Nhiều nhân viên Huawei từng làm việc với quân đội Trung Quốc
Hãng tin Bloomberg cho biết, một số nhân viên của tập đoàn công nghệ Huawei đã từng làm việc trong các dự án của quân đội Trung Quốc trong nhiều năm qua.
Mối quan hệ giữa Huawei và quân đội Trung Quốc dường như gần gũi hơn những gì truyền thông đưa tin.
Theo Bloomberg, các nhân viên của Huawei đã cộng tác với một số cơ quan thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong nhiều dự án trải dài trong các lĩnh vực, từ công nghệ liên lạc vô tuyến cho đến trí tuệ nhân tạo.
Bloomberg dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, các nhân viên Huawei đã hợp tác với một cơ quan của Quân ủy Trung ương Trung Quốc trong một dự án về thu thập và phân loại bình luận trên các video trên mạng. Bên cạnh đó, nhân viên Huawei cũng hợp tác với Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc trong việc phân tích hình ảnh vệ tinh và tọa độ địa lý.
Video đang HOT
Thông tin này cho thấy quan hệ giữa tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc và quân đội nước này dường như gần gũi hơn những gì giới truyền thông đưa tin. Hiện Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận gì.
Trong khi đó, người phát ngôn của Bloomberg, ông Glenn Schloss cho biết Huawei không nắm được thông tin về việc nhân viên công bố các bản báo cáo theo danh nghĩa cá nhân.
Ông Schloss khẳng định Huawei không hề có quan hệ đối tác với các cơ quan liên quan đến PLA mà chỉ nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm viễn thông dân sự.
Theo VietNamPlus
Tổng thống Putin: Mỹ cấm Huawei là khởi đầu chiến tranh công nghệ
Trong bình luận đầu tiên về cuộc khủng hoảng gần đây liên quan đến tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án động thái của Mỹ là 'khởi đầu một cuộc chiến công nghệ mới'.
Gian hàng của Huawei tại Triển lãm điện thoại di động ở Bangkok, Thái Lan tháng 5/2019.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) cuối tuần qua, ông Putin nói: "Xung quanh vụ công ty Huawei, có những nỗ lực không chỉ để thách thức mà còn ép buộc họ phải ra khỏi thị trường toàn cầu. Nó thậm chí còn đủ lớn để trở thành cuộc chiến công nghệ đầu tiên trong kỷ nguyên kỹ thuật số đang phát triển như vũ bão".
Theo hãng tin Sputnik, nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng những nỗ lực độc quyền một làn sóng công nghê mới cũng như hạn chế truy cập vào sản phẩm của Mỹ chính là cội nguồn gây bất ổn toàn cầu.
Trong diễn biến mới nhất liên quan đến vụ Mỹ cấm Huawei, tập đoàn công nghệ Facebook đã cài sẵn ứng dụng WhatsApp và Instagram cũng như chặn truy cập trên các sản phẩm điện thoại thông minh do "gã khổng lồ" Trung Quốc sản xuất.
Tháng trước, Mỹ đã cấm các công ty của nước này sử dụng thiết bị và cung cấp dịch vụ cho Huawei về lý do an ninh. Huawei nhiều lần bị Chính phủ Mỹ cáo buộc cài đặt "sân sau" trên các sản phẩm của mình, từ đó hỗ trợ Chính phủ Trung Quốc thu thập thông tin được gửi và nhận trên thiết bị Huawei.
Sáu cơ quan tình báo Mỹ đã lên tiếng cảnh báo công dân nước này không được sử dụng các thiết bị của Huawei và sau đó, sản phẩm của công ty Trung Quốc đã bị cấm sử dụng trong các căn cứ quân sự Mỹ. Huawei phủ nhận mọi cáo buộc này.
Sau khi bị Mỹ xếp vào danh sách đen, các hãng công nghệ lớn như Google, Microsoft, Intel và Qualcomm đều cắt đứt mọi thỏa thuận chia sẻ sản phẩm với "ông lớn" công nghệ Trung Quốc.
Theo Tin Tức TTXVN
Nhân viên Huawei lo lắng về tương lai Dù nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi bác bỏ quan ngại về đòn cấm vận mới của Mỹ, tuy nhiên nhiều nhân viên tập đoàn này vẫn rất lo lắng. Không phải nhân viên Huawei nào cũng tự tin như nhà sáng lập Nhậm Chính Phi Ông Nhậm vào tuần trước khẳng định Huawei có tích trữ vi mạch và hoàn toàn...