn bị bất thường về nhiễm sắc thể, điều này làm giảm cơ hội mang thai và tăng nguy cơ sảy thai. Tỷ lệ sảy thai, biến chứng thai sản cũng như nguy cơ mang thai ngoài tử cung đều tăng lên sau tuổi 30, nhất là sau tuổi 35.
Các bác sĩ cảnh báo nhiều phụ nữ lớn tuổi không biết mình có thai dẫn đến không thăm khám và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với những sản phụ lớn tuổi khi mang thai (từ 35 tuổi trở nên) thì nguy cơ em bé gặp phải những bất thường sẽ cao, việc trì hoãn dự định có con có thể làm giảm cơ hội mang thai. Cụ thể, thai nhi có thể mắc một số khiếm khuyết theo hướng lệch bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down. Đây là hội chứng dễ gặp nhất và có liên quan đến tuổi mẹ, đặc biệt khi đã lớn tuổi.
Đối với trường hợp phụ nữ trên 35 tuổi đã có thai, sản phụ sẽ phải tuân theo quy trình khám thai kỹ lưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này nhằm phát hiện được những bất thường của thai nhi ở giai đoạn sớm để có thể tầm soát, tính được biến cố của thai kỳ. Các bác sĩ có thể dựa vào các yếu tố như bệnh lý nền, các thông số đo được khi khám thai để kịp thời có phương án điều trị.
Cộng tác viên dân số trên địa bàn huyện Hòn Đất tham dự lớp tập huấn nội dung công tác dân số – phát triển hiện nay.
Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ là vận động và ngôn ngữ. Trong đó, nguyên nhân chính của tình trạng khuyết tật ở trẻ là khuyết tật bẩm sinh (chiếm khoảng 55 – 65%), còn lại là bệnh tật. Nguyên nhân khuyết tật trước sinh bao gồm bệnh của mẹ khi mang thai (vi rút, bệnh giáp trạng, ngộ độc thai, đái tháo đường, chấn thương…). Mẹ trên 35 tuổi và bố trên 45 tuổi khi sinh con cũng là nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ.
Ngoài ra, mẹ phơi nhiễm môi trường độc hại khi mang thai như các kim loại nặng, chất độc dùng trong nông nghiệp và thực phẩm; các loại thuốc; các chất kích thích như rượu, ma túy; dinh dưỡng bà mẹ; nhiễm trùng. Bất thường nhiễm sắc thể, gene, chất liệu di truyền thai nhi cũng là nguyên nhân gây khuyết tật trước sinh ở trẻ.
Đối với phụ nữ lớn tuổi (trên 35 tuổi) khi mang thai nguy cơ thai nhi mắc phải dị tật bẩm sinh sẽ cao hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy không chỉ riêng phụ nữ mà nam giới (trên 45 tuổi) cũng góp phần gia tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Lứa tuổi trung bình sinh con tốt nhất của phụ nữ là 25 tuổi, do đó việc mang thai dưới 30 tuổi là thời điểm thích hợp nhất. Trường hợp sau 35 tuổi khi đã có thai thì sản phụ cũng không nên quá lo lắng, cần bình tĩnh đi khám sớm để bác sĩ tư vấn và chẩn đoán tiền sản, nên đến các cơ sở y tế uy tín, đã được cấp phép rõ ràng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Dù sinh con ở độ tuổi nào thì việc thăm khám sức khỏe sinh sản và thực hiện việc tiêm chủng, bổ sung các loại vitamin tổng hợp vẫn là việc làm vô cùng cần thiết. Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.
Sàng lọc trước và sơ sinh - Khởi đầu trọn vẹn cho con
Nhằm phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các dị tật thai nhi và bệnh lý sơ sinh, các gia đình ngày càng coi trọng việc làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
Đây là một biện pháp dự phòng cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Nhân viên y tế Bệnh viện Vũng Tàu lấy máu gót chân để xét nghiệm sàng lọc sơ sinh.
Xét nghiệm cần thiết
Chị Nguyễn Thị Xuân, ở ấp Phước Long, xã Tân Hòa (TX.Phú Mỹ) đang mang thai con thứ hai gần 30 tuần. Không giống như khi mang thai đầu cách đây 9 năm, lần này chị thực hiện nhiều xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Trong đó có gói xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (NIPT). Việc này giúp chị phát hiện sớm các bất thường về nhiễm sắc thể, đặc biệt là các thể tam nhiễm gây ra các hội chứng như Down, Edwards và Patau cho thai nhi. Chị Xuân chia sẻ, mang thai đứa con lần này khi đã 36 tuổi nên gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, khi được bác sĩ tư vấn, chị đều đăng ký thực hiện đầy đủ các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh. "Dù phải tốn tiền làm các xét nghiệm. Nhưng qua kiểm tra cho thấy, thai nhi khỏe mạnh, phát triển bình thường nên tôi rất yên tâm", chị Xuân nói.
Không riêng gì chị Xuân, hiện nay việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh không còn xa lạ với sản phụ. Vừa sinh con trai tại Bệnh viện Vũng Tàu được một ngày, chị Ngô Thị Ngọc Mai, ở phường 4 (TP.Vũng Tàu) đăng ký sàng lọc sơ sinh cho con. Tại đây, nhân viên y tế lấy 5 giọt máu ở gót chân con chị để xét nghiệm 5 bệnh lý: suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản thượng thận bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa galactose và bệnh Phenyketon niệu. Chị Mai cho hay: "Con vừa mới chào đời mà bị lấy máu cũng thấy tội. Tuy nhiên, biện pháp sàng lọc này rất cần thiết. Nếu con có vấn đề bất thường về sức khỏe sẽ được các bác sĩ điều trị kịp thời".
Các đối tượng được thực hiện gói dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí theo Kế hoạch số 98/KH-UBND tỉnh ngày 6/6/2022 về thực hiện gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu của UBND tỉnh gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội, người dân tại thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và người dân huyện Côn Đảo.
Phát hiện sớm các bất thường
Bác sĩ, Hoàng Phước Ba, Trưởng Khoa Sản (Bệnh viện Vũng Tàu) cho hay, trước đây nhận thức sàng lọc trước và sơ sinh của người dân còn thấp. Song hiện nay, người dân có sự hiểu biết về lợi ích của việc này. Vì thế, hầu hết các sản phụ thực hiện sàng lọc trước và sơ sinh. Trong đó, sàng lọc trước sinh được thực hiện chủ yếu ở 3 tháng đầu thai kỳ, với các xét nghiệm Double Test, Triple Test, NIPT. Sau đó, tùy vào từng giai đoạn mang thai, bác sĩ tiếp tục tư vấn và chỉ định cho các sản phụ làm các xét nghiệm khác.
Sàng lọc trước sinh giúp phát hiện các thai nhi dị tật, phổ biến nhất là hội chứng Down. Từ đó, bác sĩ đưa ra các chỉ định phù hợp cho sản phụ, trong đó có việc phải chấm dứt thai kỳ. Riêng sàng lọc sơ sinh được thực hiện khi em bé chào đời trong vòng 48 giờ, bằng cách lấy máu gót chân để xét nghiệm 5 bệnh lý. Nhờ sàng lọc nên thời gian qua, Bệnh viện Vũng Tàu đã phát hiện một số trẻ thiếu men G6PD. Những trường hợp này được bác sĩ tư vấn dự phòng. "Trong quá trình mang thai, ngoài việc cần tuân thủ khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ, sản phụ nên thực hiện sàng lọc trước và sơ sinh cho con. Bởi đây là một giải pháp dự phòng nâng cao chất lượng sức khỏe cho trẻ sau khi sinh ra và lớn lên", bác sĩ Ba khuyến cáo.
Theo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, thời gian qua, đơn vị đã tập trung thực hiện công tác truyền thông về lợi ích của việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh sơ sinh. Riêng năm 2023, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh mở 7 lớp tập huấn cho hơn 500 người dân; in 15 ngàn tờ rơi truyền thông về sàng lọc trước và sau sinh...
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Chi cục, Phụ trách Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cho biết, năm 2023, toàn tỉnh thực hiện xét nghiệm, tư vấn trả kết quả sàng lọc trước sinh cho hơn 11 ngàn sản phụ. Qua đó phát hiện, 21 thai phụ nguy cơ cao, 4 thai phụ nguy cơ ngưỡng hội chứng Down, 1 thai phụ nguy cơ cao hội chứng Edwards. Ngoài ra, tỉnh còn có gần 10.400 trẻ được sàng lọc sơ sinh, trong đó có 28 trẻ thiếu men G6PD được tư vấn cho gia đình cách phòng ngừa, 1 trẻ bị tăng sản thượng thận bẩm sinh được chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị.
Từ năm 2022, UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh miễn phí đến năm 2030 cho một số đối tượng. Trong năm 2023, toàn tỉnh có hơn 80 trường hợp được thụ hưởng chương trình này. "Thời gian tới tỉnh sẽ triển khai thí điểm hướng dẫn quy trình thực hiện sàng lọc sơ sinh khiếm tính bẩm sinh, tim bẩm sinh. Tăng số bệnh được sàng lọc sơ sinh miễn phí từ 2 bệnh lên 3 bệnh", ông Nguyễn Phương Nam thông tin.
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp Bệnh lý tuyến giáp là một nhóm bệnh thường gặp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp cao hơn rất nhiều so với nam giới. Theo nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc cường giáp nhiều hơn gấp 7 lần, suy giáp gấp 8 lần so với...