Nhiều nhà băng mắc kẹt tại Xi măng Phú Thọ
Thua lỗ nhiều năm liên tiếp nhưng Công ty CP Xi măng Phú Thọ vẫn chưa tìm ra lối thoát. 9 tháng năm 2020, tình hình vẫn không khả quan hơn khi doanh nghiệp này tiếp tục thua lỗ. Nhiều nhà băng tài trợ vốn cho Xi măng Phú Thọ đang kẹt tiền tại đây và chưa thể thu hồi các khoản lãi vay.
Công ty CP Xi măng Phú Thọ thua lỗ liên tục từ năm 2010, lỗ lũy kế tại thời điểm cuối quý III/2020 lên tới 301,6 tỷ đồng. Ảnh: An Phú
Trong quý III/2020, sản lượng tiêu thụ của Xi măng Phú Thọ đạt 66.454,08 tấn xi măng các loại, tăng 10,53% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả, Công ty ghi nhận 59 tỷ đồng doanh thu bán hàng trong quý III/2020, tăng trưởng 10,65% so với quý III/2019. Lợi nhuận gộp của Công ty đạt 2,1 tỷ đồng, gấp 17 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Dù biên lợi nhuận gộp đã được cải thiện nhưng Xi măng Phú Thọ vẫn báo lỗ gần 9 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, Xi măng Phú Thọ lỗ hơn 30 tỷ đồng. Thua lỗ liên tục kể từ năm 2010 khiến lỗ lũy kế tại thời điểm cuối quý III/2020 của Công ty lên tới 301,6 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần số vốn điều lệ 125 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn của Công ty đến hơn 400 tỷ đồng. Điều đó khiến Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt – đơn vị thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính bán niên 2020 của Xi măng Phú Thọ – đưa ra nghi ngại về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.
Nhằm cải thiện kết quả kinh doanh, Xi măng Phú Thọ cho biết, Công ty đang có kế hoạch đầu tư nâng cấp và mở rộng sản xuất bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ và Thương mại Quỳnh Anh để cải tạo, nâng cao công suất lò nung và lắp đặt trạm nghiền xi măng. Bên cạnh đó, Công ty dự kiến thỏa thuận với các nhà cung cấp lớn, các đại lý và khách hàng truyền thống để kéo giãn lịch trả nợ, nhận ứng trước tiền hàng để bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Báo cáo tài chính quý III/2020, tính đến thời điểm 30/9/2020, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Xi măng Phú Thọ là 174,2 tỷ đồng, tăng 6,54% so với đầu năm. Đối với các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn, số tiền Công ty đang vay là 93,9 tỷ đồng. Ba nhà băng tài trợ vốn cho Xi măng Phú Thọ gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) – Chi nhánh Phú Thọ cho vay 98,2 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) – Chi nhánh Phú Thọ cho vay 77,9 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) – Chi nhánh Vĩnh Phúc cho vay 59,4 tỷ đồng. Các khoản vay được thế chấp bằng tài sản hình thành từ Dự án Đầu tư dây chuyền clinker 1.200 tấn/ngày của Xi măng Phú Thọ. Nhiều khoản trong số đó đã quá hạn thanh toán nhưng chưa được gia hạn nợ.
Video đang HOT
Cụ thể, Báo cáo tài chính quý III/2020 của Xi măng Phú Thọ ghi nhận số tiền vay quá hạn chưa thanh toán cho BIDV và VDB lần lượt là 16,7 tỷ đồng và 12,2 tỷ đồng. Còn số lãi vay quá hạn chưa thanh toán cho 2 ngân hàng này lần lượt là 25,9 tỷ đồng và 79,2 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý III/2020, số dư tiền và các khoản tương đương tiền của Xi măng Phú Thọ chỉ còn 1 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn sau khi đã trích lập dự phòng khoảng 28,5 tỷ đồng. Trong hoàn cảnh khó tiếp cận nguồn vốn vay của các nhà băng, Xi măng Phú Thọ sẽ gặp nhiều thách thức khi huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Được biết, thời gian qua, Xi măng Phú Thọ đã phải vay mượn từ các cá nhân theo hình thức tín chấp để có nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dính năm 'đại hạn', đại gia ngành bia lỗ nặng chưa từng có
3 tháng đầu năm 2020, doanh thu của Tổng công ty Bia rư ợu nước giải khát Hà Nội (Habeco) giảm 50%, còn doanh thu của Tổng CTCP Bia - Rư ợu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng giảm 47% so với cùng kỳ.
Habeco báo lỗ gần 100 tỷ
Tổng công ty Bia rư ợu nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã chứng khoán: BHN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với khoản lỗ kỷ lục gần 100 tỷ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Habeco ("ông lớn" sở hữu các thương hiệu bia Hà Nội và Trúc Bạch) chỉ đạt 770 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu sụt giảm kéo theo lợi nhuận gộp giảm hơn 55%, về mức 148 tỷ đồng.
Trong khi nguồn thu giảm mạnh thì chi phí vận hành biến động không đáng kể. Cụ thể, chi phí bán hàng là gần 185 tỷ đồng, giảm 3%; chi phí quản lý doanh nghiệp gần 81 tỷ đồng, tăng 4%.
Kết quả là Habeco báo lỗ trước thuế tới 96 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 lãi gần 98 tỷ đồng. Lỗ sau thuế của Habeco trong 3 tháng đầu năm 2020 là hơn 98 tỷ đồng, trong khi quí I/2019 lãi 64 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Habeco công bố mức lỗ trước thuế trăm tỷ đồng.
Ảnh hưởng từ việc thua lỗ cộng với việc tăng hàng tồn kho khiến dòng tiền kinh doanh trong kỳ của Habeco âm hơn 1.000 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ 2019, chỉ tiêu này của Habeco chỉ âm 430 tỷ). Theo đó, lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ của Habeco giảm từ mức 1.300 tỷ hồi đầu năm xuống chỉ còn gần 430 tỷ vào cuối tháng 3.
Đến cuối tháng 3, tổng tài sản hợp nhất của "ông lớn" ngành bia miền Bắc này giảm 12%, về gần 6.830 tỷ đồng. Nợ phải trả của doanh nghiệp là 1.700 tỷ đồng, giảm gần 850 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong khi đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp này tăng 17,5%, lên 751 tỷ đồng, chủ yếu do tăng thành phẩm, hàng hóa.
Trong văn bản giải trình, ban lãnh đạo Habeco cho rằng do ảnh hưởng của Covid-19 và Nghị định 100 cấm lái xe sau khi dùng bia r ượu khiến sản lượng tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2019.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của Habeco hiện đang ở vùng giá thấp lịch sử, ở mức 56.000 đồng, thấp hơn khá nhiều so với vùng giá gần 80.000 đồng hồi đầu năm.
Doanh thu của Sabeco giảm 47%
Tổng CTCP Bia - R ượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020, ghi nhận doanh thu giảm sút.
Theo đó, 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của Sabeco chỉ đạt gần 4.910 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ. Đây là mức doanh thu theo quý thấp nhất của Sabeco từ năm 2016 đến nay.
Lợi nhuận gộp của Sabeco trong quý I/2020 khoảng 1.350 tỷ đồng, giảm 38%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 23,5% lên 27,6%.
Doanh thu tài chính trong quý I/2020 của Sabeco là gần 270 tỷ đồng, tăng 56%. Trong khi đó, hoạt động liên doanh, liên kết giảm 46% lợi nhuận xuống 41 tỷ đồng, giảm 46%.
Do nguồn thu giảm mạnh nên Sabeco chủ động cắt giảm nhiều chi phí, như chi phí bán hàng giảm 19% xuống 560 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 15% xuống 141 tỷ đồng. Chi phí tài chính chỉ 20 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của Sabeco trong quý I/2020 đạt 945 tỷ đồng, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ sabeco đạt 700 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo giải thích của ban lãnh đạo Sabeco, sở dĩ doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019 là do tác động kép của đại dịch Covid-19 và Nghị định 100, khiến sản lượng tiêu thụ giảm.
Trên thực tế, Sabeco cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng bia nước ngoài như Heineken, Budweiser, Sappro,...
Do ảnh hưởng từ tình hình kinh doanh, giá trị cổ phiếu SAB cũng đang giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/4, cổ phiếu SAB giảm 4,1%, về mức 163.000 đồng/cổ phiếu.
Trước thoái vốn, Xây dựng số 1 (CC1) báo lỗ 97,9 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP (Mã chứng khoán: CC1 - sàn UPCOM) báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, trong quý III/2020 doanh nghiệp báo cáo doanh thu đạt 1.867,4 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ, lỗ 5,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lời 89,3 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh...